Những nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hình

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 (Trang 44 - 48)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Những nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng hệ thống bài tập hình

nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 2.4.1. Nguyên tắc

Khi thiết kế, xây dựng một bài toán có nội dung hình học để rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể, đó là đảm bảo tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, tính phát triển, tính vừa sức, tính thực tiễn, tính đặc trưng của môn

45

toán, và nội dung bài toán phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ trong sáng, câu văn chuẩn mực.

2.4.1.1. Đảm bảo tính khoa học, chính xác

Bài tập cần góp phần đào sâu, mở rộng kiến thức. Thông qua bài tập nhằm củng cố, phát triển kiến thức cho HS. Vì vậy việc xây dựng bài tập phải đảm bảo tính khoa học, chính xác. Khi xây dựng bài tập cần chú ý:

- Đề bài tập phải rõ ràng, không làm cho HS hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến giải sai.

- Một số thuật ngữ có thể làm HS hiểu sai về bài tập.

2.4.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Các kiến thức toán học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được xây dựng phù hợp với sự phát triển về nội dung kiến thức và trình độ nhận thức cũng như sự phát triển về tâm lý của HS.

2.4.1.3. Đảm bảo tính phát triển

Bài toán phải được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao, bài toán nâng cao phải được xây dựng trên cơ sở phát triển các bài tập cơ bản ở nhiều cấp độ khác nhau để người học có thể hiểu được, tự giải được. Mỗi khi giải được một bài toán, các em cảm thấy mình vừa vượt qua một thử thách, thấy mình trưởng thành hơn, tự tin hơn.

2.4.1.4. Đảm bảo tính vừa sức

Việc lựa chọn bài tập phù hợp, vừa sức với học sinh cần được quan tâm, cân nhắc cẩn thận. Chính vì vậy, việc tự xây dựng một hệ thống các bài tập nâng cao dần ở các cấp độ khác nhau từ một bài tập cơ bản là việc làm cần thiết.

2.4.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn

Toán học là môn học gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Vì thế việc xây dựng bài tập toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 1, 2 và lớp 3 nói riêng cần gắn với thực tiễn, góp phần làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng và vai trò của toán học đối với đời sống, thấy được tính thiết thực của toán học, từ đó nâng cao lòng yêu thích bộ môn của các em.

46

Nội dung đề toán phải có ngôn ngữ trong sáng, chuẩn mực, rõ ràng và chỉ có một cách hiểu duy nhất.

2.4.1.7. Đảm bảo tính đặc trưng của môn toán

Vì vậy khi xây dựng các bài tập có nội dung hình học cho HS cần chú ý: Ngoài việc rèn kỹ năng vận dụng kiến thức, rèn kỹ năng tính toán…Cần đòi hỏi khả năng suy luận, rèn các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp...

2.4.2. Yêu cầu

2.4.2.1. Nội dung của các bài toán phải đáp ứng mục đích, yêu cầu của bài dạy

Các bài tập toán có tác dụng củng cố kiến thức cho HS đã được học hoặc rèn luyện kỹ năng áp dụng một số quy tắc, một số kiến thức mới hoặc để xây dựng một số khái niệm mới.

Các bài tập xây dựng trong đề tài nhằm mục đích rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS. Cho nên khi sáng tác đề toán, cần phải lựa chọn những vấn đề phục vụ thiết thực cho yêu cầu giảng dạy môn toán về nội dung hình học nói chung, phục vụ cho mục đích yêu cầu của từng bài dạy nói riêng, đặc biệt các bài toán đó phải rèn luyện kỹ năng hình học cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài: Hình chữ nhật (Toán 3 – Tiết 84) cần phải nắm vững mục đích yêu cầu của bài dạy là: Học sinh nhận dạng được hình chữ nhật. Nhận biết một số đặc điểm của hình chữ nhật. Phân biệt được hình chữ nhật với các hình đã học (hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác).

Do đó muốn xây dựng thêm các bài tập toán thì chúng ta cần đi sâu vào mục đích yêu cầu trên của bài dạy là: Các bài tập đó phải làm sao rèn cho học sinh kỹ năng nhận biết được hình chữ nhật (theo yếu tố góc, cạnh), nắm được các đặc điểm của nó và phân biệt hình chữ nhật với các hình khác.

