TT Công tác nâng cao chất lượng tín dụng
1. Nuôi dư ng mối quan hệ lâu dài với bên đi vay, phục vụ mọi nhu cầu về tài chính 2. Chú trọng việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Tuân thủ quy trình cho vay, đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay, hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động như chấm điểm tín dụng.
3. Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay cho vay, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó đòi. 4. Xác định sớm nợ xấu và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ. Giữ mối liên hệ với
khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn; tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ.
Citibank quản lý rủi ro tín dụng theo mô hình tập trung tại hội sở chính và chia làm 3 bộ phận chức năng:
+ Bộ phận tác nghiệp: Cho vay, đối thoại, trả lời các câu hỏi của khách hàng, đánh giá sơ bộ các rủi ro.
+ Bộ phận quản lý rủi ro: Đánh giá khách hàng, xét duyệt và thông qua khoản vay.
+ Bộ phận quản lý nợ: Kiểm tra hồ sơ tín dụng, kiểm tra việc trả gốc, lãi; quản lý thời gian trả nợ, định giá lại tài sản thế chấp, xem xét lại trạng thái các khoản nợ.
Hệ thống kiểm soát của citibank có sự tham gia của cục dự trữ liên bang Mỹ, có thành lập bộ phận kiểm soát và kiểm soát nội bộ, sự tham gia của các cơ quan xếp hạng tín dụng uy tín trên thế giới và sự kiểm tra, giám sát của thị trường (khách hàng).
Kinh nghiệm của ngân hàng Siam commercial bank, Thái Lan
Siam Commercial Bank (SCB) là ngân hàng lớn thứ 3 của Thái Lan dựa trên quy mô tài sản, được thành lập từ năm 1904.Theo số liệu năm 2012, ngân hàng SCB hiện có khoảng hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch và 7.678 máy rút tiền. Giá trị vốn hoá thị trường của SCB đạt khoảng hơn 14 tỷ USD. Để nâng cao chất lượng tín dụng Siam Commercial Bank đã thực hiện như sau:
- Tuân thủ nghiêm quy trình cho vay sau: (1)Tiếp xúc KH/ (2) Phân tích tín dụng/ (3)Thẩm định tín dụng/ (4) Đánh giá rủi ro/ (5) Quyết định cho vay/ (6) Thủ tục giấy tờ đánh giá, xem xét lại khoản vay.
- Quan tâm rất nhiều đến thông tin khách hàng, uy tín trong quá trình quan hệ tín dụng trước đây, mục đích sử dụng vốn vay/ kế hoạch trả nợ vay/ nguồn trả nợ thay thế/ khả năng kiểm soát/ năng lực quản lý điều hành…
- Cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với gói tín dụng bán lẻ và để xem xét cho vay đối với gói tín dụng doanh nghiệp, hạng tín dụng doanh nghiệp.
- Tuân thủ quyền phán quyết tín dụng: quyết định tín dụng theo mức tăng dần, phân quyền theo mức phán quyết của một người, nhóm người hay của hội đồng. quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ giám đốc đến HĐQT tại trụ sở chính
tùy thuộc vào mức cho vay, điều kiện về tín dụng và tài sản đảm bảo. Ví dụ: >50 triệu baht=> một người phán quyết; >100 triệu baht => phải là hai người phán quyết; từ 3 tỷ baht => phải do hội đồng phán quyết (Nguyễn Văn Tuấn, 2015)..
- Giám sát khoản vay: rất coi trong việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau cho vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình huống rủi ro có thể xảy ra.
1.6.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng tại Việt Nam
Kinh nghiệm của NHTM cổ phần Ngoại thương (VCB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương được thành lập từ 1963, được đánh giá là một trong các ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Với bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, VCB thường xuyên đưa ra chính sách cải cách trong hoạt động để nâng cao chất lượng tín dụng sau đây:
- Áp dụng chính sách lãi suất cho vay theo mức độ rủi ro tùy theo từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố lại mối quan hệ khách hàng. Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc
- Tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Chuyên biệt hóa công tác khách hàng và phát triển kinh doanh với bộ phận chuyên trách quan hệ khách hàng.
- Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro, quản lý, giám sát ; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, định kỳ cập nhật tình hình khách hàng, đánh giá tác động của sự thay đổi đó với hoạt động của doanh nghiệp, qua đó ngân hàng đưa ra chính sách đối với doanh nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị điều hành, quản lý nghiệp vụ, phát triển sản phẩm, gia tăng tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời kiểm soát, hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian xử lý nghiệp vụ.
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng: Áp dụng đối với nợ nhóm 3-4 bằng cách điều chỉnh hoặc gia hạn cho khách hàng gặp khó khăn về tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động vượt qua khó khăn, tạo nguồn trả nợ.
Vpbank từng là ngân hàng hoạt động yếu kém bị Ngân hàng nhà nước xếp vào tình trạng theo dõi đặc biệt do có nợ quá hạn tăng đột biến, khả năng thanh toán kém. Ban lãnh đạo Vpbank đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Kết quả là sau hơn hai năm ngân hàng này thoát khỏi tình trạng theo dõi đặc biệt, nợ quá hạn giảm xuống dưới 1%, quy mô hoạt động được mở rộng. (Nguyễn Ngọc Tâm, 2009) để thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng, Vpbank đã chú trọng hoạt động sau: - Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: chấm điểm xếp hạng khách hàng, từ đó có chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường mối quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo đối với nhóm khách hàng có xếp hạng tín dụng cao và ngược lại.
- Ban hành sổ tay tín dụng: Nhằm hệ thống hóa các quy định, các bước cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp giúp cán bộ tín dụng thực hiện công việc một cách nhuần nhuyễn. Sổ tay tín dụng còn đề cập đến rủi ro tín dụng giúp các nhà điều hành chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng, xử lý rủi ro theo khuôn khổ pháp lý.
- Xây dựng quy trình kiểm tra giám sát vốn vay: Nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ vay vốn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên quá trình vay vốn, sử dụng vốn, thực hiện kế hoạch trả nợ, tình trạng tài sản đảm bảo để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm giúp giảm thiểu rủi ro. Mặt khác ngân hàng cũng thường xuyên đánh giá mức độ tín nhiệm, phân loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Vpbank thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tiến hành chấm điểm xếp hạng khách hàng, từ đó có chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường mối quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo đối với nhóm khách hàng có xếp hạng tín dụng cao và ngược lại.
1.6.3. Bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Đa Kia
Qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của một số NHTM trong và ngoài nước, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank như sau:
- Một là, Tuân thủ quy trình cho vay, gắn trách nhiệm của cán bộ cho vay với chất lượng khỏan vay, thực hiện tốt khâu thẩm định trước giải ngân, đánh giá đúng thực chất tình hình của khách hàng có tham khảo kết quả chấm điểm tín dụng.
- Hai là, Tăng cường kiểm tra, giám sát, thu thập thông tin khách hàng sau cho vay để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh rủi ro.
- Ba là, Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng đối tượng khách hàng, danh mục đầu tư, mức độ rủi ro của dự án. Tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Chuyên biệt hóa công tác khách hàng và phát triển kinh doanh với bộ phận chuyên trách quan hệ khách hàng.
- Bốn là, Áp dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị điều hành, quản lý nghiệp vụ, phát triển sản phẩm, gia tăng tiện ích nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Năm là, Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng: Áp dụng đối với nợ nhóm 3-4 bằng cách điều chỉnh hoặc gia hạn cho khách hàng gặp khó khăn về tài chính.
- Sáu là, Xây dựng quy trình kiểm tra giám sát với khoản vây đã giải ngân, phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của NHNN, chính phủ... để phát hiện các sai sót, sai phạm. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại khách hàng theo các tiêu chí nhất định làm cơ sở áp dụng các mức lãi suất khi cho vay
Kết luận chương 1
Tín dụng là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM.
