- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Tiếng
2.2.4. Bài tập về ngữ pháp văn bản
2.2.4.1. Bài tập về các phép liên kết câu, đoạn văn
* Bài tập 1:
Tìm từ ngữ thay thế và từ ngữ được thay thế trong đoạn văn sau.
a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
b) Thủy tinh thua trận bèn rút quân. Nhưng từ đó, vị thần nước năm nào cũng dâng nước lên cao.
c) Tôi đã học thuộc bài thơ của Trần Đăng Khoa. Trong tác phẩm ấy, tác giả đã miêu tả cơn mưa rất sinh động.
- Hướng dẫn thực hiên:
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ các câu văn, tìm các từ ngữ thay thế và được thay thế. Đáp án:
a) Cụm từ Ộmột truyền thống quý báuỢ thay thế cho cụm từ Ộmột lòng
nồng nàn yêu nướcỢ
b) Cụm từ Ộvị thần nước năm nàoỢ thay thế cho từ ỘThủy tinhỢ c) Từ Ộtác phẩm ấyỢ thay thế cho từ Ộbài thơỢ; từ Ộtác giảỢ thay thế cho từ ỘTrần Đăng KhoaỢ
* Bài tập 2:
Tìm những từ ngữ dùng theo phép thay thế để liên kết câu trong các vắ dụ sau:
a) Khu vườn nhà Loan không rộng lắm. Nó chi bằng một cái sân nhỏ nhưng có bao nhiêu là cây.
b) Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ, đem hết ruộng ra đổi.
- Hướng dẫn thực hiện:
Trước tiên, giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn 1 lượt, rồi tìm các từ được thay thế. Đáp án:
a) Từ ỘNóỢ thay thế cho từ ỘKhu vườn nhà LoanỢ b) Từ ỘAnh chàngỢ thay thế cho từ Ộanh học tròỢ * Bài tập 3:
Dùng từ ngữ thay thế cho các từ ngữ đi trước và đặt vào vị trắ bỏ trống trong đoạn văn sau.
a) Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Trước khi cưới, chồng Ầ là một ngưới dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây chỉ thấy Ầ cau có gắt gỏng. Không biết làm thế nào Ầ đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
b) Trời dần về chiều, trên cành cây, chú chim họa mi cố gắng hót vài bản nhạc cuối cùng trước khi bay về tổ. Tiếng hót của Ầ cứ bay cao, bay cao mãi.
- Hướng dẫn thực hiện:
Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc kĩ đoạn văn 1 lượt, rồi xác định các từ cần thay thế. Từ đó chọn từ phù hợp thay thế vào vị trắ bỏ trống. Đáp án:
a) Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Trước khi cưới, chồng nàng là một ngưới dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây chỉ thấy chàng cau có gắt gỏng. Không biết làm thế nào nàng đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
b) Trời dần về chiều, trên cành cây, chú chim họa mi cố gắng hót vài bản nhạc cuối cùng trước khi bay về tổ. Tiếng hót của nó cứ bay cao, bay cao mãi.
2.2.4.2. Bài tập về tác dụng của các phép liên kết câu
* Bài tập 1:
Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn văn sau và nêu tác dụng liên kết câu của chúng:
Người ta lần tìm tung tắch nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xếp giấy một tấm thẻ thương binh.
- Hướng dẫn thực hiện: Giáo viên cho học sinh đọc kĩ đoạn văn, tìm các từ được lặp lại từ đó nêu tác dụng liên kết câu của chúng. Đáp án:
Từ được lặp lại: nạn nhân, tác dụng: liên kết với câu trước đó và nhấn mạnh chủ thể của sự việc.
* Bài tập 2:
Mỗi từ ngữ gạch chân dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?
a) Hoan hô anh giải phóng quân Kắnh chào Anh, con người đẹp nhất Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. (Tố Hữu)
b) Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường (Tố Hữu)
- Hướng dẫn thực hiện:
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ 1 lượt, rồi tìm các từ được thay thế, sau đó chỉ ra tác dụng của cách thay thế đó. Đáp án:
a) Các từ ngữ gạch chân thay thế cho từ: Ộanh giải phóng quânỢ, cách thay thế trên giúp đoạn thơ không bị lặp từ, giúp người đọc hiểu thêm về anh giải phóng quân và thêm yêu mến anh.
b) Các từ ngữ gạch chân thay thế cho từ Ộ BácỢ, giúp đoạn thơ không bị lặp từ, thể hiện sự thân thiện của Bác khi công tác ở Việt Bắc, sự tôn trọng của tác giả với Bác.