- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Tiếng
2.2.3. Bài tập về câu ghép
2.2.3.1. Bài tập về nối các vế câu ghép
* Bài tập 1:
Xác định cách nối các vế trong những câu ghép sau:
a) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.
b) Ai làm, người ấy chịu.
c) Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn. d) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ các câu, tìm các vế câu ghép, sau đó xác định các vế câu ghép được nối bằng cách nào. Đáp án:
a) Nối 2 vế câu bằng cặp quan hệ từ: Chẳng những Ờ mà. b) Nối 2 vế câu bởi dấu phẩy.
c) Nối bằng quan hệ từ: nên, và dấu phẩy.
d) Nối bằng dấu phẩy ở hai vế câu đầu, nối bằng quan hệ từ: và ở vế câu sau.
* Bài tập 2:
Các vế câu trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
a) Mùa thu, gió thổi mây về phắa cửa sông, mặt nước phắa dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.
b) Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài. c) Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo.
d) Mưa rào rào trên sân gạch; mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ các câu, tìm các vế câu ghép, sau đó xác định các vế câu ghép được nối bằng cách nào (dùng từ có tác dụng nối hay dùng dấu câu để nối trực tiếp). Đáp án:
a) bởi dấu phẩy
b) bởi quan hệ từ: nhưng c) quan hệ từ: và
d) dấu Ộchấm phẩyỢ
* Bài tập 3:
Dùng từ ngữ thắch hợp để nối các vế sau thành câu ghép.
a) trời mưa rất to / đường đến trường bị ngập lụt. b) anh ấy không đến / anh ấy có gửi quà chúc mừng.
c) các em không thuộc bài / các em không làm được bài tập.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên gợi ý học sinh có thể dùng các dấu câu hoặc các từ có tác dụng nối câu. Khi nối bằng cách sử dụng các quan hệ từ cần dựa vào mối quan hệ giữa hai vế câu mà chọn quan hệ từ phù hợp. Đáp án:
a) Vì trời mưa rất to nên đường đến trường bị ngập lụt.
b) Dù anh ấy không đến nhưng anh ấy có gửi quà chúc mừng. c) Vì các em không thuộc bài nên các em không làm được bài tập.
* Bài tập 4:
Tìm từ có tác dụng nối hoặc dấu câu thắch hợp để điền vào chỗ trống.
a) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm Ầ hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kắn đáo và lặng lẽ.
b) Là một con chuột tham lam Ầ nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.
c) Đến sáng, chuột tìm đường về ổ Ầ nó không sao lách qua khe hở được. d) Mùa nắng, đất nẻ chân chim Ầ nền nhà cũng rạn nứt.
- Hướng dẫn thực hiện: Giáo viên gợi ý học sinh đọc kĩ các câu, xác định mối quan hệ giữa 2 vế câu để chọn các nối cho phů hợp. Đáp án:
a) dấu phẩy
b) nên hoặc dấu phẩy c) nhưng
d) dấu phẩy
2.2.3.2. Bài tập về mối quan hệ trong câu ghép
* Bài tập 1:
Các câu ghép sau biểu thị quan hệ gì? (nguyên nhân Ờ kết quả; điều kiện Ờ kết quả, giả thiết Ờ kết quả; tương phản; tăng tiến?
a) Vì người dân buôn Chư Lênh rất yêu quý Ộ cái chữ Ợ nên họ đã đón tiếp cô Y Hoa trang trọng và thân tình đến thế.
b) Nếu Trần Thủ Độ chỉ nghĩ đến tình riêng, bỏ qua phép nước thì ông đã cho người kia giữ chức câu đương.
c) Mặc dù trời mưa to nhưng em vẫn đi học đúng giờ.
d) Nếu trẻ em không được học chữ thì cuộc sống của các em sau này sẽ rất khó thoát khỏi cảnh lạc hậu, tối tăm.
e) Ông Đỗ Đình Thiện không những là chủ của một số nhà máy, tiệm buôn nổi tiếng mà ông còn là chủ của nhiều đồn điền rộng lớn.
