Trò chơi củng cố nội dung hình học.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp 1 (Trang 50 - 54)

- Mục đích: Luyện tập về đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn

2.3.3. Trò chơi củng cố nội dung hình học.

- Bước đầu nhận dạng về hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- Giới thiệu về điểm, điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình, đoạn thẳng, - Thực hành vẽ đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông., gấp, ghép các hình.

- Học sinh biết vẽ hình qua các điểm, đoạn thẳng.

- Có biểu tượng về dài hơn, ngắn hơn, từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng qua đặc tính dài - ngắn của chúng.

- Biết so sánh độ dài các đoạn (trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Học sinh nhận ra và nêu đúng tên các hình: Hình vuông, hình tròn, hình tam giác.

- Bước đầu nhận ra hình ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác thông qua các vật thật vì sang phần này học sinh chỉ nhận biết trực quan qua các hình vẽ cụ thể, cho nên trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên nên tổ chức các trò chơi đơn giản.

Để sử dụng trò chơi khi dạy phần này tôi thường cho học sinh chơi các trò chơi sau:

Trò chơi 23: Xếp hình theo mẫu

- Mục đích :

+ Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.

+ Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình. - Chuẩn bị:

+ Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.

- Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.

- GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn (có thể đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.

- Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.

- Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.

Trò chơi 24: Tô hình đúng, màu đẹp

- Mục đích: Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mĩ.

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:

- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ, vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: ‘‘Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không to màu nọ chồng lên màu kia do nhầm) thì đội đó thắng cuộc.

Trò chơi 25: Xếp lại hình vuông

Mục đích: Củng cố biểu tượng về hình vuông, nâng cao khả năng quan sát, sự nhanh trí.

Trò chơi 26: Xếp hình

- Thời gian: 3 - 5 phút.

- Mục đích: Học sinh biết dùng que tính để xếp hình đã học. Nhận biết được số hình qua các que tính.

- Luật chơi: Xếp đúng hình đã qui định. - Hình thức tổ chức: Theo nhóm.

- Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh chuẩn bị sẵn số que tính đã nêu để xếp số hình theo yêu cầu.Ví dụ: Dùng 7 que tính để xếp được 2 hình vuông hay 7 que tính để xếp được 3 hình tam giác (các que tính phải bằng nhau) Các nhóm chuẩn bị, khi nghe hô “Bắt đầu” thì các nhóm thảo luận và xếp lên bàn. Khi nghe hiệu lệnh dừng thì các nhóm dừng tay. Giáo viên cùng một vài bạn đại diện nhận xét kết quả hoặc nhóm đó phải chỉ ra số hình đã xếp, nhóm nào nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc.

Trò chơi 27: Nắm tay nhau xếp hình

- Mục đích: Rèn luyện kĩ năng nhận dạng và tạo dựng biểu tượng về các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác.

- Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào.

- Cách chơi: Chia lớp làm hai dãy. Mỗi dãy cử 1 nhóm có nhiều hơn 5 bạn lên chơi. Giáo viên gọi tên của một hình nào đó, chẳng hạn hình tam giác (hoặc hình vuông, hình tròn). Mỗi nhóm cân nhắc xem nên chọn bao nhiêu người là đủ để có thể xếp được thành hình tam giác (hoặc hình vuông, hình tròn) người này nắm tay người kia để tạo thành hình mong muốn.

- Cách tính điểm:

+ Nhóm nào chọn số người hợp lí cho mỗi hình theo yêu cầu được

+ Nhóm nào xếp nhanh và xếp đẹp thì được 20 điểm.

+ Nhóm nào được nhiều điểm thì nhóm đó thắng cuộc.

Trò chơi 28: Câu trả lời đúng

- Mục đích: Học sinh biết tìm số lượng hình tam giác, hình vuông. - Chuẩn bị: Tờ bìa có vẽ 2 hình: 1 tam giác và 1 hình vuông.

- Cách chơi: + Giáo viên chia lớp làm các nhóm 4 học sinh.

+ Giáo viên treo tờ bìa có vẽ hình như trên và nêu: “ Bạn Lan nói hình trên có 6 hình tam giác và 5 hình vuông. Hỏi bạn Lan nói có đúng không?”. + Giáo viên đếm từ 10 đến 0 nếu nhóm nào có câu trả lời nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc chơi.

* Lưu ý: Trong khi giáo viên đếm mà nhóm nào giơ tay hoặc nêu thì nhóm đó phạm luật và bị loại khỏi cuộc chơi.

Trò chơi 29: Bạn nào nhanh trí.

- Mục đích:

+ Củng cố biểu tượng về hình vuông. + Rèn luyện trí tưởng tượng.

- Chuẩn bị: + Mỗi học sinh chuẩn bị 12 que diêm . +Giáo viên vẽ sẵn hình lên bảng.

- Mỗi bạn (nhóm) xếp 12 que diêm như hình mẫu trên bảng. - Giáo viên ra lệnh: “ Hãy thay đổi vị trí 3 que diêm để có 3 hình vuông bằng nhau”.

- Học sinh thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên.

- Bạn (nhóm) nào làm xong trước bạn (nhóm) đó thắng cuộc.

* Lưu ý: Trò chơi này giáo viên có thể thay đổi hiệu lênh: “Hãy xếp lại 4 que

diêm để có 3 hình vuông bằng nhau”.

Đáp án: + Thay đổi vị trí 3 que diêm + Thay đổi vị trí 4 que diêm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng hệ thống trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán cho học sinh lớp 1 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)