- Mục đích: Luyện tập về đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn
2.4. Hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập trong dạy học toán 1 Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi toán học
2.4.1. Các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức trò chơi toán học
Không thể phủ nhận vai trò tích cực của trò chơi toán học trong việc phát huy tính tích cực nhận thức và tăng hứng thú học tập toán cho học sinh.
Gà: 5 con Ngan: 4 con Có tất cả : … con ? Ngỗng đẻ : 5 trứng Ngan đẻ : 2 trứng Có tất cả:.. trứng ? Trong chuồng : 10 con thỏ nâu và trắng, có 6 thỏ trắng. Thỏ nâu: …con ? Mẹ mua 2 gà, 5 ngỗng và 3 thỏ. Mẹ mua tất cả:.. con ?
Với sự tham gia của trò chơi trong môn toán nó không những bổ trợ cho tiết học một sắc thái sinh động, muôn màu, muôn vẻ mà bản thân nó còn là nhịp cầu giúp chuyển tải những kiến thức toán học tưởng như khô khan thành những lâu đài toán học đầy vẻ kì bí thú vị, kích thích trí tò mò khoa học, tính ham học hỏi, khám phá của học sinh, rèn cho học sinh tư duy logic toán học, tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, tinh thần hợp tác tập thể không chỉ riêng trong giờ toán. Song muốn phát huy được những ưu điểm đó, nhà giáo dục cần có các nguyên tắc nhất định trong việc lựa chọn và tổ chức trò chơi.
2.4.1.1. Nguyên tắc lựa chọn trò chơi
Có rất nhiều trò chơi có thể đưa vào dạy học toán nhưng điều đó không đồng nhất là tất cả các trò chơi đều là trò chơi toán học. Vì vậy để lựa chọn một trò chơi toán học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Trò chơi được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu
bài học.
Tùy vào mục tiêu từng bài học cụ thể khi thiết kế xây dựng các hoạt động dạy và học tương ứng với nội dung bài. Giáo viên sẽ lựa chọn trò chơi cho phù hợp với đối tượng là học sinh lớp 3. Mục đích của các trò chơi được thiết kế ở chương 2 là những trò chơi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học toán cho học sinh. Bởi vậy, đồng nghĩa với nhiệm vụ chơi, luật chơi và hành động chơi phải đòi hỏi ở người chơi sử dụng tối đa các giác quan, các kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình của lớp, trên co sở có mở rộng để phát triển năng lực học tập toán của học sinh.
Nguyên tắc 2: Trò chơi phải có tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham
gia chơi, tạo được không khí thi đua sôi nổi, hào hứng trong lớp học.
Mỗi trò chơi toán học ở bất kỳ lớp nào ở tiểu học phải thực sự hấp dẫn trẻ, kích thích tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của trẻ. Những trò chơi nhằm nâng cao kết quả học tập cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ học tập để vận dụng vốn hiểu biết và các kỹ năng của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong những hoàn cảnh chơi linh hoạt, sinh động gắn với các yếu tố thi đua sôi động.
Nguyên tắc 3: Trò chơi phải phù hợp với năng lực và trình độ của
học sinh.
Trò chơi phải huy động, khơi gợi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có ở trẻ, khả năng biết làm việc tập thể, sự chú ý, sức tập trung,…để cùng giải quyết nhiệm vụ của trò chơi. Vì vậy, trò chơi không được quá dễ hay quá khó. Nếu trò chơi quá dễ sẽ tạo cho học sinh sự nhàm chán. Ngược lại, trò chơi quá khó sẽ khiến các em nản trí. Những trò chơi như thế sẽ không đem lại tác dụng giáo dục và hiệu quả giáo dục như mong muốn.
Nguyên tắc 4: Trò chơi phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú giúp
củng cố được các kiến thức kỹ năng cho học sinh.