- Hướng dẫn thực hiện:
Trước tiên giáo viên gợi ý cho học sinh tìm các cặp quan hệ từ có trong các câu ghép, từ đó xác định các câu ghép trên biểu thị quan hệ gì. Đáp án:
a) Từ cặp quan hệ từ vì Ờ nên có trong câu, ta xác định câu biểu thị quan hệ điều kiện Ờ kết quả.
b) Từ cặp quan hệ từ nếu Ờ thì có trong câu, ta xác định câu biểu thị quan hệ giả thiết Ờ kết quả.
c) Từ cặp quan hệ từ mặc dù Ờ nhưng có trong câu, ta xác định câu biểu thị quan hệ tương phản.
d) Từ cặp quan hệ từ nếu Ờ thì có trong câu, ta xác định câu biểu thị quan hệ giả thiết Ờ kết quả.
e) Từ cặp quan hệ từ không những Ờ mà còn thì có trong câu, ta xác định câu biểu thị quan hệ tăng tiến.
* Bài tập 2:
Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? Gạch chân các từ đó.
a) Họa mi chưa nói dứt lời, vầng thái dương đã hiện lên chói rực. b) Trời càng rét thông càng xanh.
c) Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên gợi ý học sinh đọc kĩ các câu, xác định các vế câu rồi xác định các vế câu nối với nhau bằng cặp từ hô ứng. Đáp án:
a) Họa mi chưa nói dứt lời, vầng thái dương đã hiện lên chói rực. b) Trời càng rét thông càng xanh.
c)Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu.
* Bài tập 3:
Thêm từ hô ứng vào chỗ trống để biểu thị mối quan hệ giữa hai vế câu câu ghép.
a) Thầy giáo Ầ cho phép, bạn ấy Ầ ra về. b) Anh đi Ầ em đi Ầ
c) Chúng em ... nhìn bảng, chúng em Ầ chép bài. d) Mọi người Ầ cười, nó Ầ xấu hổ.
e) Con gà nhà tôi Ầ dứt tiếng gáy thì khắp nơi trong làng Ầ rộn lên những tiếng gà gáy.
g) Con gà mẹ đi đến Ầ thì đàn gà con mới nở lại chiêm chiếp đi theo đến Ầ.
h) Gió Ầ to con thuyền Ầ lướt nhanh trên mặt biển.
i) Đám mây bay đến Ầ, cả một vùng rộng lớn rợp mát đến Ầ k) Trời Ầ tối hẳn, vầng trăng tròn vành vạnh Ầ hiện ra. l) Thuyền Ầ cập bến, bọn trẻ Ầ xúm lại.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại các cặp từ hô ứng đã học như:
+ VừaẦ. đãẦ.; chưaẦ. đãẦ.; mớiẦ. đãẦ.; vừaẦ. đã...; càngẦ.càngẦ..
+ ĐâuẦ đấy...; nàoẦ. ấy...; saoẦ.vậy...; bao nhiêu...bấy nhiêu.
Sau đó đọc kĩ và điền cặp từ hô ứng sao cho phù hợp với câu. Đáp án:
a) Thầy giáo chưa cho phép, bạn ấy đã ra về. b) Anh đi đâu em đi đấy
c) Chúng em vừa nhìn bảng, chúng em vừa chép bài. d) Mọi người càng (vừa) cười, nó càng (đã) xấu hổ.
e) Con gà nhà tôi chưa dứt tiếng gáy thì khắp nơi trong làng đã rộn lên những tiếng gà gáy.
g) Con gà mẹ đi đến đâu thì đàn gà con mới nở lại chiêm chiếp đi theo đến đó.
h) Gió càng to con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển. i) Đám mây bay đến đâu, cả một vùng rộng lớn rợp mát đến đó k) Trời chưa tối hẳn, vầng trăng tròn vành vạnh đã hiện ra. l) Thuyền vừa cập bến, bọn trẻ đã xúm lại.