Sử dụng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 (Trang 82 - 88)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.6. Sử dụng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát

năng hình học cho học sinh lớp 1, 2, 3

Kỹ năng hình học của HS được thể hiện qua các năng lực: Tiếp thu kiến thức, suy luận lôgic, diễn đạt, kiểm chứng và năng lực thực hành. Trong quá trình dạy học hình học, người GV cần làm cho HS phát triển các kỹ năng

6 cm 3 cm 3 cm 3 cm 6 cm 3 cm 3 cm 3 cm

83

đồng bộ và bổ sung cho nhau. Thông qua các bài tập hình học có thể rèn luyện cho học sinh các năng lực nói trên. Tuy nhiên việc rèn luyện kỹ năng hình học cho HS là việc làm khó khăn, song nếu GV kiên trì và biết tận dụng trong mọi khâu, mọi cơ hội của quá trình dạy học thì sẽ từng bước có thể rèn luyện cho HS có các kỹ năng hình học vững chắc.

2.6.1. Lựa chọn, sử dụng bài tập phù hợp với yêu cầu của tiết học và trình độ học sinh từng bước mở rộng, đào sâu kiến thức

Trước hết phải thấy rằng hệ thống bài tập trong sách giáo khoa toán Tiểu học đã được biên soạn khá đầy đủ và công phu. GV cần yêu cầu HS làm hết các bài tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng và nắm vững nội dung kiến thức, phương pháp và kỹ năng chứa đựng trong mỗi bài tập. Đồng thời đối với HS khá giỏi, GV cần ra thêm các bài tập còn lại trong SGK. Song đối với HS giỏi, HS có năng khiếu thì hệ thống bài tập đó chưa đủ để đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ năng cho HS. Vì vậy để rèn luyện kỹ năng hình học, nâng cao năng lực tư duy, khả năng sáng tạo cho HS, GV cần phải căn cứ vào từng loại tiết học và trình độ học sinh. Bên cạnh đó, GV cần cân nhắc số lượng các bài tập sử dụng trên lớp, quan hệ giữa các bài tập trong sách giáo khoa và bài tập của hệ thống. Trên cơ sở đó lựa chọn và giải các bài tập trong hệ thống đã được thiết kế.

Để củng cố vững chắc kiến thức, rèn kỹ năng ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản GV cần tạo mọi điều kiện để HS đào sâu, mở rộng kiến thức liên quan tới bài học trong các tiết học bồi dưỡng học sinh có năng khiếu hình học.

Chẳng hạn sau khi dạy “Tiết 88: Luyện tập”, sau khi học sinh làm xong bài 1a, bài 2, bài 3, bài 4 (Sách giáo khoa – trang 89) để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình môn toán lớp 3. Tùy theo đối tượng học sinh có thể gợi ý cho các em giải bài toán sau để học sinh rèn các kỹ năng khả năng phân tích, suy luận, tư duy và kỹ năng giải các bài toán ứng dụng có nội dung hình học.

84

Bài tập 41: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa vườn đó (có để hai cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu mét?

Bài giải

Chiều dài thửa vườn hình chữ nhật là: 30  3 = 90 (m)

Chu vi thửa vườn hình chữ nhật là: (90 + 30)  2 = 240 (m) Chiều dài hàng rào là:

240 – 3  2 = 234 (m) Đáp số: 234m.

2.6.2. Sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học

Để rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS cần bồi dưỡng các năng lực tiếp thu kiến thức, khả năng sáng tạo, suy luận lôgic. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên cần sử dụng hệ thống bài tập để học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3 hiểu sâu sắc các khái niệm, các quy tắc...trong các tình huống điển hình của quá trình dạy học.

2.6.2.1. Dạy học bài mới

Để giúp HS nắm vững và đào sâu kiến thức ta có thể sử dụng bài tập của hệ thống để nhận dạng và thể hiện những kiến thức đã học, đồng thời mở rộng các kiến thức sau khi HS nắm vững các kiến thức cơ bản (đối với HS khá và giỏi), từ đó nâng cao kỹ năng vận dụng kiến thức cho HS. Sau khi HS học về hình tam giác để củng cố về nhận dạng hình tam giác, rèn kỹ năng nhận dạng hình đó, rèn trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo GV có thể cho học sinh giải bài tập sau:

Bài tập 25: Xếp thêm 2 que diêm vào hình vẽ dưới đây em có thể xếp được mấy hình tam giác?

85

Để có thể giải được bài toán xếp hình trong trường hợp này nhiều HS loay hoay xếp hình nhưng khó thực hiện được. Khi đó với trí tưởng tượng tốt học sinh có thể xếp được các hình như sau:

2.6.2.2. Củng cố, kiểm tra, đánh giá và hướng dẫn học ở nhà

Trong quá trình dạy học toán, việc củng cố tri thức và kỹ năng cần được tiến hành thường xuyên trong các tiết lên lớp, cũng như ở nhà. Có nhiều hình thức củng cố: Luyện tập đào sâu, ứng dụng, ôn tập hệ thống hóa kiến thức. Với mỗi hình thức ta đều có thể sử dụng bài tập của hệ thống bài tập đã xây dựng. Các dạng bài tập thuộc hệ thống dùng làm công cụ để rèn luyện các kỹ năng hình học cho HS. Tuy nhiên tùy theo trình độ của học sinh mà GV giao bài tập thuộc mức độ và theo quỹ thời gian cho phép.

Kiểm tra đánh giá là công việc GV thường xuyên phải làm trong dạy học toán nói chung, dạy học hình học nói riêng. Ta có thể dùng bài tập của hệ thống để kiểm tra đánh giá HS về các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực trí tuệ. Tùy theo yêu cầu và hình thức kiểm tra GV có thể chọn các bài tập thích hợp trong hệ thống.

Hướng dẫn học ở nhà thường bao gồm những công việc: Hướng dẫn học lý thuyết, giải bài tập và hướng dẫn giải các bài tập theo yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng, cũng như các bài tập làm thêm theo đối tượng HS.

Hình A

Xếp được 4 hình tam giác

86

Những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn bài tập ở nhà: Học sinh làm bài tập ở nhà không có sự giúp đỡ trực tiếp của GV, thời gian làm bài không bị hạn chế như ở trên lớp. Đối với những bài tập khó nên có hướng dẫn nhưng song có mức độ nhất định, không nên hướng dẫn quá cụ thể làm mất tác dụng rèn luyện các kỹ năng hình học cho HS, cũng như rèn năng lực trí tuệ của họ.

2.6.3. Rèn luyện kỹ năng hình học cho HS lớp 1, 2, 3 trong mối quan hệ hữu cơ với hoạt động trí tuệ

Việc sử dụng bài tập trong hệ thống nhằm rèn luyện kỹ năng hình học cho HS không thể tiến hành một cách đơn độc, tách rời hoạt động trí tuệ khác. Bên cạnh đó rèn luyện kỹ năng hình học cho HS phải được thực hiện đồng thời với việc rèn luyện tư duy và nâng cao năng lực nhận thức cho HS. Đặc biệt là tư duy sáng tạo với tư cách là đỉnh cao trong hoạt động trí tuệ của con người, chỉ có thể được rèn luyện và phát triển thông qua các hoạt động trí tuệ như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa. Trong đó phân tích và tổng hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài tập 8: Viết tên tất cả các hình tam giác có ở hình bên?

Với bài toán trên việc giải nó không khó khăn đối với HS, tuy nhiên nó có tác dụng tốt trong rèn kỹ năng nhận dạng hình, khả năng đếm, phân tích hình:

Các hình tam giác có ở hình bên là:

ABE, AEG, AGH, AHC, ACI, AIK, AKD ABG, AEH, AGC, ACK, AID

ABH, AEC, ACD ABC A B C D K I H G E

87

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đây là chương trọng tâm của đề tài: Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3. Bao gồm các nội dung sau:

- Khái niệm kỹ năng.

- Các kỹ năng hình học cơ bản cần rèn luyện cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3. - Mức độ kỹ năng hình học cần rèn luyện và phát triển cho HS lớp 1, 2, 3. - Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập toán học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS các lớp 1, 2, 3.

- Những yêu cầu khi xây dựng bài tập. - Sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng.

- Để rèn luyện kỹ năng hình học cho HS các lớp 1, lớp 2 và lớp 3 thông qua hệ thống bài tập, chúng tôi xây các dạng bài tập sau:

Dạng 1. Nhận dạng hình học Dạng 2. Vẽ hình

Dạng 3. Cắt, ghép, xếp hình

Dạng 4. Giải các bài tập ứng dụng có nội dung hình học

Tổng hợp và thiết kế 100 bài tập trong đó bao gồm các bài tập hình học cơ bản và nâng cao nhằm rèn luyện và phát triển các kỹ năng hình học cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

88

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

- Nghiên cứu bước đầu hiệu quả của hệ thống BTHH trong việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng hình học cho HS Tiểu học nói chung, HS lớp 1, 2, 3 nói riêng.

- Nghiên cứu cách sử dụng hệ thống bài tập để rèn luyện kỹ năng hình học cho HS lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

- Phân tích kết quả của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của đề tài về rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho HS lớp 1, 2 và 3.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng hình học cho học sinh các lớp 1, 2, 3 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)