ĐVT: Triệu đồng, khách hàng
Nguyên nhân
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số KH Số tiền Số KH Số tiền Số KH Số tiền Số KH Số tiền Số KH Số tiền Chủ quan 5 276 7 291 15 601 1 40 2 79 Khách quan 15 771 14 807 26 1.957 3 170 4 267 Tổng cộng 20 1.047 21 1.098 41 2.558 4 210 6 346
(Nguồn: báo cáo của Agribank chi nhánh Đa Kia, 2016)
Bảng 2.14 trên đây cho thấy trong tổng số khách hàng nợ xấu thì chủ yếu là do nguyên nhân khách quan (chiếm tỷ trọng từ 63% đến 75% qua các năm), nợ xấu do nguyên nhân chủ quan chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (chiếm tỷ trọng từ 25% đến 37% qua các năm). Nợ xấu do nguyên nhân khách quan gồm các nguyên nhân như khách hàng gặp thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, biến động giá cả thị trường... hoặc khách hàng bị bệnh tật, tai nạn. Nợ xấu do nguyên nhân chủ quan gồm các nguyên nhân như: Khách hàng làm ăn thua lỗ; chây ì, thiếu thiện chí trả nợ… Qua phân tích nguyên nhân nợ xấu cho thấy, rủi ro trong cho vay NNNT nhiều khả năng đến từ môi trường kinh doanh, thiên tai, dịch bệnh; một phần do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, còn lại rất ít do nguyên nhân chây ì. Đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng là thách thức để chi nhánh nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Đa Kia nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Đa Kia
Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động tín dụng NNNT cũng đã được Agribank chi nhánh Đa Kia đầu tư nâng cấp trong một số năm gần đây, số liệu thể hiện theo bảng sau:
Bảng 2.15: Một số sở sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động tín dụng được đầu tư giai đoạn 2012 - 2016
STT Cơ sở vật chất, trang thiết bị
1. Mở rộng thêm một phòng làm việc tiếp khách hàng.
2. Trang bị thêm 07 máy vi tính, 05 máy in mới cho hoạt đông tín dụng tại chi nhánh.
3. Nâng cấp hệ thống mạng và đường truyền: 01 lần, trang bị thêm phần mềm hỗ trợ thực hiện các báo cáo tín dụng.
4. Trang bị cho cán bộ tín dụng các dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác như: máy tính bảng để cập nhật thông tin khách hàng, mũ bảo hiểm, áo mưa.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của đơn vị)
Tuy nhiên, theo đánh giá công tác đầu tư trang thiết bị cho hoạt động tín dụng NNNT chưa có gì khác biệt so với các chi nhành ngân hàng khác và so với đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu của ngân hàng, cả về trang thiết bị và phần mềm hỗ trợ trong công tác quản lý tín dụng theo từng sản phẩm riêng biệt. Trong khi, các sản phẩm tín dụng NNNT mang lại nguồn thu nhập chính tại chi nhánh, mang tính đặc thù riêng của các sản phẩm nông nghiệp, chịu tác động bởi các nhóm yếu tố khác nhau.
Chi nhánh cần được trang bị thêm phần mềm mang tính chuyên biệt để theo dõi từng nhóm khách hàng cụ thể, ví dụ nhóm khách hàng theo mục đích vay vốn, theo ngành nghề kinh doanh…Phân tích, đánh giá được tình hình trả nợ, khả năng xảy ra rủi ro, các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng …của từng nhóm.
Trang thiết bị hiện đại, phần mềm giao dịch với các tính năng vượt trội góp phần quan trọng tạo nên tính chuyên nghiệp cho các sản phẩm tín dụng. Nó không chỉ làm hài lòng khách hàng, mà còn giúp ngân hàng quản lý tốt công tác sử dụng vốn, hoạt động quan trọng nhất đối với NHTM.
2.2.6. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Đa Kia nghiệp, nông thôn của Agribank chi nhánh Đa Kia
Về nguồn nhân lực: Trong thời gian qua, chi nhánh đã chú trọng thực hiện phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay chi nhánh đã từng bước xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho công tác tín dụng NNNT có chất lượng trung bình khá trở lên (cả về nhận thức, tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tác phong giao dịch). Trong năm 2016, chi nhánh đã phối hợp đưa cán bộ đi đào tạo các lớp nghiệp vụ sau: