- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Tiếng
2.4.1. Bài tập phát triển năng lực viết
2.4.1.1. Bài tập viết câu văn
* Bài tập 1:
Tìm từ trái nghĩa với các từ sau và đặt câu với mỗi từ đó:
yên tĩnh, đông đúc, thật thà, hiền lành, rộng rãi
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cho học sinh tìm các từ trái nghĩa với các từ trên. Sau đó đặt câu với các từ sao cho phù hợp. Đáp án:
- Từ trái nghĩa với từ yên tĩnh: ồn ào
Thành phố thật ồn ào.
- Từ trái nghĩa với từ đông đúc: thưa thớt
Dân cư vùng núi thường thưa thớt.
- Từ trái nghĩa với từ thật thà: gian xảo
Người gian xảo sẽ không có kết quả tốt.
- Từ trái nghĩa với từ hiền lành: hung dữ
Con hổ rất hung dữ.
- Từ trái nghĩa với từ rộng rãi: chật hẹp, chật chội
Đường đi ở đây chật hẹp quá!
* Bài tập 2:
Đặt câu với các nghĩa sau của từ chân:
a. Bộ phận cơ thể người hay động vật, tiếp xúc với mặt đất để đi lại.
c. Cầu thủ bóng đá.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên gợi ý cho học sinh các từ nhiều nghĩa của từ chân. Từ đó đặt câu phù hợp với yêu cầu của mỗi phần. Đáp án:
a. A Tráng có đôi chân rắn chắc nhất bản.
b. Bình dừng xe, gạt chân chống xe xuống.
c. Chân sút cừ khôi Công Phượng vừa ghi bàn.
* Bài tập 3:
Đặt câu với mỗi cặp từ quan hệ sau:
HễẦ.thì; bởiẦ..nên; tuyẦ..nhưng; dùẦ..nhưng.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên lưu ý cho học sinh mỗi cặp quan hệ từ trên biểu thị quan hệ gì, từ đó đặt câu với các vế phù hợp với mỗi cặp quan hệ từ. Đáp án:
Hễ cóc nghiến răng thì trời mưa.
Bởi em cố gắng nên em đạt học sinh giỏi kì này.
Tuy em hơi mệt nhưng em vẫn làm bài tập đầy đủ.
Dù hôm này nhiều bài tập, nhưng em vẫn làm hết. 2.4.1.2. Bài tập viết đoạn văn
* Bài tập 1:
Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ắt 1 câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu.
Giáo viên lưu ý học sinh cần xác định sử dụng câu ghép và quan hệ từ, cặp quan hệ từ như thế nào. Vắ dụ câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả để nối 2 vế câu: ỘVì bà có tiếng nói nhẹ nhàng, êm dịu
nên em rất thắch nghe giọng bàỢ. Hay câu ghép với cặp quan hệ từ biểu thị
quan hệ tương phản: ỘTuy bà em năm nay đã 70 tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh
nhẹn và hoạt bátỢ. Các em cần xác định được các quan hệ từ, hình dung được
vị trắ câu ghép chứa quan hệ từ trong đoạn văn. Sau đó viết đoạn văn đáp ứng được yêu cầu của đề bài.
- Đoạn văn tham khảo:
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Tuy bà em năm nay đã 70 tuổi nhưng bà vẫn rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Dáng người bà nhỏ nhắn, tóc bà đã dần bạc hết. Vì bà có tiếng nói nhẹ nhàng, êm dịu nên em rất thắch nghe giọng bà. Bằng những lời hát êm ái, bà đã ru em ngủ say giấc. Em rất yêu bà, em mong sao bà sẽ luôn luôn mạnh khỏe.
* Bài tập 2:
Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng con vật mà em thắch, trong đoạn văn có ắt 1 câu ghép sử dụng một cặp từ hô ứng để nối các vế câu.
- Hướng dẫn thực hiện :
Giáo viên lưu ý học sinh cần xác định sử dụng cặp từ hô ứng để nối các vế câu ghép. Vắ dụ như: ỘKhi em vừa đi học về, Mi Nô đã chạy ra quẫy đuôi
tỏ vẻ mừng rỡỢ. Sau đó sắp xếp câu văn vào đoạn văn sao cho hợp lắ để hoàn
thiện đoạn văn.
