Bài tập phát triển năng lực đọc

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 75 - 84)

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Tiếng

2.4.2. Bài tập phát triển năng lực đọc

2.4.2.1. Bài tập phát triển năng lực đọc thành tiếng

* Bài tập 1:

Em hãy đọc thành tiếng bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng (tuần 25 - Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 2) và trả lời các câu hỏi:

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chắnh giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ờ con gái Hùng Vương thứ 18 Ờ theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phắa xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

Câu 1: Chỉ ra câu ghép có trong đoạn văn: ỘĐền Thượng nằm chót vót Ầ

treo chắnh giữaỢ

Câu 2: Chỉ ra bộ phận chủ ngữ của câu: ỘTrong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chắnh giữa.Ợ

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ phong cảnh, sau đó đặt câu với từ tìm được.

Câu 4: Dấu gạch ngang trong câu: ỘBên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi

Mị Nương Ờ con gái Hùng Vương thứ 18 Ờ theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.Ợ có tác dụng gì?

Câu 5: Em hãy tìm các từ láy có trong đoạn văn: ỘLăng của các vua

Hùng Ầ đồng bằng xanh ngátỢ.

- Hướng dẫn thực hiện:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thành tiếng bài đọc và các câu hỏi, sau đó thực hiện yêu cầu đề bài. Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần thiết, gợi mở vấn đề cho học sinh. Đáp án:

Câu 1: Câu ghép trong đoạn đầu văn bản: ỘTrước đền, những khóm hải

đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.Ợ

Câu 2: Chủ ngữ của câu trên là: Ộdòng chữ vàng Nam quốc sơn hà

uy nghiêmỢ

Cảnh quan đền Hùng rất đẹp và cổ kắnh.

Câu 4: Dấu gạch ngang trong câu văn có tác dụng đánh dấu bộ phận chú giải về nhân vật Mị Nương.

Câu 5: Các từ láy có trong đoạn văn: Ộvòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa

xa, gặp gỡ, mải miếtỢ.

* Bài tập 2:

Em hãy đọc thành tiếng bài tập đọc ỘNghĩa thầy tròỢ (tuần 26 - Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 2) và trả lời các câu hỏi:

Nghĩa thầy trò

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi nói:

- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ắt tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kắnh vái và nói to:

- Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thắa về nghĩa thầy trò.

Câu 1. Dấu phẩy trong câu ỘTừ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước

sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.Ợ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2. Tìm các từ láy có trong đoạn văn: ỘTừ sáng sớm Ầ mang ơn

rất nặngỢ

Câu 3. Câu văn sau có mấy vị ngữ: ỘCụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối

làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng.Ợ ?

Câu 4. Câu văn: ỘThầy cảm ơn các anhỢ thuộc kiểu câu kể nào?

Câu 5. Câu chuyện nhắc nhở em nhớ tới truyền thống nào của dân tộc? - Hướng dẫn thực hiện:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thành tiếng bài đọc và các câu hỏi, sau đó thực hiện yêu cầu đề bài. Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần thiết, gợi mở vấn đề cho học sinh. Đáp án:

Câu 1. Dấu phẩy trong câu có ý nghĩa ngăn cách thành phần trạng ngữ với các thành phần chắnh trong câu.

Câu 2. Các từ láy có trong đoạn: Ộtề tựu, ngay ngắn, bảo banỢ.

Câu 3. Câu văn có 3 vị ngữ: Cụ giáo Chu (chủ ngữ) / dẫn học trò đi về

cuối làng (vị ngữ 1), / sang tận thôn Đoài (vị ngữ 2), / đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng (vị ngữ 3).

Câu 4. Câu văn: ỘThầy cảm ơn các anhỢ thuộc kiểu câu kể ai làm gì?. Câu 5. Truyền thống: ỘTôn sư trọng đạoỢ, Ộuống nước nhớ nguồnỢ.

2.4.2.2. Bài tập phát triển năng lực đọc thầm

* Bài tập 1:

Em hãy đọc thầm bài tập đọc ỘHội thổi cơm thi ở Đồng VânỢ (tuần 26 - Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 2) và trả lời các câu hỏi:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi

mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lênẦ Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phắa sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bắ mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Theo Minh Nhương

Câu 1: Xác định chủ ngữ của câu văn: ỘHội thổi cơm thi ở làng Đồng

Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.Ợ

Câu 2: Chỉ ra các danh từ trong câu: ỘKhi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn

thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn.Ợ

Câu 3: Hai câu văn: ỘNgười thì ngồi vót những thanh tre già thành

những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.Ợ được liên kết với nhau bằng cách

nào?