47

Các bài tập toán được xây dựng phải phù hợp với trình độ kiến thức của học sinh, tránh tình trạng cho học sinh làm những bài toán quá sức với các em. Do đó khi xây dựng đề toán cần lưu ý những khái niệm, những phép tính, những quy tắc được đề cập đến trong nội dung hoặc cách giải bài toán phải là những điều các em đã được học.

Nếu chúng ta cho học sinh làm bài toán trên thì sẽ vượt quá chương trình, quá sức của các em vì lúc này các em chưa được học về phân số nên các em sẽ không biết cách thực hiện phép tính trên phân số.

Chúng ta có thể sửa lại bằng cách thay các số liệu như sau: Một cái bàn có cạnh 3m. Tính diện tích cái bàn đó theo mét vuông.

2.4.2.3. Bài toán phải đầy đủ các dữ kiện

Bài toán được xây dựng phải đầy đủ không thừa, không thiếu các dữ kiện, nghĩa là những cái đã cho phải đầy đủ để tìm ra được đáp số của bài toán và nếu bỏ bớt đi một trong những cái đã cho thì sẽ không tìm được đáp số xác định của bài toán.

Ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật biết chu vi của nó bằng 14dm. Bài toán trên thiếu dữ kiện vì nếu chỉ biết chu vi của hình chữ nhật ta không thể tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nên sẽ không tính được diện tích.

Chúng ta có thể thêm dữ kiện vào bài toán như sau: Tính diện tích của hình chữ nhật biết chu vi của nó bằng 14dm và chiều rộng bằng 3dm.

2.4.2.4. Câu hỏi của bài toán phải rõ ràng và đày đủ ý nghĩa

Trong bài toán cùng với một số dữ kiện như nhau có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau, nên việc lựa chọn các phép tính để giải bài toán cũng khác nhau. Vì vậy việc hiểu rõ các câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản để giải bài toán.

Khi sáng tác một bài toán cần phải chú ý phải nêu rõ câu hỏi để cho HS có thể hiểu chính xác ý nghĩa của nó. Nếu không các em sẽ không thể giải được bài toán đó.

48

2.4.2.5. Bài toán phải không có mâu thuẫn

Bài tập toán được xây dựng phải không có mâu thuẫn tức là từ các dữ kiện của bài toán bằng cách suy luận khác nhau không được dẫn đến hai kết quả trái ngược nhau, hoặc trái với ý nghĩa thực tế của chúng.

Với yêu cầu này đòi hỏi sau khi xây dựng được một bài tập toán ta phải tự giải một cách cẩn thận chúng rồi mới cho học sinh làm. Nếu ta chỉ ước lượng một cách đại khái đáp số thì khi giải sẽ rất dễ dẫn tới sai lầm.

2.4.2.6. Số liệu của bài toán phải phù hợp với thực tế

Một bài toán được xây dựng nên phải có tác dụng giáo dục. Một trong những tác dụng giáo dục của bài toán là ở chỗ nó phản ánh thực tế xung quanh, nó phải làm cho học sinh thấy rõ nguồn gốc và mục đích thực tế của bài học. Cho nên khi xây dựng một bài toán cần phải lấy số liệu cho phù hợp với thực tế để các em thấy được lợi ích khi giải bài toán đó.

2.4.2.7. Ngôn ngữ của bài toán phải ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu

Ngôn ngữ của bài toán có ảnh hưởng không ít đến việc hiểu nội dung, ý nghĩa của bài toán, đến quá trình suy nghĩ chọn phép tính để giải của học sinh. Có nhiều trường hợp chỉ vì không phân biệt được ý nghĩa của một số từ như “lớn hơn”, “tăng thêm”, “gấp lên”,... mà HS mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong suy luận. Vì vậy khi xây dựng bài tập tránh việc kể lể dài dòng những sự việc không cần thiết và dễ làm cho HS khó tập trung suy nghĩ vào trọng tâm của bài toán. Ngôn ngữ sử dụng trong bài toán phải ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa của bài toán từ đó tìm ra cách giải bài toán.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)