6. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Khái quát về trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ Phú Thọ
Trường Tiểu học Phong Châu nằm trên địa bàn phố Phú Hà – phường Phong Châu – thị xã Phú Thọ, được thành lập năm 1986. Với 29 năm xây dựng và trưởng thành, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của phòng GD – ĐT thị xã, đặc biệt với sự cố gắng, không ngừng phấn đấu của BGH, đội ngũ thầy cô giáo và HS trong nhà trường, trường Tiểu học Phong Châu luôn là đơn vị giáo dục mạnh với danh hiệu tập thể Lao động Tiên tiến, Xuất sắc.
Trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2011. Năm 2007 – 2008 đạt danh hiệu là đơn vị Lá cờ đầu của bậc Tiểu học tỉnh Phú Thọ. Năm 2008 được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng danh hiệu: Cơ quan văn hóa xuất sắc. Năm học 2013 – 2014, thầy và trò trường Tiểu học Phong Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Giữ vững và phát huy tốt các tiêu chí của tập thể Lao động Tiên tiến Xuất sắc, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen và luôn duy trì là đơn vị Lá cờ đầu bậc Tiểu học tỉnh Phú Thọ.
Nhà trường có diện tích là 4560m2, có tổng số 18 trên 20 phòng học (1 phòng đội và 1 phòng tin học) đều đạt phòng học kiên cố và đủ tiêu chuẩn. Từ năm 2008 đến nay, nhà trường luôn duy trì sĩ số đúng độ tuổi, số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 100%. Năm học 2014 – 2015 trường Tiểu học Phong Châu có 33 cán bộ quản lý, 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
Có thể nói đổi mới phương pháp dạy học luôn đem lại hiệu quả cao ở trường Tiểu học Phong Châu. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong việc thực hiện tích hợp ở các môn học, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Chính vì vậy, trường Tiểu học Phong Châu luôn là ngôi trường mà các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.
1.3.2. Thực trạng dạy và học giải toán có nội dung hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3ở trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ lớp 1, 2, 3ở trường Tiểu học Phong Châu – thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ
33
1.3.1.1. Mục đích điều tra
Bước đầu tìm hiểu thực trạng việc dạy học các yếu tố hình học và việc rèn luyện, phát triển các kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 trường Tiểu học Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
1.3.1.2. Đối tượng điều tra
Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các lớp 1, 2, 3 và học sinh lớp 2A, 2D, 3A, 3B trường Tiểu học Phong Châu - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ.
1.3.1.3. Nội dung điều tra
Đối với GV chúng tôi sẽ tiến hành điều tra những vấn đề sau:
- Tác dụng và vai trò của việc rèn kỹ năng hình học cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
- Mức độ sử dụng một số phương pháp dạy học các yếu tố hình học. - Quan niệm của giáo viên về những kỹ năng hình học thường gặp khó khăn trong giải các bài toán hình học, nhất là với các bài toán nâng cao cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
- Quan niệm của GV về số lượng các bài tập có nội dung hình học trong sách giáo khoa toán giúp rèn luyện và phát triển các kỹ năng hình học cho HS các lớp đầu bậc Tiểu học.
- Tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng hình học cho HS các lớp 1, 2 và 3.
- Sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập hình học để rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS lớp 1, 2 và lớp 3.
Đối với học sinh: Thông qua những bài kiểm tra chúng tôi sẽ điều tra chất lượng nắm các kỹ năng hình học của học sinh.
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra sau: - Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê toán học.
1.3.2. Kết quả điều tra
Khi được hỏi về tác dụng của việc rèn luyện các kỹ năng hình học cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3:
34
Có tới 86,67% GV cho rằng rèn luyện các kỹ năng hình học giúp củng cố kiến thức cơ bản, rèn kĩ năng toán học; trên 65% GV cho rằng làm chính xác hóa các khái niệm; liên hệ với thực tiễn đời sống, sản xuất toán học, rèn luyện tác phong làm việc khoa học (từ 60%).
Về vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng hình học:
Có tới (80% - 87%) GV khi được hỏi về vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng hình học cho HS các lớp 1, 2, 3 đã đồng ý chỉ là phần ứng dụng của lý thuyết, cụ thể hóa lí thuyết; (60%) GV cho rằng là nguồn kiến thức cho HS tìm tòi, nghiên cứu; còn 100% GV cho rằng việc rèn luyện các kỹ năng hình học chỉ là phần phụ, không có cũng được là hoàn toàn sai.
Về mục đích sử dụng bài tập hình học để thực hiện các mục tiêu dạy học: Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy phần lớn GV (86,67%) đã sử dụng các bài tập hình học để rèn luyện kỹ năng hình học, củng cố kiến thức, hệ thống hóa kiến thức, phát triển tư duy lôgic. Đồng thời một tỉ lệ không nhỏ GV cho rằng thông qua các bài tập hình học rèn khả năng suy luận cho HS. Việc sử dụng các bài tập hình học để hình thành kiến thức mới còn ít (40%).
Về tác dụng của hệ thống bài tập hình học ở sách giáo khoa toán 1, 2, 3 trong rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh:
Tất cả các GV đều đồng ý hệ thống bài tập hình học ở sách giáo khoa toán 1, 2, 3 có tác dụng rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS ở mức độ khá và tốt.
Khi điều tra về những khó khăn thường gặp về các kỹ năng trong giải các bài toán hình học, nhất là với các bài toán nâng cao của học sinh (lớp 1, 2, 3) thì phần lớn GV cho rằng HS gặp khó khăn trong nhận dạng hình, cắt, ghép, xếp hình.
Về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng hình học cho học lớp 1, lớp 2 và lớp 3:
Đa số GV cho rằng việc rèn luyện các kĩ năng hình học cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3là rất quan trọng (80%) và có tới (20%) cho là quan trọng.
Về sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống bài tập hình học để rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3:
35
Có tới (86,67%) GV cho rằng việc xây dựng hệ thống bài tập hình học để rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3 là rất cần thiết, còn các GV khác đều cho là cần thiết (13,33%).
Từ cơ sở lý luận và các kết quả điều điều tra trên khẳng định việc lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3” của chúng tôi là hoàn toàn có ý nghĩa thực tiễn cũng như về mặt lý luận.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Qua đó thấy được thực trạng nhận thức của GV về việc dạy học các yếu tố hình học nói chung, việc rèn luyện các kỹ năng hình học cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 nói riêng trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học. Qua điều tra chúng tôi thấy việc rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS các lớp 1, 2, 3 là hết sức cần thiết. Đồng thời cũng nắm được các khó khăn của người học khi giải các bài toán hình học nhất là các bài toán nhận dạng hình, cắt, ghép, xếp hình. Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó phải nói đến với các
36
bài toán dạng nhận dạng hình, cắt, ghép hình đòi hỏi ở người học một khả năng phân tích, tổng hợp và trí tưởng tượng hình học phong phú, cũng như khả năng suy luận cao, đồng thời người học phải biết thay đổi các phương thức hành động sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của bài toán. Từ đó cho thấy việc xây dựng bổ sung hệ thống bài tập hình học để rèn luyện và phát triển các kỹ năng hình học cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3 là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
37
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
HÌNH HỌC NHẰM RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HÌNH HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP 1, 2, 3