3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước
3.2.3. Giải pháp về hoạt động tín dụng
Xác định đúng khách hàng cho vay
Nhằm thực hiện tốt Nghị định 55 của Chính phủ ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đồng thời đảm bảo an toàn tín dụng cho đơn vị, công tác lựa chọn thẩm định khách hàng để cho vay đóng vai trò quan trọng. Để xác định đúng khách hàng cho vay, Agribank chi nhánh Đa Kia cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tăng cường công tác tìm kiếm, thu thập thông tin của khách hàng từ nhiều nguồn thông tin.
- Tiến hành thẩm định đúng theo quy trình nghiệp vụ, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng vay vốn; đảm bảo nắm chắc tình hình tài chính hiện tại, uy tín... của khách hàng, tình trạng tài sản bảo đảm.
- Phân loại, đánh giá khách hàng: Việc phân loại, đánh giá đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng giúp cho ngân hàng có lựa chọn cấp tín dụng tốt hơn trong lần cấp tín dụng tiếp theo. Để việc phân loại đánh giá được chính xác cần
được tiến hàng thường xuyên, liên tục theo định kỳ (hàng tháng, quý, năm).
Bảng 3.1: Các nội dung xác định đối tượng được vay vốn NNNT
1. Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, các nguồn thu nhập, tài sản hiện có, tài sản bảo đảm, các khoản chi phí, khoản vay khác của khách hàng.
2. Thẩm định các thông tin đã thu thập được thông qua nhiều kênh thông tin như người quen, hàng xóm, hệ thống chính quyền, phần mềm đánh giá khách hàng…; thẩm định tài sản bảo đảm (nếu có).
3. Yêu cầu khách hàng nghiên cứu kỹ lư ng chính sách vay vốn đã cung cấp, nhấn mạnh các điều khoản phải chấp hành và kế hoạch trả nợ, lãi; đánh giá khả năng và thiện trí trả nợ của khách hàng.
4. Căn cứ kết quả đánh giá lịch sử vay vốn của khách hàng thông qua hệ thống quản lý của NHNN và theo dừi tại chi nhỏnh.
5. Kết luận khách hàng thuộc đối tượng vay vốn phát triển NNNT hay không.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) - Agribank chi nhỏnh Đa Kia cần cung cấp một cỏch vắn tắt, rừ ràng và đầy đủ nhất về cỏc sản phẩm tớn dụng để đảm bảo khỏch hàng nắm rừ cỏc thủ tục làm hồ sơ vay, quyền hạn, trách nhiệm khi được vay vốn, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện tốt các điều khoản hợp đồng tín dụng sau khi giải ngân.
Cung cấp vốn cho vay NNNT kịp thời
Cho vay sản xuất, kinh doanh, chế biến... trong lĩnh vực NNNT mang tính thời vụ cao, khách hàng có nhu cầu vốn cao tại thời điểm chăm sóc cây trồng, vật nuôi hoặc tại thời điểm thu mua nông sản...Nhưng đến thời điểm thu hoạch hoặc bán sản phẩm thì lại không có nhu cầu vốn. Chính vì vậy, việc cung cấp vốn phải luôn kịp thời, nếu không đáp ứng được, khách hàng sẽ tìm đến với ngân hàng khác.
Để thực hiện cung cấp vốn cho vay kịp thời, Agribank chi nhánh Đa Kia cần thực hiện các giải pháp sau:
- Chủ động, linh hoạt trong công tác nguồn vốn như: huy động, điều chuyển vốn đảm bảo tiến độ giải ngân.
- Lập kế hoạch tín dụng cần bám sát nhu cầu vốn theo mùa vụ của nhà nông,
không nên lập cho cả năm dẫn đến có tháng thừa vốn, nhưng có thời điểm lại thiếu vốn.
- Căn cứ nhu cầu vay vốn từng thời kỳ, điều chỉnh kế hoạch tín dụng phù hợp thực tế.
ồ sơ thủ tục vay vốn
Trong điều kiện có nhiều NHTM cạnh tranh hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính, hồ sơ thủ tục vay vốn đóng vai trò quan trọng. Đây không chỉ là một bước làm hồ sơ đơn thuần mà nó là khâu thiết thực nhất để khách hàng cảm nhận trực tiếp về dịch vụ của ngân hàng.Để thực hiện tốt công tác vay vốn, hồ sơ thủ tục vay vốn cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Hồ sơ đầy đủ, đúng quy địnhvới phương châm gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí cho khách hàng, không rườm rà thủ tục gây phiền hà cho khách hàng.
- Trong giải quyết thủ tục vay vốn cần áp dụng linh hoạt quy trình nghiệp vụ sao cho nhanh nhất, lưu ý khách hàng những lỗi thường mắc phải tạo điều kiện giải quyết hồ sơ nhanh nhất không chỉ ở khâu tại ngân hàng mà ở khâu khách hàng và các cơ quan liên quan.
- Tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong ngân hàng để quá trình luân chuyển hồ sơ nhanh chóng.Hàng tháng ngoài đánh giá nhân viên theo các chỉ tiêugiao, cần đánh giá thêm công tác phối hợp nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên trong đơn vị, góp phần phục vụ khách hàng vay vốn nhanh chóng và tốt hơn.
Thời hạn và mức cho vay
Thời hạn và mức vay có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và khả năng trả nợ của hộ vay. Chính vì vậy khi định thời hạn trả nợ và mức cho vay nhân viên tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc về thẩm định tín dụng. Đánh giá đúng thực chất dự án để đưa ra thời hạn và mức vay thích hợp, tránh làm dự án hình thức dẫn đến phân kỳ trả nợ sai.