- Đoạn văn tham khảo :
Chú chó Mi Nô của em rất đẹp. Bộ lông xù của chú trắng như tuyết và thật mềm mại. Cái mõm chú thì ngắn ngủn cùng với cái chóp mũi đen mun ươn ướt trông thật ngộ nghĩnh. Hai con mắt thì đen láy to tròn như hạt nhãn. Khi em vừa đi học về, Mi Nô đã chạy ra quẫy đuôi tỏ vẻ mừng rỡ. Còn cái đuôi của chú thì cong vồng lên như đuôi sóc. Mi Nô đẹp như thế, không thương làm sao được.
Viết đoạn văn (từ 5 Ờ 7 câu) kể về con đường đến trường của em, trong đoạn văn có sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cần lưu ý học sinh sử dụng cách lặp từ ngữ sao cho phù hợp và xác định rõ mục đắch của việc lặp từ là để liên kết. Sau đó cho học sinh hoàn thiện đoạn văn. Vắ dụ: ỘCon đường đến trường hàng ngày là nơi đã nơi đã nâng từng bước chân đầu đời của em. Con đường đến trường là người bạn gần gũi, và là cả tuổi thơ của emỢ. Trong câu văn trên, từ được lặp ỘCon
đường đến trườngỢ. Tương tự, học sinh tự viết đoạn văn của mình.
2.4.1.3. Bài tập viết bài văn
* Bài tập 1:
Em hãy viết một bài văn tả cảnh bình minh trong đó có sử dụng ắt nhất 2 cặp từ trái nghĩa và 2 từ nhiều nghĩa.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh kiến thức về cặp từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa. Cặp từ trái nghĩa dùng để nhấn mạnh nội dung tác giả muốn diễn đạt với người đọc. Còn từ nhiều nghĩa, học sinh phải chỉ ra được đó là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Học sinh cần hình dung được các câu văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa. Sau đó sắp xếp hợp lắ với bài văn.
Vắ dụ: ỘSáng sớm, khi mọi người còn ngủ thì em đã thức dậy để ngắm
cảnh bình minh.Ợ Ở câu văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa là: Ộngủ - thứcỢ. Từ
ỘthứcỢ trong câu văn là từ nhiều nghĩa, chỉ trạng thái không hoạt động (ngủ) sang hành động (thức). Từ ỘthứcỢ có các nghĩa chuyển như Ộthức tỉnhỢ(nhận ra điều gì đó). Và câu văn trên có thể sử dụng ở phần mở bài hoặc phần đầu của thân bài. Tương tự với các yêu cầu còn lại, học sinh hoàn thiện bài văn.
- Bài văn tham khảo:
Em rất thắch ngắm cảnh bình minh. Đặc biệt là cảnh quê hương trên chắnh quê hương mình.
Sáng sớm, khi mọi người còn ngủ thì em đã thức dậy để ngắm cảnh bình minh. Lúc ấy khắ trời se lạnh, gió khẽ lay động. Cả thôn quê dường như
bồng bềnh trong mờ sương. Phắa đông, mặt trời dần tỏa sáng, xua dần bóng tối đi. Từng đám mây trắng với các hình thù kì lạ nhè nhẹ trôi.
Em bỗng thấy thôn làng bình yên đến lạ. Cảnh vật xung quanh đẹp tựa như một bức tranh vẽ vội. Em hắt thở sâu tận hưởng làn không khắ trong lành. Cảnh bình minh trên quê hương thật là đẹp! Sáng sớm ngắm cảnh bình minh em như được tiếp thêm nguồn sức sống cho ngày mới. Em tự nhủ mình sẽ chăm thức dậy sớm để ngắm cảnh bình minh nhiều hơn.
* Bài tập 2:
Em hãy viết một bài văn tả chiếc cặp sách của em trong đó có sử dụng ắt nhất 2 câu ghép. Sau đó em hãy chỉ ra các câu ghép đó và cho biết em đã nối hai vế câu ghép bằng cách nào.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh các kiến thức về câu ghép, cũng như có mấy cách nối các vế câu ghép. Đặc biệt mỗi vế câu ghép cần có đủ chủ ngữ, vị ngữ. Và các vế câu ghép có thể nối bằng quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng... Từ đó hoàn thiện bài văn theo yêu cầu. Vắ dụ trong câu ghép: ỘCác
cạnh của cặp được may viền bằng một loại da mềm màu nâu sẫm và các đường chỉ may rất đều và thẳng.Ợ Hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ
từ: ỘvàỢ.
