- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Tiếng
2.3.1. Bài tập phát triển năng lực nó iỜ nghe dành cho cá nhân
* Bài tập 1:
Đặt câu với mỗi nội dung dưới đây và dùng dấu câu cho thắch hợp:
a) Hỏi bạn về ước mơ làm công việc khi lớn lên. b) Khuyên em trai cần rửa tay trước khi ăn. c) Nhờ người lớn lấy giúp đồ ở trên cao.
d) Bộc lộ sự ngạc nhiên khi được xem ảo thuật.
- Hướng dẫn thực hiện :
Giáo viên cho học sinh trả lời nhanh câu hỏi: Có bao nhiêu dấu câu? Và dấu hiệu của mỗi dấu câu đó? Từ đó hoàn thiện bài.
Vắ dụ: Ở câu a, đặt câu hỏi sẽ phải dùng dấu hỏi ở cuối câu: Sau này lớn
lên cậu muốn làm gì? Các câu sau tương tự, giáo viên cho học sinh đặt câu :
Câu b, lời khuyên ta sử dụng dấu chấm hoặc dấu chấm than ở cuối câu. Câu c, câu đề nghị, nhờ giúp đỡ ta sử dụng dấu chấm than ở cuối câu. Câu d, ta sử dụng dấu chấm than để tăng độ biểu cảm.
* Bài tập 2:
Đặt câu với mỗi nội dung dưới đây có sử dụng cặp quan hệ từ (có thể thêm các từ vào câu cho phù hợp):
a) Trời mưa to; Em đi học đúng giờ. b) Bạn Huy ốm; Bạn ấy nghỉ học. c) Em cố gắng học; Điểm toán em cao.
d) Bạn An học tốt Tiếng Việt; Bạn ấy làm toán cũng giỏi.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, sao cho thắch hợp. Như ở câu a, các em có thể dùng cặp quan hệ từ tương phản, có thể thêm từ vẫn vào vế sau để tăng sắc thái nghĩa: ỘDù trời mưa to, nhưng
em vẫn đi học đúng giờỢ. Các câu sau tương tự.
* Bài tập 3:
Em hãy nói lên suy nghĩ của mình về câu châm ngôn: ỘNỗi sợ hãi là điểu luôn thường trực nhưng đừng để nó đánh bại bạn, bởi bạn sẽ không biết rằng vượt qua nó bạn sẽ được những điều gìỢ. Trong bài nói của mình em
hãy sử sử dụng ắt nhất 2 câu ghép. - Hướng dẫn thực hiện:
Trước hết giáo viên gợi ý cho học sinh hiểu được ý nghĩa của câu châm ngôn. Sau đó cho học sinh xác định nói theo trình tự nội dung như thế nào và liên hệ với bản thân ra sao. Giáo viên cần lưu ý học sinh sử dụng câu ghép và khắch lệ học sinh tự tin, nói to, rõ ràng.
* Bài tập 4:
Em hãy nói về một trò chơi dân gian mà em biết, trong có sử dụng câu kể và câu cảm thán? Điều mà em thấy thú vị và ấn tượng về trò chơi đó?
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại các trò chơi dân gian và kiến thức về câu kể, câu cảm thán. Và cho các em xác định tên trò chơi, thời gian các em chơi trò đó. Luật chơi ra sao và em đã có những trải nghiệm như thế nào,Ầ Giáo viên cần khắch lệ học sinh tự tin, nói to rõ ràng.
* Bài tập 5:
Em hãy nói về một lễ hội em từng tham gia trong đó có sử dụng các quan hệ từ.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cho học sinh kể tên các lễ hội mà các em từng tham gia. Sau đó gợi ý cho học sinh về nội dung bài nói cần có: Tên lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội, em đi cùng ai, các hoạt động trong lễ hội, cảm nhận của em về lễ hội đó,Ầ Đặc biệt học sinh phải sử dụng quan hệ từ trong lời nói của mình. Khuyến khắch học sinh sự tự tin, nói to, rõ ràng.