Một số yêu cầu khi thiết kế, tổ chức trò chơi toán học

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp 1 (Trang 34 - 35)

Mỗi trò chơi cần phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:

Một là: Cần phải củng cố một nội dung toán học trong chương trình môn Toán ở lớp một.

Trò chơi học tập là một phương tiện tốt để giáo dục toàn bộ trẻ em. Cho nên khi thiết kế trò chơi học tập phải đảm bảo được mục tiêu của tiết học, một nội dung dạy học.

Hai là: Mỗi trò gây được hứng thú, trong tham gia hoạt động của học sinh.

Khi thiết kế, tổ chức trò chơi, tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện các trò chơi học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp và địa phương. Mặt khác, trò chơi dạy học toán ở tiểu học là một hoạt động tự do, nếu gò ép hoặc bắt buộc thì trò chơi đó sẽ mất tính hấp dẫn không có ý nghĩa.

Ba là: Mỗi trò có một tên gọi ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia, bộc lộ kiến thức và kỹ năng thực sự. Tên gọi của trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, nội dung chơi và khêu gợi được các em tham gia chơi một cách nhiệt tình. Luật chơi phải rõ ràng, mạch lạc, nội dung chơi dễ nhớ, hấp dẫn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Giáo viên dễ tổ chức hướng dẫn trò chơi, các em có thể tự chơi sau khi đã được hướng dẫn chơi.

Ngoài ra trò chơi phải đảm bảo tính hệ thống và phát triển đó là hệ thống trò chơi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Bốn là: Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ học toán để học sinh vui mà học, học mà vui.

Việc tổ chức trò chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung học các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. Đồng thời việc tổ chức trò chơi cần căn cứ vào thời gian dành cho một tiết học đảm bảo truyền thụ cho học sinh đầy đủ các kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học đó tránh hiện tượng vi phạm quỹ thời gian. Bên cạnh đó giáo viên cần chý ý các tình huống chơi có thể xảy ra khi sử dụng trò chơi là: Học sinh không hiểu luật chơi, không hứng thú tham gia. Học sinh tham gia quá sôi nổi, gây ồn,... giáo viên khó điều khiển. Học sinh tham gia gay gắt dẫn tới cạnh tranh thiếu lành mạnh, cay cú, gian lận,... Giáo viên không lường hết được những tình huống giải quyết vấn đề của học sinh... Những tình huống này xảy ra cũng làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian học tập trong các giờ học toán và tính chất vui mà học, học mà vui.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp 1 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)