Sự đa dạng bản thân nó đã tạo nên sự cuốn hút, hấp dẫn. Vì thế các trò chơi càng đa dạng, càng phong phú bao nhiêu sẽ càng tạo ra những tình huống chơi đa dạng và phong phú bây nhiêu. Nó tạo cho trẻ cơ hội để thử sức mình được vận dụng linh hoạt, mềm dẻo nhằm giải quyết một nhiệm vụ nhận thức.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính giáo dục
Nội dung và hình thức thể hiện trò chơi mang tính giáo dục. Không chọn các trò chơi mang tính bạo lực, hay nội dung không phù hợp với học sinh tiểu học.
2.4.1.2. Nguyên tắc tổ chức trò chơi
Nguyên tắc 1: Giúp học sinh nắm vững: tên gọi, nội dung, cách chơi
và luật chơi của trò chơi.
Tên gọi của trò chơi phải phù hợp với nhiệm vụ và nội dung chơi, đồng thời nó phải khơi gợi tính tò mò mong muốn được tham gia vào trò chơi đó.
Nội dung trò chơi giúp học sinh biết được mình cần phải làm gì và cách làm như thế nào trong suốt cuộc chơi nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức.
Yêu cầu, nội dung, cách thức chơi được quy định rõ trong luật chơi. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ luật chơi để trò chơi được thực hiện đúng hướng. Bên cạnh đó cách chơi, luật chơi phải dễ nhớ phù hợp với học sinh. Có nắm vững cách chơi và luật chơi thì trẻ mới có thể tuân thủ theo nhằm
góp phần vào sự thành công của trò chơi. Tuy nhiên, muốn trò chơi luôn hấp dẫn thì nội dung, hành động chơi cần được phức tạp dần.
Nguyên tắc 2: Tổ chức trò chơi đảm bảo sẽ phát huy tính tích cực, chủ
động, linh hoạt, sáng tạo của từng học sinh ttrong quá trình chơi.
Học sinh không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn các em là chủ thể của nhận thức, chủ thể tự giáo dục. Nguyên tắc này một lần nữa khẳng định vai trò trên của học sinh. Đặt học sinh vào vị trí trung tâm. Vì thế trò chơi học tập tôn trọng nguyên tắc để học sinh tự khám phá, phát hiện. Giáo viên trở thành trọng tài, người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển cuộc chơi. Sự can thiệp mang tính sư phạm của giáo viên lúc này chỉ có tính chất hỗ trợ thêm nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người chơi nhất là trong trò chơi tập thể đòi hỏi tinh thần đồng đội cao. Học sinh cần được chủ động học cách làm việc tập thể: chịu sự phân công, hướng dẫn của đội trưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời giúp đỡ các thành viên khác trong đội để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi. Khi trò chơi phát huy được tính tích cực nhận thức cho người chơi nó sẽ kéo theo sự phát triển của các thao tác trí tuệ cũng như các yếu tố tinh thần khác. Giúp trò chơi học tập thực sự trở thành một sân chơi trí tuệ thực sự bổ dưỡng đối với tất cả học sinh tham gia.
Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi một cách tự nhiên, không gò
ép, học sinh tham gia một cách tự nguyện và hào hứng.
Thực tế dạy học chỉ ra rằng những gì diễn ra tự nhiên, không gò ép, bó buộc thì càng gần gũi với học sinh và dễ dàng được các em tiếp nhận. Bởi thế một trò chơi dạy học muốn đạt được hiệu quả như mong muốn cân phải diễn ra tự nhiên, không gây áp lực căng thẳng cho học sinh để học sinh nhận thấy rằng việc tham dự trò chơi là một hoạt động tự nguyện và khi vui chơi các em luôn luôn nhận được sự khuyến khích và cổ vũ của các bạn trong lớp, sự khích lệ, tuyên dương, khen thưởng của giáo viên.
Nguyên tắc 4: Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lý, tạo ra
Nguyên tắc này xuất phát từ tính đa dạng và tính hệ thống của trò chơi. Với sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức trò chơi sẽ kích thích sự hứng thú của học sinh.
Nguyên tắc 5: Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng
đội. Trong quá trình tổ chức chơi các trò chơi có tính chất đồng đội giáo viên cần chú ý đến yếu tố “thi đua”. Có chuẩn và thang đánh giá thành tích chung của đồng đội. Có như vậy mới kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi học sinh. Đồng thời vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái.
Những nguyên tắc trên đây có liên quan mật thiết đến nhau, có tác dụng định hướng trong việc lựa chọn và thực hiện các trò chơi học tập trong dạy học toán theo một quy trình nhất định.
2.4.1.3. Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học
Biện pháp 1: Tạo và duy trì sự hứng thú chơi cho học sinh
Bản thân trò chơi với tên gọi hấp dẫn đã là một điểm thu hút sự chú ý của trẻ, cùng với luật chơi nghiệm ngặt buộc mọi trẻ phải tuân thủ khi chơi, trò chơi tạo ra một dấu ấn riêng. Nó khơi gợi tính ham hiểu biết ở trẻ, khiến trẻ hào hứng khi tham gia trò chơi. Để duy trì sự hứng thú của trẻ trong suốt quá trình chơi, giáo viên nên tạo ra tình huống bất ngờ trong trò chơi giúp học sinh tập trung, chú ý, quan sát và ghi nhớ, kích thích các em đến với trò chơi. Mở đầu thật hấp dẫn, ấn tượng, học sinh luân phiên được tham gia chơi một cách thường xuyên. Đảm bảo quyền bình đẳng của các thành viên trong nhóm chơi. Không khí lớp học góp phần không nhỏ vào sự thành công của cuộc chơi. Từ sự cổ vũ, sự khích lệ, lời động viên, tiếng reo hò của các thành viên trong đội sẽ tạo ra một bầu không khí sôi nổi khích lệ tinh thần thi đấu của các đấu thủ. Cũng chính bầu không khí ấy tạo ra sự thi đua sôi nổi giữa các cá nhân hay các đội tham gia vào trò chơi. Nó trở thành động lực giúp trẻ phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức trò chơi điệu bộ, cử chỉ, nét mặt của người điều khiển cũng làm tăng hứng thú của học sinh. Đồng thời, những khuyến khích và những điều chỉnh hợp lý của giáo viên cũng là nhân tố quan trọng làm tăng thêm sự hào hứng, phấn đấu
của người chơi. Những lời khen đúng lúc, kịp thời trong giáo dục được ví như những “viên kẹo bọc đường” mà bất kỳ học sinh nào cũng mong muốn và hồ hởi được đón nhận. Bởi thế giáo viên cần hào phóng tặng những viên kẹo ấy cho học sinh, kế cả với những em chưa làm đúng hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ để các em tự tin ở những lần chơi tiếp theo trong các trò chơi mới khác. Mặt khác, sử dụng phong phú các loại trò chơi khác nhau với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, chơi trong lớp, chơi ngoài lớp… Một mặt hình thành và phát triển kỹ năng chơi của học sinh, mặt khác làm tăng sự hứng thú của trẻ đối với các trò chơi.
Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, tính chủ động, tính tự giác, tính
độc lập và tính sáng tạo của học sinh.
Trò chơi toán học thực hiện các chức năng của hoạt động thực hành luyện tập, trong đó học sinh vân dụng vốn hiểu biết và khả năng tư duy của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức. Bởi vậy, khi tổ chức trò chơi cần để trẻ chủ động, tích cực. Tính chủ động, tự lực của học sinh trong trò chơi được thể hiện bằng việc các em có thể tự lựa chọn, tìm kiếm các phương thức tối ưu để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, tự kiểm tra đánh giá kết quả chơi của chúng. Tuy nhiên nếu không có sự tác động của người lớn thì trò chơi trẻ em sẽ bị kìm hãm trong sự phát triển của chính nó. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn (tổ chức cho trẻ hoạt động phù hợp với khả năng của chúng) thì trẻ có thể giải quyết được vấn đề mà chúng chẳng bao giờ có thể tự mình giải quyết được. Vai trò của người lớn nên thể hiện sao cho không lấn át vai trò của trẻ. Trong khi chơi, giáo viên là điểm tựa, thang đỡ cho trẻ dựa vào. Giáo viên chỉ là người dàn xếp, điều phối các mối quan hệ, là người giúp trẻ khi cần thiết, là người lên kế hoạch chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi. Trong khi chơi học sinh là chủ thể tích cực hoạt động, tích cực tìm kiếm khám phá những điều bí ẩn, thú vị nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Khi được chủ động tự mình đưa ra các phương án trẻ sẽ được tự học hai lần: Lần 1 là sự vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để giải quyết tình huống mới; Lần 2 là những kiến thức mới có trong trò chơi.
Vì chủ động nên các em tự giác hoạt động mới đem lại kết quả, tính chủ động và tính tự giác đã góp phần tạo nên tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh nhằm phát huy tính sáng tạo của người học. Khi tham gia trò chơi vị thế của mọi trẻ đều như nhau, các em được đưa ra ý kiến của mình, trao đổi với bạn nhằm tìm một giải pháp thích hợp để hoàn thành nhiệm vụ chơi. Như vậy, cùng một kết quả có thể có rất nhiều cách thức, con đường khác nhau đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ tìm tòi, lựa chọn để tìm được con đường ngắn nhất tới đích, rút ngắn thời gian của cuộc thi và yếu tố này là hạt nhân phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. Đặc biệt tạo ra những tình huống chơi mang tính có vấn đề, kích thích sự tìm kiếm cũng là một cách thúc đẩy tính độc lập, sáng tạo của trẻ, bắt buộc trẻ phải suy nghĩ, phải sử dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, hệ thống, huy động vốn tri thức của mình để tìm ra giải pháp. Việc tạo ra yếu tố thi đua trong quá trình chơi cũng phát huy được tính tích cực, hoạt động của học sinh. Bởi không có ganh đua trẻ không còn hứng thú nữa.
Biện pháp 3: Dùng yếu tố thi đua để lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi
song cũng không quá nhấn mạnh vào yếu tố thi đua một cách thái quá. Bởi nếu quá chú trọng đến yếu tố thi đua sẽ rất dễ biến cuộc thi trí tuệ thành cuộc ganh đua và người chơi thay vì có tâm lý vui chơi thoải mái sẽ là thái độ hằn học và hiếu thắng.
Biện pháp 4: Tạo mối quan hệ của học sinh trong quá trình chơi.
Giáo viên giúp học sinh thiết lập mối quan hệ bạn bè thân ái, biết phối hợp cùng nhau trong trò chơi. Việc phân nhóm chơi một cách linh hoạt, hợp lý, sẽ giúp học sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với các bạn. Giáo viên phải kịp thời nhắc nhở khi học sinh có thái độ không tốt với bạn chơi.
Hợp tác nhóm là một xu thế học tập có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành, phát triển nhân cách và kỹ năng sống của trẻ. Vì thế, trong trò chơi học tập yếu tố thi đua theo đội, theo nhóm là sợi dây liên lạc gắn kết các thành viên trong đội, không những giúp mọi thành viên trong đội đêu được tham gia vào trò chơi mà còn tạo nên hiệu ứng làm việc hiệu quả.
Những đội chơi thắng cuộc luôn là đội chơi có hiệu suất làm việc giữa các thành viên tốt nhất.
Làm tốt việc đánh giá cũng giúp các em điều chỉnh hợp lý với bạn chơi, giúp trẻ tự tin và cố gắng hơn ở các trò chơi tiếp theo. Việc này cũng có tác dụng hình thành, củng cố và phát triển tình cảm giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự nhận xét đánh giá buổi chơi.