Việc phân kỳ trả nợ và định kỳ hạn trả nợ cuối cùng cần bám sát nguồn tiền vào của khách hàng, không nên chia đều (như 12 tháng/ 01 lần; 06 tháng/ 01 lần)
hoặc cho vay chẵn năm (như 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng...). Làm tốt công tác định kỳ hạn góp phần làm tăng vòng quay vốn tín dụng đồng thời giúp hộ vay trả nợ đúng hạn.
Trong tính toán mức cho vay, cán bộ cho vay cần cân nhắc, tính toán kỹ lư ng các khoản chi phí và doanh thu của dự án; tư vấn thêm cho khách hàng, đặc biệt là khách hàng là nông dân thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý tài chính;
không nên chỉ căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để định mức cho vay.
Bảng 3.2: Đề xuất định kỳ hạn và thời hạn trả nợ
STT Mục đích vay vốn Dự kiến thời điểm có nguồn thu để trả nợ
Đề xuất phân kỳ trả nợ Thời hạn cho vay tối
đa
1 Cho vay chăm sóc điều
Từ tháng 02 đến tháng 4 hàng năm
01 năm một lần vào khoảng tháng 3 đến
tháng 8
36 tháng
2 Cho vay chăm sóc tiêu
Từ tháng 01 đến tháng 3 hàng năm
01 năm một lần vào khoảng tháng 4 đến
tháng 12
36 tháng
3 Cho vay chăm sóc cao su
Từ tháng 02 đến tháng 12 hàng năm
Hàng tháng vào khoảng tháng 3 đến
tháng 12 hàng năm
36 tháng
4 Cho vay chế biến nông sản
Sau khi xuất hàng đi bán
Hàng tháng tùy thuộc thời gian xuất
hàng bán
36 tháng
5 Cho vay thu mua nông sản
Sau khi xuất hàng đi bán
Hàng tháng tùy thuộc thời gian xuất
hàng bán
12 tháng
6 Cho vay chăn nuôi gia cầm
Sau 4 đến 6 tháng Không phân kỳ 8 tháng 7 Cho vay chăn nuôi
gia súc
Sau 12 tháng 12 tháng một lần 60 tháng (Nguồn: Tác giả đề xuất)
Tổ chức các chương trình kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, giám sát đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn
chặn, phát hiện và xử lý rủi ro tín dụng. Để đảm bảo an toàn tín dụng thì 100% các khoản vay cần được kiểm tra hàng năm. Muốn làm được điều này chi nhánh cần thực hiện một số công tác sau:
- Phối hợp các đoàn kiểm tra của Agribank tỉnh Bình Phước, Ngân hàng Nhà nước tỉnh... thực hiện kiểm tra tại chi nhánh theo chương trình hàng năm.
- Xây dựng được cơ chế tự kiểm tra một cách chặt chẽ, quy định trách nhiệm của từng cán bộ trong thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên.
- Có bảng phân công công việc, giao khoán chỉ tiêu, quyết toán công việc thật cụ thể đối với từng cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán trong đó mỗi tháng kiểm tra bao nhiêu khách hàng (có danh sách kèm theo), bao nhiêu chứng từ, hồ sơ…
- Kiểm tra sử dụng vốn vay đối với 100% món vay mới giải ngân trong vòng 30 ngày để đảm bảo khả năng sử dụng vốn đúng mục đích tránh tình trạng để quá lâu, sau khi khách hàng đã sử dụng hết số tiền vay cho mục đích khác dẫn đến mất khả năng trả nợ.
- Công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ cần được thực hiện định kỳ, đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các chi nhánh Agribank. Báo cáo kịp thời tình hình xâm tiêu, chiếm dụng cho Agribank tỉnh Bình Phước để có chỉ đạo kịp thời, tìm mọi biện pháp thu hồi dứt điểm nợ gốc và lãi kể cả dùng biện pháp cư ng chế.
Tăng cường vai tr , trách nhiệm của Ban lãnh đạo ngân hàng
Với cơ cấu tổ chức hết sức gọn nhẹ hiện nay, chi nhánh chỉ có hai phòng nghiệp vụ là phòng kế toán ngân quỹ và phòng kế hoạch tín dụng, các công tác về tin học, hành chính tổ chức, kiểm tra đều được phân công kiêm nhiệm. Hiện nay chi nhánh chỉ có 05 cán bộ tín dụng quản lý hơn 2 ngàn khách hàng nên công tác kiểm tra sau cho vay tại chi nhánh chưa được thường xuyên, liên tục; đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó, chưa đánh giá đúng thực chất tình hình sử dụng vốn. Để nâng cao hoạt chất lượng tớn dụng, quản lý và theo dừi sỏt xao chất lượng tớn dụng một
cách thường xuyên, liên tục, lãnh đạo chi nhánh cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cộng đồng trách nhiệm với các phòng nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công cụ thể từng lãnh đạo phụ trách các mảng nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát liên quan đến phần nghiệp vụ được phân công, phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót, sai phạm.
- Phân công lãnh đạo chi nhánh trực tiếp tham gia kiểm tra đối với các dự án lớn hoặc một số dự án có biểu hiện nghi ngờ về khả năng sử dụng vốn, hoặc theo địa bàn phụ trỏch theo dừi chất lượng tớn dụng.
- Lãnh đạo chi nhánh thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác kiểm tra tại phòng tín dụng.