6. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.3. Phương pháp xây dựng hệ thống bài tập
a. Lựa chọn sử dụng các bài tập trong sách tham khảo
Việc lựa chọn nguồn tài lệu cũng là một kỹ năng quan trọng. Khi đọc tài liệu GV cần nắm được cấu trúc của quyển sách, tên tác giả và dịch giả để nắm được nguồn gốc và giá trị của tài liệu. Để làm được điều đó GV cần trả lời câu hỏi: “Lựa chọn bài toán nhằm mục đích gì? Bài toán đó đại diện cho nội dung kiến thức nào? Cách giải bài toán có gì cần lưu ý?”.
b. Sáng tác bài toán mới dựa vào bài toán đã có
Giáo viên có thể dựa trên những bài toán đã có để sáng tác các đề toán mới bằng những cách như sau:
- Đặt các bài toán mới tương tự với bài toán đã cho: + Thay đổi các số liệu trong đề toán.
26
+ Thay đổi các đối tượng hoặc số lượng các đối tượng trong đề toán. + Thay đổi các quan hệ giữa các dữ kiện trong bài toán.
+ Thay đổi một trong những số đã cho bằng một điều kiện gián tiếp. + Thay đổi câu hỏi của bài toán bằng một câu hỏi khó hoặc dễ hơn. - Đặt bài toán mới ngược lại với bài toán đã biết.
- Sáng tác bài toán mới dựa trên cách giải bằng dạy tính các bài toán đã cho: Thông thường các bài toán được giải bằng những phép tính riêng rẽ. Mỗi phép tính lại có câu trả lời hoặc lập luận tương tự ta có thể viết gộp các phép tính lại với nhau để bài toán ngắn gọn và để nhìn thấy cấu trúc của bài toán. Từ việc viết gộp đó ta có thể dựa vào dạy tính để đặt bài toán mới.
- Tóm tắt bài toán bằng kẻ ô rồi dựa vào đó để đặt bài toán mới: Ta đưa các số liệu trong bài toán vào một bảng kẻ ô rồi di chuyển các số liệu ấy từ ô này sang ô khác để có đề toán mới.
Khi thiết kế các bài tập cho học sinh khá, giỏi dựa trên các nguồn tài liệu nguồn sáng tác có thể làm tăng độ khó hoặc giảm độ khó của bài toán.
c. Lập một đề toán hoàn toàn mới
Ngoài việc lựa chọn các bài tập trong sách tham khảo và sáng tác đề toán mới dựa vào bài toán đã có thì GV phải biết cách soạn một đề toán hoàn toàn mới. Có thể soạn đề toán mới bằng những cách sau:
- Lập đề toán từ một nội dung thực tế đã định trước: + Xác định một số kiến thức từ nội dung đã định.
+ Tìm ra các yếu tố về lượng trong kiến thức đã định, dự kiến các phép tính giải rồi “dịch” các phép tính ấy thành ngôn ngữ thông thường để có bài toán mới.
+ Giải bài toán để kiểm tra sự hợp lý của các bước giải, phép tính rồi điều chỉnh nếu cần thiết.
- Sáng tác bài toán từ việc ráp nối các bài toán đơn, các bài toán điển hình: Muốn làm được việc này GV cần nắm vững cấu trúc của các bài toán
27
đơn, các bài toán điển hình trong chương trình Tiểu học. Khi sáng tác đề toán GV cần làm các việc sau:
+ Xác định rõ loại toán cần sáng tác rồi sáng tác từng đề toán.
+ Sắp xếp lại đối tượng, văn cảnh của từng bài toán để đưa các quan hệ toán học vào thực tế.
+ Nối các bài toán đã có để có một đề toán mới.
+ Giải các đề toán để kiểm tra sự hợp lý của đề toán, nếu cần sửa thì sửa lại để có một đề toán chính thức.
- Sáng tác đề toán từ dạy tính gộp.
d. Dùng cách khái quát hóa đề soạn bài toán
Ta có thể sáng tác bài toán mới bằng cách dựa trên một số trường hợp cụ thể, dùng phép quy nạp không hoàn toàn để nhận xét rồi rút ra giả thiết sau đó dùng phương pháp thử chọn để xem giả thiết có đúng không? Nếu đúng thì dựa trên đó đề ra bài toán mới.
1.2.4. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3
1.2.4.1. Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong chương trình toán 1, 2,3
a. Lớp 1
- Nhận dạng bước đầu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn. Giới thiệu về điểm; điểm ở trong, ở ngoài của một hình; đoạn thẳng. Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông, gấp, ghép…hình.
b. Lớp 2
- Giới thiệu về: Đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng, đường gấp khúc, hình chữ nhật, hình tứ giác, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về chu vi của một hình đơn giản. - Tính độ dài đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác.
c. Lớp 3
28
- Giới thiệu đỉnh, góc, cạnh của hình đã học và một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình vuông.
- Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Giới thiệu: Compa, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. Tập vẽ hình tròn bằng compa và thực hành trang trí.
1.2.4.2. Phương pháp dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3
Khi dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3 giáo viên thường sử dụng các phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Phương pháp giảng giải minh họa. - Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng hình học.
a. Phương pháp trực quan
- Phương pháp dạy học trực quan là một phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức hướng dẫn cho HS trực tiếp hoạt động trên các phương tiện, đồ dùng dạy học, từ đó giúp HS hình thành kiến thức và kỹ năng cần thiết của môn toán.
- Ở Tiểu học, HS tiếp thu các kiến thức hình học dựa trên hình ảnh quan sát trực tiếp và dựa trên hoạt động thực hành như: Đo đạc, tô, vẽ, cắt ghép, gấp, xếp hình… nên thường gọi hình học ở Tiểu học là hình học trực quan.
Chẳng hạn khi dạy về hình tròn có thể tiến hành như sau: Lúc đầu giới thiệu vật mẫu, ví dụ mặt trời để giới thiệu hình ảnh hình tròn, sau đó vẽ hình tròn lên bảng, tiếp theo nêu những đồ vật có dạng “tròn” giống như mặt trời.
b. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống các câu
29
hỏi để hướng dẫn HS suy nghĩ và lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước tiến dần đến kết luận cần thiết, giúp HS tự mình tìm ra kiến thức mới.
- Sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp trong dạy học kiến thức mới. Chẳng hạn như dạy toán 3 bài: Góc vuông, góc không vuông. Giáo viên sử dụng những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhận biết được góc vuông và góc không vuông.
- Sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp khi hướng dẫn HS luyện tâp, thực hành.
Khi hướng dẫn HS luyện tập, thực hành GV sử dụng phương pháp gợi mở - vấn đáp để hướng dẫn các em làm các bài tập một cách thuận lợi hơn.
c. Phương pháp thực hành - luyện tập
- Phương pháp thực hành - luyện tập là phương pháp dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động thực hành thông qua đó để giải quyết những tình huống cụ thể có liên quan tới các kiến thức và kỹ năng về môn toán. Từ đó hình thành được kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh.
- GV sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập để dạy kiến thức mới. - Trong các tiết luyện tập về hình học, HS được thực hành - luyện tập giải các bài tập đa dạng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để củng cố kiến thức mới và rèn kỹ năng hình học.
Chẳng hạn, tiết 130: Luyện tập (Toán 2), học sinh được củng cố các kiến thức về đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác. HS được rèn luyện các kỹ năng tính chu vi hình tam giác và chu vi hình tứ giác (qua bài tập 2, 3), tính độ dài đường gấp khúc (qua bài tập 4).
- Trong các tiết thực hành hình học ngoài trời, GV sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập để tổ chức các hoạt động cho HS.
d. Phương pháp giảng giải, minh họa
- Phương pháp giảng giải minh họa là phương pháp dạy học trong đó dùng lời để giải thích tài liệu có sẵn, kết hợp với phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích, từ đó giúp HS hiểu nội dung bài học.
30
- Trong dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3, khi dạy các kiến thức mới, khi hướng dẫn HS thực hành, luyện tập, khi tổ chức cho HS ôn tập các kiến thức đã học đều có thể sử dụng phương pháp giảng giải, minh họa.
e. Phương pháp giảng thảo luận nhóm
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng thành phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau.
Trong dạy học toán ở các lớp 1, 2, 3 phương pháp thảo luận nhóm được GV sử dụng nhiều trong các tiết học và đem lại hiệu quả học tập cao.
g. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề. Thông quá đó lĩnh hội tri thức, kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác.
Trong dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3 có thể sử dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề khi dạy kiến thức mới, hướng dẫn HS luyện tập, thực hành.
h. Phương pháp ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng hình học
Trong dạy học các yếu tố hình học ở các lớp 1, 2, 3, những quy tắc và công thức hình học thường xuyên được ôn lại, hệ thống hóa thông qua các tiết thực hành luyện tập, ôn tập để giúp HS dễ nhớ và nhớ lâu hơn các quy tắc và công thức đó.
Ngoài các phương pháp trên, khi dạy các yếu tố hình học GV cần kết hợp chặt chẽ với các kiến thức khác như: Đo đại lượng, giải toán, đặc biệt là hỗ trợ cho việc giảng dạy số học.