Chương 1 trình bày một số vấn đề cơ bản về tín dụng; các vấn đề về chất lượng tín dụng NNNT; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng NNNT; Tham khảo kinh nghiệm trong nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM ở một số quốc gia trên thế giới và của các NHTM Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Đa Kia nghiên cứu và vận dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH ĐA KIA – BÌNH PHƯỚC 2.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước Bình Phước
Ngày 16 tháng 11 năm 2001 Agribank Đa Kia chính thức khai trương và đi vào hoạt động theo quyết định số 302/2001/NHNo của Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.
Khi thành lập, Agribank Đa Kia là phòng giao dịch thuộc chi nhánh Phước Bình với tổng dư nợ chỉ có vài tỷ đồng. Cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho hoạt động hết sức khó khăn: trụ sở làm việc phải thuê mướn, máy móc thiết bị hạn chế, phần mềm giao dịch lạc hậu tính bảo mật kém. Đến năm 2004, ngân hàng đã có trụ sở làm việc khang trang, rộng rãi hơn; máy móc thiết bị cũng được trang bị đầy đủ hơn, phòng giao dịch Đa Kia được nâng cấp thành chi nhánh cấp ba trực thuộc Agribank tỉnh Bình Phước. Dư nợ tín dụng, số dư nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng qua các năm (Agribank Đa Kia, 2015).
Từ những ngày đầu khó khăn, thiếu thốn Agribank Đa Kia đã không ngừng nỗ lực để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đó là chuyển tải các nguồn vốn tín dụng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, góp phần nâng cao mức sống cho đại bộ phận người dân tại địa phương, phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn. Đến nay, Agribank Đa Kia đã trở thành địa chỉ tin cậy của nhà nông, các doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ... được chính quyền địa phương, đánh giá cao.
2.1.2. Mô hình tổ chức và cán bộ nhân viên
Mô hình tổ chức của Agribank được thể hiện tại sơ đồ 2.1 dưới đây.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh Đa Kia
(Nguồn: Agribank chi nhánh Đa Kia, 2017)
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kế hoạch tín dụng Phó giám đốc phụ trách
kế toán, ngân quỹ
Trưởng phòng Kế hoạch - tín dụng Trưởng phòng
Kế toán - Ngân quỹ
Kế toán Thủ quỹ
Phó phòng Kế hoạch - tín dụng
Giám đốc: Gồm 01 người: điều hành và chịu trách nhiệm chung về các mặt hoạt động, phụ trách công tác tổ chức cán bộ. Giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc Agribank tỉnh Bình Phước về toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc: Gồm 02 người: giúp việc cho Giám đốc, 01 người phụ trách công tác kế hoạch tín dụng, 01 người phụ trách công tác kế toán, ngân quỹ. Phó giám đốc được ủy quyền khi Giám đốc đi vắng đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
Phòng kế toán – ngân quỹ: Gồm 05 người, trong đó 01 trưởng phòng, 03 kế
toán viên, 01 thủ quỹ.
+ Thực hiện hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định của Agribank Việt Nam, lưu trữ hồ sơ, số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của Agribank Đa Kia. + Thực hiện các dịch vụ về thẻ, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm, giải ngân, chuyển tiền…
+ Làm dịch vụ thu chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ, giấy tờ có giá.
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch tài chính; quyết toán tài chính hàng năm. + Phối hợp cùng với phòng kế hoạch tín dụng thực hiện các chỉ tiêu tín dụng theo phân công của giám đốc.
Phòng Kế hoạch tín dụng: Gồm 05 người, trong đó 01 trưởng phòng, 02 phó
phòng và 02 cán bộ tín dụng.
+ Trưởng, phó phòng và cán bộ tín dụngđược phân công quản lý địa bàn nhất định.
+ Thực hiện các nghiệp vụ tìm kiếm các dự án, phương án khả thi; thu thập thông tin về khách hàng; hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn; lập báo cáo thẩm định,hợp đồng tín dụng; thông báo cho khách hàng về việc cho vay hoặc từ chối cho vay;đôn đốc khách hàng trả nợ, lãi; lưu trữ hồ sơ theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng các món vay đã thẩm định cho vay.
2.1.3. Hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước
ề nguồn vốn
qua các dịch vụ tài khoản thanh toán, mở sổ tiết kiệm; phát hành giấy tờ có giá và xin điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên theo bảng số liệu dưới đây: