Vị trắ, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25 - 29)

1.1.4.1. Vị trắ, ý nghĩa của Luyện từ và câu ở Tiểu học

Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn có vị trắ đặc biệt quan

trọng ở trường tiểu học. Ngoài việc xây dựng thành phân môn độc lập, các kiến thức, kĩ năng về từ và câu còn được tắch hợp trong các phân môn còn lại của Tiếng Việt và các môn học khác ở trường Tiểu học.

Vị trắ quan trọng của phân môn nào được quy định bởi tầm quan trọng của từ và câu trong hệ thống ngôn ngữ.

Từ là một đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ. Muốn nắm được ngôn ngữ nào đó đầu tiên phải nắm được vốn từ. Nếu như không làm chủ được vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng ngôn ngữ đó như một công cụ để học tập và giao tiếp. Vì vậy, dạy luyện từ cho học sinh tiểu học là phải làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh, phải chú trọng số lượng từ, tắnh đa dạng và tắnh năng động của từ.

Tuy nhiên, từ không phải là đơn vị trực tiếp sử dụng trong giao tiếp. Muốn giao tiếp, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với nhau con người phải

sử dụng một đơn vị ngôn ngữ tối thiểu và cơ bản là câu. Vì vậy, dạy từ ngữ cho học sinh phải gắn liền với dạy câu, dạy các quy tắc kết hợp từ thành câu, quy tắc sử dụng câu nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao.

1.1.4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Luyện từ và câu ở Tiểu học a, Mục tiêu

Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ chắnh xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kĩ năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp với tình huống giao tiếp. Mục tiêu của phân môn được thực hiện đầy đủ trong tên gọi Luyện từ và câu.

b, Nhiệm vụ * Về mặt luyện từ

Phân môn này có nhiệm vụ tổ chức cho học sinh thực hành làm giàu vốn từ, cụ thể là:

- Dạy nghĩa từ (chắnh xác hóa vốn từ): Làm cho học sinh nắm nghĩa từ bao gồm việc thêm vào vốn từ của học sinh những từ mới và những nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em nắm đuợc tắnh nhiều nghĩ và sự chuyển nghĩa của từ. Dạy từ ngữ phải hình thành những khả năng phát hiện ra những từ mới chưa biết trong văn bản cần tiếp nhận, nắm một số thao tác giải nghĩa từ, phát hiện ra những nghĩa mới của từ đã biết, làm rõ những sắc thái nghĩa khác nhau của từ trong những ngữ cảnh khác nhau.

-Hệ thống hóa vốn từ (trật tự hoá vốn từ): Dạy học sinh biết cách sắp xếp các từ một cách có hệ thống trong trắ nhớ của mình để tắch lũy từ được nhanh chóng và tạo ra tắnh thường trực của từ, tạo điều kiện cho các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi. Công việc này hình thành ở học sinh kĩ năng đối chiếu từ trong hệ thống hàng dọc của chúng, đặt từ trong hệ thống liên tưởng cùng chủ đề, đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, cùng cấu tạoẦ tức là kĩ năng liên tưởng để huy động vốn từ.

-Tắch cực hóa vốn từ (luyện tập sử dụng từ): Dạy cho học sinh sử dụng từ, phát triển kĩ năng sử dụng từ trong lời nói và lời viết của học sinh, đưa từ

vào trong vốn từ tắch cực được học sinh dùng thường xuyên. Tắch cực hóa vốn từ tức là dạy học sinh biết dùng từ ngữ trong hoạt động nói năng của mình.

-Văn hóa vốn từ: Giúp học sinh loại bỏ khỏi vốn từ những từ ngữ không văn hóa nghĩa là những từ ngữ thông tục hoặc sử dụng sai phong cách.

Mặt khác còn phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm lý thuyết sơ giản về từ vựng học như về cấu tạo từ, các lớp từ có quan hệ về nghĩaẦ để học sinh có cơ sở nắm nghĩa từ một cách chắc chắn và biết hệ thống hóa vốn từ một cách có ý thức.

* Về mặt luyện câu

Phân môn này phải tổ chức cho học sinh thực hành để rèn luyện kĩ năng cơ bản về ngữ pháp như kĩ năng đặt câu đúng ngữ pháp, kĩ năng sử dụng các dấu câu, kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đắch nói, tình huống lời nói để đạt hiệu quả giao tiếp cao, kĩ năng liên kết câu để tạo thành đoạn văn, văn bản.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ thực hành, phân môn Luyện từ và câu phải cung cấp cho học sinh một số khái niệm, một số quy tắc ngữ pháp cơ bản, sơ giản và tối cần thiết: bản chất của từ loại, thành phần câu, dấu câu, các kiểu câu, quy tắc sử dụng câu trong giao tiếp và các phép liên kết câu.