Bài văn tham khảo:
Để chuẩn bị cho năm học mới bắt đầu, em đã được mẹ mua cho rất nhiều món đồ mới chẳng hạn như đồ dùng học tập, quần áo,Ầ Trong số những món đồ này, em thắch nhất đó là chiếc cặp sách.
Chiếc cặp có hình khối hộp chữ nhật. Chất liệu cặp là một loại vải bố rất dày và chắc. Các cạnh của cặp được may viền bằng một loại da mềm màu nâu sẫm và các đường chỉ may rất đều và thẳng. Nắp cặp màu xanh đậm, có hai khoá bằng sắt si bóng loáng. Mặt trước của cặp màu xanh nhạt hơn, nổi bật lên mặt cặp là hình hai chú gấu Misa rất ngộ nghĩnh. Mặt phắa sau có màu xanh thẫm hơn, sờ vào nghe ram ráp bởi những đường vân chìm trên mặt cặp. Hai quai đeo của cặp được lót xốp rất êm, mỗi đầu có một khoen sắt
tròn đắnh vào mặt sau của cặp. Các bộ phận bên ngoài của cặp đều rất hài hoà, đẹp mắt và có vẻ chắc chắn. Khi em ấn khoá cặp, một âm thanh quen thuộc Ộtách táchỢ vang lên nho nhỏ. Nắp cặp mở ra, bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn nhất em đựng sách vở, các ngăn nhỏ em đựng các đồ dùng học tập khác.
Có cặp tiện lợi biết bao! Sách vở được bảo quản, đồ dùng học tập không bị rơi mất. Nó đã giúp em chứa đựng bao nguồn tri thức mới. Ngày ngày đi học, cặp như người bạn đồng hành với em, cùng em san sẻ niềm vui, cùng em nâng niu tri thức. Em giữ gìn cặp rất cẩn thận để dùng được bền lâu.
Em rất quý chiếc cặp vì nó là món quà kỉ niệm mà mẹ mua tặng em nhân dịp tựu trường.
* Bài tập 3:
Bằng trắ tưởng tượng, em hãy viết bài văn tả hình ảnh một nhân vật trong truyện cổ tắch mà em đã được nghe (đọc) trong đó có sử dụng các quan hệ từ và cặp từ hô ứng.
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cần lưu ý học sinh chọn một nhân vật trong truyện cổ tắch mà mình biết. Nhắc học sinh kiến thức về quan hệ từ và cặp từ hô ứng, cách sử dụng quan hệ từ và cặp từ hô ứng sao cho phù hợp. Học sinh cần hình dung được các câu văn có sử dụng quan hệ từ và cặp từ hô ứng. Sau đó sắp xếp hợp lắ với bài văn. Vắ dụ câu văn trong bài văn viết về cô Tấm: ỘCô Tấm có một cô em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám. Nhưng cô Tấm chịu khó bao nhiêu
thì Cám lại lười nhác bấy nhiêu.Ợ Câu văn trên quan hệ từ được sử dụng là từ
Ộvà, nhưngỢ, cặp từ hô ứng được sử dụng là: ỘBao nhiêu - bấy nhiêuỢ. Hai câu văn trên sẽ nằm trong thân bài, để giới thiệu về Tấm và Cám. Từ đó học sinh hoàn thiện bài văn.
- Bài văn tham khảo:
Em rất thắch đọc truyện cổ tắch. Trong tất cả những câu chuyện cổ tắch em từng đọc, em ấn tượng nhất với nhân vật cô Tấm.
Trong trắ tưởng tượng của em cô Tấm có thân hình mảnh mai, khuôn mặt trái xoan và làn da trắng. Đôi cô đen láy, trong vắt như hòn bi ve. Cô có chiếc mũi dọc dừa với đôi môi đỏ chúm chắm. Mái tóc cô dài mượt và đen láy, được cô vấn lên gọn gàng cột lại bằng một chiếc khăn mỏ quạ truyền thống. Nhìn cô chẳng khác nào một tiên nữ với một vẻ đẹp trong sáng và thánh thiện.
Cô Tấm có một cô em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám. Nhưng cô Tấm chịu khó bao nhiêu thì Cám lại lười nhác bấy nhiêu. Khác với Cám cô Tấm không những xinh đẹp, dịu hiền mà còn chịu thương chịu khó.
Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của người con gái Việt Nam. Qua truyện cổ tắch Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói dân gian ỘỞ hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trìỢ.