Tình hình cho vay phân theo thời hạn giai đoạn từ năm 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại agribank chi nhánh đa kia – bình phước (Trang 50 - 54)

ĐVT: Triệu đồng, %

Sản phẩm tín dụng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tốc độ phát triển bình quân (%) 1. Ngắn hạn 304.562 494.425 634.418 787.411 801.627 127 - Trong đó: số khách hàng 1.452 2.313 2.754 3.075 3.221 122 2. Trung hạn 59.749 59.322 23.556 21.240 126.150 121 - Trong đó: số khách hàng 250 248 112 96 350 109 Tổng dư nợ 364.311 553.747 657.974 808.651 927.777 126 Tổng số khách hàng 1.702 2.561 2.866 3.171 3.571 120

Tỷ lệ tăng trưởng dư

nợ 152% 119% 123% 115% -

(Nguồn: báo cáo của Agribank chi nhánh Đa Kia, 2016)

Bảng 2.2 trên đây cho thấy cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ; trong giai đoạn 2012-2016, năm 2012 cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp nhất (chiếm 84%), năm 2015 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọngcao nhất (97%). Dư nợ tăng đều qua các năm, tốc độ phát triển dư nợ bình quân toàn giai đoạn 2012-2016 là 126%. Tốc độ phát triển bình quân của dư nợ cho vay cao hơn tốc độ phát triển của số khách hàng cho thấy dư nợ bình quân trên một khách hàng tăng, đơn vị tích cực tìm kiếm các dự án có quy mô lớn hơn để cho vay.

Cơ cấu tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao cũng cho thấy khả năngthu hồi vốn nhanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn tín dụng.

Biểu đồ 2.2: Tình hình cho vay giai đoạn từ 2012-2016

Biểu đồ 2.2 trên đây cho thấy, tổng dư nợ và dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng đều qua các năm, dư nợ cho vay trung hạn tăng trưởng không đều, sụt giảm trong năm 2014, 2015 và tăng trong năm 2016. Tình hình tăng trưởng dư nợ tốt trong điều kiện có nhiều NHTM cạnh tranh cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh khá ổn định, có uy tín đối với khách hàng.

2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng NNNT của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước

2.2.1. Quy trình cho vay của Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước

Hiện nay Agribank chi nhánh Đa Kia đang áp dụng quy trình cho vay của Agribank Việt Nam theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Agribank (Nguồn: Tổng hợp từ quy trình cho vay của ngân hàng)

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay đến trình bày nhu cầu vay vốn và

các điều kiện hiện có phục vụ cho hoạt động vay vốn.

Bước 2: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành

thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.

Thông tin khách hàng

Quyết định cho vay và làm hợp đồng cho vay

Thẩm định khách hàng

Tiếp cận khách hàng

(5)

(1)

Giải ngân, thu nợ, giám sát Thanh lý hợp đồng cho vay (2) (3) (5) (4) (6)

Bước 3: Trưởng phòng tín dụng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và

báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu có) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc duyệt.

Bước 4: Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) quyết

định cho vay hoặc không cho vay.

- Nếu cho vay thì cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Đối với khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện trình Agribank cấp trên phê duyệt theo quy định hiện hành.

- Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.

Bước 5: Hồ sơ khoản vay đã được duyệt được chuyển cho phòng kế toán thực

hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán và giải ngân tới khách hàng.

Trong thời gian không quá 05 ngày đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày đối với cho vay dài hạn kể từ ngày Agribank nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết theo quy định, ngân hàng phải thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng hoặc trình bộ hồ sơ đầy đủ lên Agribank cấp trên (trường hợp vượt mức phán quyết). Trong thời gian không quá 05 ngày đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày đối với cho vay dài hạn kể từ ngày Agribank cấp trên nhận được đầy đủ hồ sơ, Agribank cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay.

Bước 6: Đây là bước cuối cùng trong một quy trình cho vay tại ngân hàng là

thanh lý hợp đồng cho vay: Thanh lý mặc nhiên hoặc thanh lý bắt buộc

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quy trình cho vay hiện nay có đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng hay chưa, luận văn đã khảo sát khách hàng (câu hỏi: Quy trình cho vay hiện nay có nhanh chóng, thuận tiện? - Phụ lục 01). Kết quả điều tra khảo được tác giả tổng hợp theo sơ đồ sau:

Biểu đồ 2.3: Đánh giá của khách hàng về quy trình cho vay

(Nguồn: Điều tra, khảo sát,2017)

Sơ đồ trên đây cho thấy, đa số khách hàng cho rằng quy trình cho vay hiện tại là phù hợp với thực tế và có đánh giá tốt về quy trình nghiệp vụ cho vay (chiếm 78%). Tuy nhiên vẫn còn 21% khách hàng chưa hài lòng về quy trình hiện tại của ngân hàng. Qua điều tra, phỏng vấn sâu một số khách hàng này cho thấy, hầu hết các trường hợp này rơi vào tính huống phát sinh ngoài dự kiến như thiếu giấy tờ cá nhân, hoặc giấy tờ không hợp lệ (sai tên, sai ngày tháng năm sinh, bị mờ chữ v.v…), trong khi đó cán bộ thẩm định giải quyết thiếu chuyên nghiệp, còn lúng túng. Ngoài ra, một số khách hàng đánh giá thái độ phục vụ của một số cán bộ còn thiếu nhiệt tình.

2.2.2. Về nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn

Nguồn vốn để cho vay NNNT cũng như cho vay các đối tượng khác được hình thành từ nguồn huy động các tổ chức, cá nhân; vay công chúng thông qua phát hành giấy tờ có giá và điều hòa vốn từ ngân hàng cấp trên. Theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thì các tổ chức thực hiện cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, với vai trò Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank là ngân hàng cung cấp chủ yếu các sản phẩm tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP với lãi suất ưu đãi. Chính vì vậy, mặc dù công tác huy động vốn tại chi nhánh luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho lĩnh vực NNNT. Trong giai đoạn 2012-2016, Agribank chi nhánh Đa Kia liên tục phải xin điều hòa vốn từ Agribank tỉnh Bình Phước để phục vụ nhu cầu khách hàng vay vốn phục vụ phát triển NNNT trên địa bàn.

2.2.3. Về hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn

Tình hình cho vay

Agribank chi nhánh Đa Kia có trụ sở đặt tại vùng nông thôn nên hoạt động tín dụng NNNT phát triển mạnh mẽ. Chi nhánh đi vào hoạt động từ 2003 đến nay đã cung cấp nguồn vốn tín dụng chủ yếu cho các xã Đa Kia, Phước Minh, Bình Thắng thuộc huyện Bù Gia Mập, đồng thời phục vụ một phần nhu cầu vốn NNNT cho một số xã còn lại thuộc huyện Bù Gia Mập, một số xã thuộc huyện Bù Đốp và một số khách hàng thuộc các huyện khác trong tỉnh. Trong giai đoạn 2012-2016, chi nhánh đã tích cực giải ngân từ các nguồn huy động tại chỗ và xin điều chuyển từ ngân hàng cấp trên để phục vụ hoạt động tín dụng NNNT được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại agribank chi nhánh đa kia – bình phước (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)