Trì- Tỉnh Phú Thọ
Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1 tại trường tiểu học Hùng Lô thuộc địa bàn thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
1.6.1. Nội dung điều tra
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, tác dụng của trò chơi trong dạy học toán.
- Mức độ sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 1 của giáo viên..
- Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán.
- Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên.
- Những khó khăn giáo viên gặp phải khi triển khai trò chơi trong dạy học. - Nguyên tắc lựa chọn trò chơi để sử dụng trong dạy học toán của giáo viên.
- Quy trình tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viên.
1.6.2. Phương pháp điều tra
- Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Nhằm thu nhập thông tin về hiện trạng sử dụng trò chơi trong dạy học toán lớp 1 theo các nội dung như trên (mẫu phiếu trưng cầu ý kiến ở phần phụ lục).
- Quan sát: Được tiến hành qua các hoạt động lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ (có liên quan đến giờ học toán) nhằm thu thập thông tin hỗ trợ bổ sung cho phương pháp điều tra đạt kết quả cao.
- Phỏng vấn: Được tiến hành đối với giáo viên giảng dạy lớp 1 và học sinh lớp 1 nhằm phản ánh khách quan đến kết quả điều tra.
- Thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu bởi các phương pháp trên.
1.6.3. Kết quả điều tra
Qua điều tra 35 giáo viên trường tiểu học Hùng Lô - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
1.6.3.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học
100% giáo viên cho rằng việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở tiểu học nói chung ở lớp 1 nói riêng là rất cần thiết, lôi cuốn học sinh vào bài học,
thu hút được nhiều học sinh tham gia, phát triển trí tuệ của học sinh, hơn nữa tạo cho học sinh hứng thú, chủ động tích cực hơn trong học tập.
1.6.3.2. Những khó khăn khi giáo viên sử dụng trò chơi
Qua điều tra các giáo viên chúng tôi thấy: Khó khăn lớn nhất khi giáo viên sử dụng trò chơi đó là đòi hỏi thời gian chuẩn bị, thiết kế trò chơi phù hợp trong một tiết học. Cùng với việc nguồn trò chơi không phong phú đó là thiếu trò chơi, còn ít tài liệu hướng dẫn việc lựa chọn xây dựng trò chơi trong các tiết học toán. Một số yếu tố nữa cũng làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức trò chơi đó là quỹ thời gian (60,7%) ý kiến giáo viên cho rằng sử dụng nhiều trò chơi trong tiết học nếu không chú ý thời lượng , nội dung hợp lý đôi khi gây cháy giáo án.
Chúng tôi tìm hiểu qua thực tế thấy rằng những lo lắng của giáo viên là có căn cứ, bởi cũng khá nhiều tiết học cung cấp các tri thức toán học và đối với những giờ học này thời lượng cho một tiết học dường như eo hẹp.
1.6.3.3. Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1
Qua điều tra các giáo viên chúng tôi thấy hơn 70% giáo viên cho rằng: Tùy thuộc vào từng thời điểm, nội dung bài học mà sử dụng trò chơi để đạt được mục tiêu tiết học. hơn 50% giáo viên cho rằng nên sử dụng trò chơi thường xuyên trong dạy học. Một điều đáng phân khởi là không có giáo viên nào lại không sử dụng hoặc thỉnh thoảng sử dụng trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1.
Thực tế cho thấy hầu hết các nội dung học toán lớp 1 đều có thể xây dựng và sử dụng trò chơi. Do đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 việc tổ chức cho trò chơi giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học hơn.
1.6.3.4. Thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán của giáo viênẽ giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học hơn
Phần lớn giáo viên ( 95%) cho rằng thời điểm tổ chức trò chơi trong dạy học toán ở lớp 1 trong dạy luyện tập củng cố kiến thức, trong dạy học bài mới, kiểm tra bài cũ ít sử dụng hơn. Điều đó thể hiện giáo viên chưa thấy
hết được tác dụng của trò chơi trong các hoạt động này là nhằm tạo sự hứng khởi, hồ hởi cho học sinh trước khi học bài mới và lĩnh hội kiến thức mới một cách sôi nổi.
1.6.3.5. Mức độ sử dụng các phương pháp tổ chức dạy học trong dạy học toán lớp 1
Các phương pháp dạy học được sử dụng một cách thường xuyên và linh hoạt. Đặc biệt là phương pháp thực hành luyện tập, dạy học theo nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp gợi mở vấn đáp chiếm tỷ lệ 100% trong khi giảng dạy.
Các phương pháp dạy học khác cũng được sử dụng nhưng với một mức độ vừa phải. Tùy thuộc vào từng nội dung dạy học và từng đối tượng học sinh mà có cách sử dụng sao cho hợp lý. Các phương pháp thuyết trình và phương pháp giảng giải minh họa được sử dụng một cách hạn chế. Qua thực tế cho thấy phương pháp thuyết trình làm hạn chế sự năng động, chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh trong quá trình học tập.
Tuy phương pháp trò chơi chiếm 73 %tổng số ý kiến. Thực tế cho thấy học sinh ở lứa tuổi này luôn hứng thú với những trò chơi, đặc biệt là những trò chơi vận động kết hợp với trí tuệ. Khi sử dụng trò chơi trong giờ học sẽ làm cho học sinh được thay đổi không khí giờ học, làm cho giờ học được thoải mái hơn. Cùng với đó học sinh sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết nhiệm vụ chơi. Từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác của mình.