Bên cạnh đó, qua phân môn này còn giúp học sinh tiếp thu một số quy tắc chắnh tả như quy tắc viết hoa, quy tắc sử dụng dấu câu.

Ngoài các nhiệm vụ kể trên, phân môn Luyện từ và câu phải chú trọng việc rèn luyện tư duy, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.

1.1.4.3. Chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5

Phân môn Luyện từ và câu lớp 5 (62 tiết: 32 tiết học kì I, 30 tiết học kì II): 1. Mở rộng vốn từ (18 tiết)

Phần này mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh phù hợp với các chủ điểm, cụ thể là:

- Học kì I (9 tiết) gồm các bài: Tổ quốc, Nhân dân (chủ điểm Việt Nam Ờ Tổ quốc em Ờ tuần 2 và 3); Hòa bình, Hữu nghị - hợp tác (chủ điểm Ờ

Cánh chim hòa bình Ờ tuần 5 và 6), Thiên nhiên (chủ điểm Con người với thiên nhiênỜ tuần 8 và 9); Bảo vệ môi trường (chủ điểm Giữ lấy màu xanh Ờ tuần 12 và 13); Hạnh phúc (chủ điểm Vì hạnh phú con người Ờ tuần 15).

- Học kì II (9 tiết) gồm các bài: Công dân (chủ điểm Người công dân Ờ tuần 20); Trật tự - An ninh (chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình Ờ tuần 23 và 24); thống (chủ điểm Nhớ nguồn Ờ tuần 26 và 27); Nam và nữ (chủ điểm Nam và nữ - tuần 30 và 31); Trẻ em, Quyền và bổn phận (chủ điểm Những chủ nhân tương lai Ờ tuần 33 và 34).

2. Nghĩa của từ (11 tiết)

Phần này cung cấp một số kiến thứ sơ giản về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và hình thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là: Từ đồng nghĩa, Luyện tập về từ đồng nghĩa (tuần 1: 2 tiết, tuần 2: 1 tiết, tuần 3: 1 tiết), Từ trái nghĩa, Luyện tập về từ trái nghĩa (tuần 4: 2 tiết); Từ đồng âm, Dùng từ đồng âm để chơi chữ (tuần 5: 1 tiết, tuần 6: 1 tiết), Từ nhiều nghĩa, Luyện tập về từ nhiều nghĩa (tuần 7: 2 tiết, tuần 8: 1 tiết).

3. Từ loại (5 tiết)

Phần này cung cấp các kiến thứ sơ giản về hai từ loại có tắnh chất từ công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai từ loại này. Cụ thể là: Đại từ và Đại từ xưng hô (tuần 19: 1 tiết, tuần 11: 1 tiết); Quan hệ từ, Luyện tập về quan hệ từ (tuần 11: 1 tiết, tuần 12: 1 tiết, tuần 13: 1 tiết).

4. Câu ghép (8 tiết)

Phần này cung cấp các kiến thứ sơ giản về câu ghép: khái niệm Câu ghép (tuần 19: 1 tiết); Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tuần 20: 1 tiết, tuần 21: 1 tiết, tuần 22: 2 tiết, tuần 23: 1 tiết); Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng (tuần 24: 1 tiết).

5. Ngữ pháp văn bản (4 tiết)

Phần này cung cấp các kiến thức sơ giản về ba phương tiện liên kết câu cơ bản: Liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ (tuần 25: 1 tiết); Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ (tuần 25: 1 tiết); Luyện tập thay

thế từ ngữ để liên kết câu (tuần 26: 1 tiết); Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối (tuần 27: 1 tiết).

6. Ôn tập (14 tiết)

Là lớp cuối bậc Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu lớp 5 có phần ôn tập hệ thống hóa tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh được học ở cấp Tiểu học. Cụ thể là:

+ Ôn tập về từ loại: 1 tiết (tuần 14)

+ Ôn tập về từ và cấu tạo từ: 2 tiết (tuần 16)

+ Tổng kết vốn từ: 2 tiết (tuần 15: 1 tiết, tuần 16: 1 tiết) + Ôn tập về câu: 1 tiết (tuần 17)

+ Ôn tập về dấu câu: 8 tiết (tuần 29: 2 tiết, tuần 30: 1 tiết, tuần 31: 1 tiết, tuần 32: 2 tiết, tuần 33: 1 tiết, tuần 34: 1 tiết).

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)