Câu 5: Em hãy sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân Ờ kết quả, để gộp hai câu sau: ỘCuộc thi nào cũng hồi hộp. Việc giật giải

đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.Ợ

- Hướng dẫn thực hiện:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi. Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần thiết, gợi mở vấn đề cho học sinh. Đáp án:

Câu 1: Chủ ngữ của câu là: ỘHội thổi cơm thi ở làng Đồng VânỢ

Câu 2: Các danh từ trong câu: Ộtiếng trống hiệu, thanh niên, đội, sóc,

cây chuối, mỡ, nén hương, ngọnỢ

Câu 3: Hai câu văn được liên kết với nhau bằng cách lặp từ ỘngườiỢ. Câu 4: Từ đồng nghĩa với từ người dự thi: Ộthắ sinhỢ ;

Các thắ sinh tới sớm để tham gia cuộc thi.

Câu 5: Sử dụng cặp quan hệ từ: vì Ờ nên.

Vì cuộc thi nào cũng hồi hộp nên việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

* Bài tập 2:

Em hãy đọc thầm bài tập đọc ỘTranh làng HồỢ (tuần 27 - Sách giáo

khoa Tiếng Việt tập 2) và trả lời các câu hỏi:

Tranh làng Hồ

Từ ngày còn ắt tuổi, tôi đã thắch những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thắa một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phát, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.

Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới sự trang trắ tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam.

Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.

Câu 1: Tìm chủ ngữ trong câu: ỘMỗi lần tết đến, đứng trước những cái

chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thắa một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.Ợ

Câu 2: Tìm các từ láy có trong đoạn văn: ỘTừ ngày còn ắt tuổi Ầ hóm

hỉnh, vui tươiỢ

Câu 3: Tìm các từ ghép có trong đoạn văn: ỘPhải yêu mến cuộc đời Ầ

gà mái mẹỢ.

Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ Ộyêu mếnỢ trong bài và đặt câu với từ tìm được.

Câu 5: Em hãy điền một cặp quan hệ từ thắch hợp vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau: ỘTôi yêu tranh làng Hồ, Ầ vì nội dung thân thuộc của tranh Ầ vì chất liệu đặc biệt tạo nên tranh.Ợ

- Hướng dẫn thực hiện:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi. Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần thiết, gợi mở vấn đề cho học sinh. Đáp án:

Câu 1: Chủ ngữ của câu là: Ộlòng tôiỢ

Câu 2: Các từ láy có trong đoạn đầu văn bản: Ộthấm thắa, đậm đà, lành

mạnh, hóm hỉnhỢ.

Câu 3: Các từ ghép có trong đoạn 2: Ộyêu mến, cuộc đời, chăn nuôi, lợn

ráy, âm dương, đàn gà, gà con, ca múa, gà mẹ.

Câu 4: Từ đồng nghĩa với từ Ộyêu mếnỢ: yêu quý, yêu thương, quý mến. Người nghệ sĩ rất yêu quý cái đẹp.

ỘTôi yêu tranh làng Hồ, không chỉ vì nội dung thân thuộc của tranh mà vì chất liệu đặc biệt tạo nên tranh.Ợ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã thu được một số kết quả chắnh:

- Xây dựng được hệ thống bài tập Luyện từ và câu lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực, gồm các bài tập về các năng lực tư duy, logic; năng lực nói - nghe, năng lực viết Ờ đọc. Qua đó rèn cho học sinh các kĩ năng chuyên biệt của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 như rèn luyện vốn từ; từ loại; thành phần câu; dấu câu; các kiểu câu; quy tắc sử dụng câu trong giao tiếp và các phép liên kết câu qua các bài tập.

- Mỗi bài tập trong khóa luận đều có hướng dẫn thực theo định hướng phát triển năng lực. Giáo viên không trực tiếp chỉ ra đáp án mà gợi mở vấn đề cho học sinh, giúp các em chủ động, tắch cực trong học tập. Một số bài tập được xây dựng theo hướng mở giúp học sinh phát huy trắ tưởng tượng, năng lực sáng tạo.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đắch thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục tiêu:

- Điều chỉnh, bổ sung các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp cung cố kiến thức cũng như tiếp cận năng lực học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

- Bước đầu đánh giá tắnh khả thi và hiệu quả của các bài tập được thiết kế trong đề tài qua các nội dung:

+ Các bài tập đã thiết kế trong đề tài có tiếp cận năng lực học sinh lớp 5 không? Có phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của học sinh không?

+ Các bài tập đã thiết kế trong đề tài có thể thực hiện được trong quá trình dạy học Luyện từ và câu lớp 5 không? Thực hiện các hoạt động đó trong bài học có giúp tiếp cận năng lực học sinh và làm kết quả học tập Luyện từ và câu của học sinh lớp 5 tốt hơn không?

Thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá tắnh khả thi và hiệu quả của các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như việc thiết kế các bài tập về phần Luyện từ và câu ở lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực mà đề tài đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)