Trò chơi 1: Xếp số theo thứ tự
- Mục đích: Học sinh nhận biết được thứ tự các số. Rèn tính nhanh nhẹn chính xác trong khi làm bài tập.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa, mỗi tấm bìa có ghi sẵn số đã học từ 1 đến 10.
- Luật chơi: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. - Hình thức tổ chức: Cá nhân.
- Cách tiến hành: Giáo viên phát cho mỗi em tham gia chơi một tấm bìa có ghi sẵn số để các em chuẩn bị. Khi nghe giáo viên hô: 1, 2, 3 học sinh lập tức mỗi em cầm tấm bìa có ghi sẵn số lên đứng vào vị trí của mình, khi nghe hô
dừng thì các em không được thay đổi vị trí nữa. Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương những em biết xếp đúng vị trí.
Trò chơi 2: Dẫn ngựa về chuồng
- Mục đích: Học sinh nối đúng phép tính với kết quả đúng. Rèn tính nhanh nhẹn, chính xác cho các em.
- Thời gian: 5 phút.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm (các nhóm có số người tham gia bằng nhau) và phiếu học tập cả lớp.
- Luật chơi: Mỗi em chỉ được dẫn một con ngựa về chuồng (nối một phép tính kết quả đúng)
- Cách tiến hành: Giáo viên chuẩn bị sẵn giấy khổ lớn hoặc ở bảng (một lượt chơi gồm 2 nhóm) ghi sẵn phần bài tập. Sau đó phổ biến cách chơi, các nhóm có số người tham gia chơi sẽ chuẩn bị. Khi nghe hô “Bắt đầu” thì lần lượt mỗi em trong nhóm “Dẫn một con ngựa về chuồng” Khi có hiệu lệnh hết giờ giáo viên cùng với các bạn dưới lớp theo dõi nhận xét nhóm nào dẫn đúng và được nhiều số ngựa về chuồng hơn là nhóm đó thắng.
Trò chơi 3: Làm tính tiếp sức
- Mục đích: Rèn tính nhanh nhẹn, tính toán nhanh và chính xác. - Thời gian: 5 phút.
- Hình thức tổ chức: theo nhóm.
- Luật chơi: Điền đúng, nhanh số vào ô trống. Cách tổ chức: Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập ở khổ giấy to hoặc bảng phụ. Mỗi học sinh chỉ có quyền điền một số ứng với kết quả đúng vào ô tiếp theo.
Ví dụ: Giáo viên cùng các bạn dưới lớp nhận xét nhóm nào có kết quả đúng và về đích trước là nhóm đó thắng.
Trò chơi 4: Tìm nhà
- Mục đích: Học sinh làm đúng các phép tính. Rèn trí thông minh, tính chính xác và vẽ được các con vật mà mình yêu thích.
- Thời gian: 5 phút.
- Cách tổ chức: Giáo viên chuẩn bị 3 tấm bìa và trên mỗi tấm bìa có vẽ sẵn hình 3 hoặc 3 ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có ghi một phép tính cộng hoặc trừ trong phạm vi đã học và một số mảnh giấy để học sinh vẽ con vật.
Ví dụ: Mỗi nhóm cử 3 bạn lên chơi tiếp sức. Các em phải vẽ được con vật mà mình yêu thích đi tìm nhà, trên lưng các con vật đó có kết quả đúng của mỗi phép tính ghi trên ngôi nhà, con vật nào có kết quả đúng thì mới có chìa khóa mở nhà. Mỗi phép tính đúng và có con vật đẹp được 10 điểm. Tổng kết trò chơi nhóm nào thực hiện đúng nhiều phép tính và có con vật đẹp hơn thì nhóm đó thắng.
3 + 5 2 + 4 5 + 5
4 + 6 1 + 8 3 + 4
7 + 2 8 + 0 3 + 5
Trò chơi 5: Tìm đường về nhà cho 3 chú ếch
- Mục đích: Củng cố kĩ năng tỡm thừa số và số bị chia
- Chuẩn bị: + Bút dạ màu vàng – xanh - đỏ (mỗi màu 2 chiếc) + 2 bức tranh tô màu đẹp treo trên bảng như sau : - Cách chơi: 15+3 17-10 75 - 40 23+12 10 - 3 49 - 31 7 35 18
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
8 7
9
º
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 3 em ( phát cho mỗi em 1 bút dạ màu)
+ Hướng dẫn: Vẽ 3 chú ếch xanh mải đi tắm mưa nên bị lạc đường về nhà. Em hãy chỉ đường cho mỗi chú ếch về đúng nhà của mình kẻo trời sắp tối. Biết rằng muốn về được nhà phải giải đúng bài toán ghi trên lưng mỗi chú ếch.
+ Sau khi 3 học sinh mỗi đội dùng 3 bút màu khác nhau để tìm đường về nhà cho ếch. Giáo viên cho từng em đọc lại để kiểm tra. Nhận xét đội thắng thua. * Lưu ý : - GV có thể thay số để được nhiều học sinh tham gia chơi.
- Trò chơi này còn có thể áp dụng cho các bài ôn tập cộng trừ trong phạm vi 10, 100.
Trò chơi 6: Lô tô nhận biết số
- Mục đích: Củng cố khái niệm số trong phạm vi 10.
- Chuẩn bị: 4 bộ số gồm các số từ 1 đến 10 dưới dạng các quân bài (như hình 1), 4 bảng gồm toàn tranh vẽ (tương tự như hình 2).
- Cách chơi: Mỗi bạn đặt bảng gồm tranh vẽ ở trước mắt. Trao các thẻ bài (ghi số) đặt úp sấp. Bốn bạn chơi “oẳn tù tì” để chọn người đi đầu tiên, các bạn ở bên phải của người đi trước sẽ đi tiếp theo. Người chơi rút một quân bài quan sát nhanh bảng và tranh vẽ rồi đặt thẻ đúng với số đồ vật có trong tranh. Nếu sai thì bạn nào nhanh tay sẽ lấy được thẻ số đó đặt lên bảng của mình, ai đặt kín bảng hơn nhất thì người ấy thắng cuộc.
+ Hình 1 + Hình 2 ºººº
5 8 8 3 6 0 0 3 5 6 8 Trò chơi 7: Xếp đúng thứ tự - Mục đích: Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10
- Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số : 0 ; 6 ; 3; 8; 5 (dạng quân bài)
Ví dụ:
- Cách chơi: Chơi theo cá nhân. Mỗi học hinh để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh” Hãy sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn(hoặc từ lớn đến bé)”. Các bạn xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 8: Đố biết số nào
- Mục đích: Củng cố cấu tạo số có hai chữ số. Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 100.
- Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 1 bảng gài số , 11 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (trong bộ đồ dùng học toán).
Ví dụ:
- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Giáo viên ra hiệu lệnh, yêu cầu cả lớp tìm các số theo hiệu lệnh của giáo viên, chẳng hạn như :
+) Số gồm 3 chục và 5 đơn vị +) Số gồm 8 đơn vị và 2 chục +) Số liền trước số 40 +) Số liền sau số 99 +) Số bé nhất có hai chữ số +) Số lớn nhất có một chữ số +) Số bé hơn 27 và lớn hơn 25 9 5 10 6 7 8 2 1 3 0 4 0
Cả lớp lấy các tấm bìa ghi số, cài vào bảng tạo thành số theo mỗi hiệu lệnh của giáo viên rồi giơ lên. Bạn nào làm sai sẽ bị phạt(nhảy lò cò hoặc đứng lên, ngồi uống tại chỗ 3 lần...)
Trò chơi 9: Đối đáp toán học
- Mục đích: Luyện tập tính nhẩm cộng và trừ trong phạm vi 10. Củng cố nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Chuẩn bị: Học sinh cần học thuộc lòng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Một bảng phép tính: Ví dụ: 4 + 5 = 9 - 5 = 5 + 4 = 9 - 4 = 8 + 2 = 10 - 2 = 2 + 8 = 10 - 8 = Trò chơi 10: Làm tính tiếp sức - Mục đích: Rèn kĩ năng tính cộng, trong phạm vi 5. - Chuẩn bị: Kẻ sẵn lên bảng 2 hình như sau:
+2 +1 +0 +1 - 3
- Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi GV ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế… Bạn thứ 5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng. Đội nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
- Cách chơi: Chơi cả lớp, một bạn hỏi , chẳng hạn: “ Bốn cộng năm bằng mấy ?” Bạn kia trả lời : “ Bằng chín” Rồi đố lại : “ Chín trừ năm bằng mấy?” * Lưu ý: Nếu người đố hỏi về phép tính cộng thì người trả lời phải đố lạilà phép tính trừ ( ngược lại với phép tính vừa đố).
- Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được các ban khác hoan hô, nếu trả lời sai thì bị nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.
Trò chơi 11: Truyền điện
- Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ dạng 14 + 3 ( hoặc 17 – 7; 17 - 3 ).
