Quy trình tổ chức trò chơ

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp 1 (Trang 62 - 66)

- Mục đích: Luyện tập về đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn

2.4.2. Quy trình tổ chức trò chơ

Với các biện pháp lựa chọn tổ chức trò chơi đã nêu trên, quy trình tổ chức trò chơi toán học bao gồm các bước theo trình tự sau: Xác định mục tiêu dạy học, thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi, chuẩn bị phương tiện, giới thiệu, tiến hành và cuối cùng là đánh giá. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi toán học.

- Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động định tổ chức trò chơi (hình thành, phát triển tri thức hay luyện tập kỹ năng, kỹ xảo…).

- Bước 2: Thiết kế hoặc lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt được, điều kiện thực tế.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi.

- Bước 3: Thiết kế giáo án theo trình tự sau: + Tên trò chơi.

+ Mục tiêu cần đạt được của trò chơi.

+ Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ, các cơ sở vật chất để thực hiện trò chơi.

+ Cách tiến hành: nội dung chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Bước 4: Chuẩn bị thực hiện “giáo án”

+ Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, hỗ trợ đảm bảo cho việc thực hiện trò chơi.

+ Giáo viên nắm chắc luật chơi và cách đánh giá để hướng dẫn cho học sinh ngắn gọn, súc tích, sinh động và dễ hiểu.

+ Giáo viên chơi thử và hướng dẫn tiếp.

- Bước 5: Nêu vấn đề.

+ Giới thiệu tên trò chơi: sinh động, cuốn hút tạo tâm thế phấn khởi để học sinh sẵn sàng tham gia trò chơi.

+ Nêu yêu cầu của trò chơi: ngắn gọn, dễ hiểu. - Bước 6: Hướng dẫn trò chơi

Giáo viên giới thiệu rõ ràng nội dung chơi và phổ biến luật chơi ngắn gọn, sinh động. Giáo viên có thể làm mẫu, hướng dẫn chơi thử nếu thấy cần thiết.

- Bước 7: Thực hiện trò chơi. + Có thể cho học sinh chơi thử.

+ Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. Giáo viên theo dõi quá trình hành động, thực hiện luật chơi của học sinh. Theo dõi khả năng sáng tạo của học sinh trong trò chơi, động viên khuyến khích hoặc uốn nắn kịp thời những hành vi chưa đúng, đồng thời theo dõi nhịp độ cuộc thi để điều chỉnh, để trò chơi đạt hiệu quả cao.

Giai đoạn 4: Nhận xét và đánh giá kết quả sau khi chơi.

- Bước 8: Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét

+ Mức độ nắm vững luật chơi và việc thực hiện trò chơi. + Thành tích của học sinh trong trò chơi.

+ Những quan hệ của học sinh trong nhóm chơi.

- Bước 9: Giáo viên nhận xét, tổng kết, khẳng định, bổ sung, điều chỉnh những nhận định của học sinh. Nêu những mặt được, chưa đạt được của cá nhân (đội, nhóm) trong trò chơi. Tuyên dương cá nhân (đội, nhóm) xuất sắc, trao phần thưởng (nếu có).

- Bước 10: Rút ra bài học, nhấn mạnh các kiến thức cần đạt được sau khi chơi.

Quy trình tổ chức trò chơi dạy học toán trên đây chỉ mang tính chất tổng quát và các bước chia chỉ mang tính tương đối. Tùy thuộc vào từng bài, vào từng trò chơi cụ thể cần có sự điều chỉnh linh hoạt. Có thể tách hay gộp các bước, các giai đoạn cũng có thể đan xen hài hòa với nhau không nhất thiết

phải tách bạch như vậy. Nhưng dù có lược bớt, thêm vào hay gộp lại các bước thì các quy trình đều phải thống nhất các điểm chính như đã nêu ở phần đọc của quy trình, nhằm phát huy tối đa vai trò của trò chơi toán học trong việc nâng cao kết quả học tập môn toán cho học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, chương 2 chúng tôi đã thiết kế được một hệ thống gồm 30 trò chơi, theo 4 mạch kiến thức: số học, hình học, đại lượng, giải toán có lời văn trong chương trình môn toán lớp 1. Với mục đích làm cho hiệu quả của việc dạy và học toán ở lớp 1 tốt hơn hơn. Đồng thời giúp tiết học trở nên sinh động, thú vị, kích thích trí tò mò, sự ham muốn học hỏi, khám phá kiến thức của học sinh, tạo cho học sinh tinh thần thoải mái, đoàn kết hợp tác tập thể. Để đảm bảo phát huy những ưu điểm, tích cực của trò chơi toán học chúng tôi đã đưa ra các căn cứ thiết kế trò chơi toán học, các yêu cầu khi thiết kế trò chơi toán học. Đồng thời nêu lên một số nguyên tắc tổ chức trò chơi, các biện pháp thực hiện các nguyên tắc đó. Bên cạnh đó để giúp giáo viên tổ chức trò chơi đạt hiệu quả như mong muốn và nhằm phát huy tối đa vai trò của trò chơi toán học trong việc nâng cao hiệu quả dạy - học môn toán cho học sinh lớp 1. Ngoài ra chúng tôi cũng giới thiệu một khung quy trình tổ chức trò chơi sao cho đạt hiệu quả trong dạy học toán lớp 1.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp 1 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)