Đồng thời giáo viên phải coi trọng việc rèn kỹ năng sử dụng các dụng cụ hình học. Đảm bảo sự cân đối giữa tính khoa học và tính vừa sức trong giảng dạy các yếu tố hình học.
1.2.5. Vai trò của dạy học các yếu tố hình học và rèn kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 cho học sinh các lớp 1, 2, 3
31
Dạy học các yếu tố hình học đặc biệt rèn các kỹ năng hình học cho HS Tiểu học nói chung và cho HS các lớp 1, 2, 3 nói riêng có vai trò quan trọng vì:
- Nội dung dạy học các yếu tố hình học hỗ trợ tích cực cho “hạt nhân số học” và các mạch kiến thức khác.
Khi dạy các yếu tố hình học, HS sẽ nắm vững một số hình học với các đặc điểm nhận dạng riêng, nắm được cách vẽ hình, cách tính diện tích một hình. HS biết dựa vào các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc để vẽ tái tạo hình, để vẽ hình và kiểm tra góc, hình. HS tích cực hứng thú học tập trên cơ sở đó để phát triển các năng lực trí tuệ đặc biệt là kích thích và phát triển trí tưởng tượng không gian giúp các em biết diễn đạt các thuật ngữ toán học, các ký hiệu toán học, rèn khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, hình thành phương pháp tự học và ham tìm hiểu các bài tập, các vấn đề về yếu tố hình học.
Ngoài ra, khi HS vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình học sinh được củng cố cách tính giá trị biểu thức chứa chữ.
Khi giải các bài toán có nội dung hình học, HS được củng cố về kỹ năng thực hiện các phép tính trên các số đo đại lượng hoặc biến đổi các đơn vị đo đại lượng. Đồng thời, các em cũng được củng cố cách giải và trình bày bài toán có lời văn.
- Dạy học các yếu tố hình học tạo tiền đề để HS học tốt các môn học khác như:
Vẽ khung hình, chia mảng, vẽ họa tiết trong trang trí đối với môn mỹ thuật.
Đối với môn thủ công sử dụng các kiến thức hình học trong gấp, cắt, dán các hình vuông, tròn, ngôi nhà,…
- Dạy học các yếu tố hình học là biện pháp quan trọng gắn học với hành, nhà trường với đời sống.
Đối với HS Tiểu học, nhất là HS các lớp 1, 2, 3 việc vận dụng các kiến thức hình học vào cuộc sống hàng ngày rất quan trọng, giúp các em biết vẽ, kẻ các hình đơn giản để trang trí, biết vận dụng để tính chu vi, diện tích của mảnh đất, thửa ruộng hoặc khu vườn. Qua các hoạt động thực hành giúp các em tìm ra các cách gấp hình và ghép hình sáng tạo để sử dụng các loại hình hình học vào trong cuộc sống hàng ngày.
32
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Khái quát về trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Trường Tiểu học Phong Châu nằm trên địa bàn phố Phú Hà – phường Phong Châu – thị xã Phú Thọ, được thành lập năm 1986. Với 29 năm xây dựng và trưởng thành, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD – ĐT thị xã, đặc biệt với sự cố gắng, không ngừng phấn đấu của BGH, đội ngũ thầy cô giáo và HS trong nhà trường, trường Tiểu học Phong Châu luôn là đơn vị giáo dục mạnh với danh hiệu tập thể Lao động Tiên tiến, Xuất sắc.
Trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2011. Năm 2007 – 2008 đạt danh hiệu là đơn vị Lá cờ đầu của bậc Tiểu học tỉnh Phú Thọ. Năm 2008 được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng danh hiệu: Cơ quan văn hóa xuất sắc. Năm học 2013 – 2014, thầy và trò trường Tiểu học Phong Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Giữ vững và phát huy tốt các tiêu chí của tập thể Lao động Tiên tiến Xuất sắc, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và luôn duy trì là đơn vị Lá cờ đầu bậc Tiểu học tỉnh Phú Thọ.
Nhà trường có diện tích là 4560m2, có tổng số 18 trên 20 phòng học (1 phòng đội và 1 phòng tin học) đều đạt phòng học kiên cố và đủ tiêu chuẩn. Từ năm 2008 đến nay, nhà trường luôn duy trì sĩ số đúng độ tuổi, số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%. Năm học 2014 – 2015 trường Tiểu học Phong Châu có 33 cán bộ quản lý, 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học luôn đem lại hiệu quả cao ở trường Tiểu học Phong Châu. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong việc thực hiện tích hợp ở các môn học, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Chính vì vậy, trường Tiểu học Phong Châu luôn là ngôi trường mà các