Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 86 - 92)

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Tiếng

3.6.2. Kết quả thực nghiệm

3.6.2.1. Các mặt đánh giá

- Đánh giá về mặt định lượng: Đánh giá bài làm của học sinh theo thông tư 22 xếp loại hoàn thành bài tập phân theo 3 mức độ: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

- Đánh giá định tắnh. Việc đánh giá định tắnh được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thực nghiệm.

3.6.2.2. Phân tắch định tắnh

Phân tắch định tắnh kết quả thực nghiệm

- Về phắa học sinh:

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học Luyện từ và câu của học sinh đặc biệt là các kĩ năng nói, đọc, viết. Chúng tôi thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tắch cực hơn so với trước khi thử nghiệm và so với lớp đối chứng cụ thể như sau:

+ Học sinh hứng thú tham gia học tập, tự tin, sáng tạo, tham gia làm các bài tập được giao.

+ Học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân trong giờ học một cách tắch cực, chủ động.

+ Tất cả các học sinh đều học tập sôi nổi. Ngoài ra, nhóm học sinh thực nghiệm có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống kiến thức của đầu bài, giải quyết vấn đề một cách hợp lý, sáng tạo. Như vậy, việc xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận năng lực học sinh chắnh là cơ sở quan trọng trong việc định hướng phát triển các năng lực của học sinh thông qua phân môn Luyện từ và câu nói riêng và các môn học khác nói chung.

- Về phắa giáo viên: chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực

nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc áp dụng hệ thống bài tập trong dạy học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 là hoàn toàn hợp lý.

3.6.2.3. Phân tắch định lượng

a. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Bảng 3.1. Bảng thống kê kết quả kiểm tra trước thực nghiệm lớp 5

Lớp

Số bài kiểm

tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5A 39 9 24% 22 56% 8 20% 5B 38 10 26,3% 21 55,3% 7 18,4%

Nhìn vào bảng thống kê kết quả so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào khi chưa sử dụng các bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Văn Bán Ờ huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của hai lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, sự chênh

lệch không đáng kể. Kết quả tương đối đồng đều. Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra đầu vào của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trước thực nghiệm lớp 5

b. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, đối với nhóm lớp thực nghiệm được giáo viên tiến hành áp dụng hệ thống bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực, còn nhóm lớp đối chứng vẫn tiến hành giảng dạy theo phương thức cũ, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lớp 5

Lớp

Số bài kiểm

tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5A 39 14 35,9% 23 54% 2 5,1% 5B 38 10 26,3% 22 58% 6 15,7%

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lớp 5

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm ta thấy ở lớp thực nghiệm, sau khi giáo viên tiến hành áp dụng hệ thống bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực vào giảng dạy trong 4 tuần, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước thực nghiệm, tăng từ 24% lên 35,9% (tăng 11,9%) và mức điểm chưa hoàn thành giảm xuống từ 20% xuống 5,1% (giảm 14,9%). Như vậy, sau khi tiến hành thực nghiệm mức điểm đã có sự chênh lệch khá lớn so với trước thực nghiệm.

Còn nhóm lớp đối chứng không áp dụng hệ thống bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực thì sau một thời gian mức điểm hoàn thành tốt chỉ giữ nguyên 26,3% và mức điểm chưa hoàn thành giảm xuống 15,7% (từ 18,4% xuống 15,7%). Như vậy là không có sự chênh lệch nhiều so với trước và sau khi thực nghiệm.

Nhận xét: Qua biểu đồ so sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, chất lượng học tập của học sinh ở phân môn Luyện từ và câu lớp 5 tăng lên. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao. Nếu giáo viên áp dụng các bài tập Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực thường xuyên hơn nữa thì chắc chắc kết quả nhận được sẽ còn tăng

lên nhiều hơn nữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tắnh khả thi của việc sử dụng các bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực mang lại những hiệu quả như sau:

- Phát triển các năng lực cho học sinh, năng lực cơ bản của môn tiếng Việt như nói, đọc, viết. Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.

- Phát triển tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, tưởng tượng cho học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đắch, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 5A, 5B của trường Tiểu học Văn Bán trong học kì 2 (năm học 2018 - 2019). Quá trình thực nghiệm cho thấy:

- Về mặt định tắnh: Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia làm các bài tập được giao, học sinh trao đổi, trình bày ý kiến của cá nhân trong giờ học một cách tắch cực, chủ động.

- Về mặt định lượng: Qua so sánh, học sinh ở lớp thực nghiệm học phân môn Luyện từ và câu tốt hơn. Tỉ lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao.

Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi có thể khẳng định:

+ Các bài tập được thiết kế trong đề tài đã góp phần phát triển năng lực của học sinh, phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh.

+ Hệ thống bài tập Luyện từ và câu thiết kế theo định hướng phát triển năng lực trong đề tài có thể thực hiện được trong quá trình dạy học Luyện từ và câu lớp 5. Áp dụng các bài tập đó sẽ giúp phát triển năng lực học sinh và tăng kết quả học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)