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào. - Cách chơi:
+ Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em A xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “12” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “cộng 5” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 17”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “12” truyền cho B, mà B nói cộng “9”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.
* Lưu ý :
+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ.
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ: Một em hô to “5 + 2” và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả “bằng 7”. Hay “17 - 7 ” truyền vào bạn tiếp theo núi “bằng 10”.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 12: Vua phá lưới
- Mục đích:
+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn trên 2 hình vẽ như sau:
- Cách chơi:
+ Giáo viên nêu bài toán: “ Các chú thỏ chơi bóng sút tung lưới của thủ
môn thỏ Xám chính là chú thỏ mang số áo mà cộng với 4 được 10. Đố bạn tìm được số đó là chú thỏ nào? “
+ Hai bạn đại diện cho 2 bạn cùng chơi. Các bạn còn lại cỗ vũ và giám sát. Mỗi bạn chơi tìm cách nối khung thành với 1 chú thỏ mang số áo thích hợp với câu trả lời của bài toán.
+ Bạn nào làm đúng và nhanh hơn thì bạn đó được phong làm “Vua phá lưới”
* Lưu ý: Để tránh nhàm chán, giáo viên có thể thay số 4 và các số đeo trên áo của các chú thỏ để có thể tiếp tục tiến hành cuộc chơi.
Trò chơi 13: Ong đi tìm nhụy (Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng, trừ
trong phạm vi 10) - Mục đích:
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10. - Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
+ Phấn màu - Cách chơi:
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
- Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
+ Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà ? + Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi 14: Nhiều hơn- ít hơn
8 – 2 2 + 3 10 – 3 10 – 1 8 – 2 4 + 4 5 7 9 4 8
- Mục đích:
+ Học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
+ Học sinh biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn trong khi chơi.
- Chuẩn bị: 3 cái bảng, 5 viên phấn, tranh vẽ 4 quyển vở và 3 cái bút, 10 cái bút để làm phần thưởng.
- Cách chơi: GV chia lớp làm ba nhóm:
+ Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Các nhóm nhìn nhanh nêu nêu nhanh xem nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào có số lượng ít hơn.
+ Giáo viên đưa tranh vẽ: Một bên có 4 quyển vở, một bên có 3 cái bút (cách vẽ tương ứng 1 - 1). Học sinh nêu nhanh xem vở nhiều hơn bút hay bút nhiều hơn vở.
- Tổng kết trò chơi: Nhóm nào có số người nêu nhanh và đúng nhiều thì nhóm đó thắng. Giáo viên khen thưởng học sinh nêu nhanh (có thể khen thưởng bằng vật thật như trong trò chơi: quyển vở, cái bút)
Trò chơi 15: Tam giác kì lạ
- Mục đích: Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 6. - Chuẩn bị:
+ Giáo viên vẽ sẵn hình vẽ như sau:
+ Và 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5.
+ Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu tranh vẽ và bộ số nêu trên. - Cách chơi:
+ Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong hình vẽ nêu trên sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh đều được kết quả là 6. Bạn (hoặc nhóm) nào làm xong trước sẽ thắng cuộc.
+ Chẳng hạn:
Trò chơi 16: Chính tả toán học
- Mục đích: Rèn luyện khả năng tập sử dụng các chữ số và kí hiệu toán học để ghi chép, trình bày các mệnh đề toán học được phát biểu bằng lời.
- Chuẩn bị:
Trò chơi 17: Ai tinh mắt, ai nhanh tay
- Mục đích: Luyện tập làm phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sơ đồ như hình vẽ. Phô tô đủ cho học sinh.
3 10 5 4 4 1 3 2 5 0 Hãy viết số liền sau số 99
Một số tờ phiếu trong đó có ghi các câu sau: + Hãy viết các số: mười hai, năm mươi tư, sáu mươi bảy, chín mươi tám,..
+ Hãy viết số gồm 1 chục và 5 đơn vị. + Hãy viết số liền sau của 99; hãy viết số liền trước của 35;…
- Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 2 đội, lần lượt mỗi đội cử một bạn lên chọn tờ phiếu rồi đọc to cho các bạn còn lại ghi vào bảng con (giấy nháp).
Hãy viết số gồm 1 chục và 5 đơn vị 8 + 2 10 – 7 9 – 4 1 + 2 4 + 6 8 - 3 3 + 7 4 + 1
- Cách chơi: Giáo viên có thể cho chơi theo cá nhân, mỗi em phải tự làm các