ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ bình quân
258.560 404.119 481.215 610.974 705.570 Tổng nguồn vốn bình quân 263.749 450.086 485.253 643.790 709.541
- Hệ số sử dụng vốn 0,98 0,90 0,99 0,95 0,99
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Agribank Đa Kia và tính toán của tác giả, 2016)
Hệ số sử dụng vốn các năm trong giai đoạn 2012-2016 đều đạt ở mức độ tương đối (đạt trên 90%), đến thời điểm cuối mỗi năm nguồn vốn NNNT hầu như đều được giải ngân hết. Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn trên cho thấy Agribank Đa Kia đã đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế NNNT tại địa phương.
Hoạt động cho vay NNNT tại Agribank chi nhánh Đa Kia phân theo mục đích, chương trình vay tập trung ở sáu chương trình tín dụng, bao gồm (1) Cho vay chi phí sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; (2) cho vay phát triển ngành nghề nông nghiệp nông thôn; (3) cho vay chế biến tiêu thụ nông, lâm, thủy sản và muối; (4) cho vay kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; (5) cho vay sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; (6) cho vay tiêu dùng trên địa bàn nông thôn. Tình hình cho vay NNNT phân theo mục đích, chương trình vay giai đoạn 2012-2016 thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.7: Tình hình cho vay NNNT phân theo mục đích, chương trình vay giai đoạn 2012-2016
ĐVT: Triệu đồng, %
Chương trình vay Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐPTBQ (%)
1. Sản xuất nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp 207.462 323.368 384.153 490.358 563.254 115 2. Phát triển ngành nghề NNNT 4.110 6.323 7.046 8.009 8.212 107 3. Chế biến, tiêu thụ nông, lâm,
thủy sản và muối 37.606 55.613 68.777 77.407 90.321 113 4. Kinh doanh phục vụ nông, lâm,
diêm nghiệp và thủy sản 5.970 12.429 15.606 26.103 32.286 127 5. Sản xuất phi nông nghiệp
trên địa bàn nông thôn 2.280 4.462 4.542 5.087 6.220 109 6. Tiêu dùng trên địa bàn
nông thôn 1.234 2.030 1.097 4.117 5.369 128
Tổng cộng 258.662 404.225 481.221 611.081 705.662 115
(Nguồn: báo cáo của Agribank chi nhánh Đa Kia, 2016)
Bảng số liệu 2.7 trên đây cho thấy dư nợ các chương trình cho vay năm sau đều tăng so với năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng ở mỗi chương trình vay có sự khác biệt. Cho vay tiêu dùng và kinh doanh phục vụ NNNT tăng mạnh, cho vay phát triển ngành nghề NNNT, sản xuất phi nông nghiệp và cho vay chế biến thiêu thụ nông sản tăng chậm hơn, cho vay sản xuất có mức tăng trưởng bằng mức tăng trưởng chung các chương trình.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay sản xuất tăng bằng mức chung các chương trình cho vay, trong khi cho vay chế biến, tiêu thụ nông sản giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do sản lượng nông sản sụt giảm (đặc biệt sản lượng hạt điều), một phần do giá cả không ổn định. Trong giai đoạn 2012 - 2016 có nhiều doanh nghiệp, tiểu thương trên địa bàn tỉnh Bình Phước phải rời khỏi ngành do phá sản.
Cơ cấu cho vay
biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp. Cơ cấu tỷ trọng dư nợ cho vay các chương trình tương đối ổn định qua các năm.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu cho vay NNNT theo chương trình tín dụng năm 2016
(Nguồn: báo cáo của Agribank chi nhánh Đa Kia, 2016)
Biểu đồ 2.5 cho thấy, năm 2016 cho vay phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (80%), cho vay chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai (13%); cho vay kinh doanh phục vụ nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 (4%). Thực tế này cho thấy 80% khách hàng vay vốn NNNT tại agribank chi nhánh Đa Kia là nông dân, mục đích vay vốn đểchăm sóc các vườn cây công nghiệp như tiêu, điều, cà phê, cao su...Trong điều kiện giá cả và sản lượng nông sản bấp bênh như hiện nay, việc quản lý chất lượng tín dụng NNNT tại đơn vị càng trở nên khó khăn hơn.
Chất lượng tín dụng
Tình hình chất lượng tín dụng NNNT giai đoạn 2012-2016 được thể hiện trong bảng dưới đây: