Mức độ kỹ năng hình học cần rèn luyện cho học sinh các lớp 1, 2 ,3

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 (Trang 42 - 44)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Mức độ kỹ năng hình học cần rèn luyện cho học sinh các lớp 1, 2 ,3

a. Kỹ năng nhận dạng hình

Ở lớp 1, các em chưa được học các yếu tố của một hình thì việc nhận dạng hình được tiến hành bằng trực giác thông qua so sánh đối chiếu với vật mẫu.

Ở lớp 1, 2, GV có thể đưa ra các bài tập tô cùng màu các hình cùng loại để kiểm tra kỹ năng nhận dạng hình học. Bên cạnh đó, các hình hình

43

học phải đặt vào các vị trí khác nhau, các kích thước khác nhau, làm từ chất liệu khác nhau,... để HS phát hiện ra các hình theo các dấu hiệu cơ bản của hình.

Từ lớp 2, dần dần mỗi loại hình học được giới thiệu những đặc điểm của nó. Khi đó, HS căn cứ vào đặc điểm của hình để nhận dạng hình đó. Ví dụ GV hướng dẫn HS đếm số cạnh của nhiều hình tứ giác, từ đó các em tự phát hiện thấy rằng “hình tứ giác có 4 cạnh”. Ở lớp 3 HS có thể dùng êke để kiểm tra góc vuông.

Bên cạnh đó, việc phân tích – tổng hợp chỉ ở mức độ cơ bản so với các lớp cao hơn. Tuy nhiên, đòi hỏi HS phải suy nghĩ, tìm tòi, tư duy. Thao tác này thường được sử dụng khi phải nhận dạng hình ở trường hợp phức tạp trong những bài tập nâng cao, bài tập phát triển kỹ năng.

b. Kỹ năng vẽ hình

Ở các lớp đầu bậc Tiểu học, GV thường yêu cầu học sinh nối các điểm đã cho bằng thước thẳng (tạo thành đường gấp khúc, hình tam giác, hình tứ giác,...). Bên cạnh đó còn có vẽ hình hình học bất kỳ không cho điều kiện nào. GV cần hướng dẫn HS các thao tác theo một định hướng hợp lý.

Đặc biệt ở các lớp 1, lớp 2 và lớp 3, khi học sinh chưa học về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song thì việc dùng giấy kẻ ô vuông để vẽ hình chữ nhật, hình tam giác vuông là rất cần thiết.

Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, GV cần đưa ra các bài tập nâng cao, phức tạp như: Kẻ thêm đường thẳng vào một hình để có thêm các hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông,...Từ đó nâng cao kỹ năng vẽ hình, phát huy trí tưởng tượng, rèn tính cẩn thận, khéo léo cho HS.

c. Kỹ năng cắt, ghép, xếp hình

Ngay từ lớp 1, HS đã làm quen với hoạt động này. Dưới sự hướng dẫn của GV, các em tập gấp giấy, cắt rồi ghép thành các hình theo nhiều phương án khác nhau.

44

Lên lớp 2 và lớp 3, HS phải nghĩ ra cách cắt hình và ghép hình theo những điều kiện nào đó. Thao tác này có khi đơn giản, cũng có khi phức tạp phải tiến hành thử đi thử lại nhiều lần mới thành công.

GV cần đưa ra thêm bài tập để rèn kỹ năng này. Thông qua cắt, ghép, xếp hình, HS phát triển tư duy, năng lực phân tích – tổng hợp.

d. Kỹ năng giải các bài toán ứng dụng có nội dung hình học

Trong chương trình các lớp 1, 2, 3 các bài toán có nội dung hình học giữ vai trò quan trọng. Khi giải các bài toán này phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức về:

- Yếu tố hình học: Công thức tính chu vi, diện tích các hình. - Các phép tính số học.

- Cách tính giá trị những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung quanh. Có những bài toán không chỉ áp dụng công thức mà HS còn phải vẽ thêm hình, cắt, ghép hình, còn phải suy nghĩ, tìm tòi cách giải ngắn gọn. Do vậy, GV phải bổ sung thêm các bài tập nâng cao, bài tập phát triển để rèn kỹ năng giải toán có nội dung hình học cho HS.

Để phát huy tính tích cực của học sinh, phát hiện những học sinh có năng khiếu, giáo viên ngoài đưa ra các bài tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng hiện nay còn phải bổ sung thêm các bài tập nâng cao, bài tập khó. Học sinh rèn luyện tính cẩn thận, tự lực vượt khó, từng bước hình thành và rèn luyện thói quen, khả năng suy nghĩ độc lập. Từ đó các kỹ năng hình học của học sinh được rèn luyện và phát triển, điều này đặc biệt quan trọng với các học sinh đầu cấp Tiểu học (lớp 1, lớp 2 và lớp 3).

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)