Số lượng cán bộ, nhân viên được cử đi đào tạo trong năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại agribank chi nhánh đa kia – bình phước (Trang 67 - 70)

STT Tên chương trình đào tạo Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Lớp lãnh đạo quản lý 2/3 67

2 Lớp chăm sóc khách hàng 4/5 80

3 Lớp nhận biết phân biệt tiền thật, giả 1/3 33

4 Lớp kỹ năng mềm 9/10 90

5 Tập huấn về nghiệp vụ xử lý nợ rủi ro 2/5 40

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Công tác tổ chức cán bộ tại Agribank được tập trung chỉ đạo theo hướng phát triển đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nâng cao chất lượng bộ máy lãnh đạo. Tuy nhiên, công tác đào tạo vẫn chỉ dừng lại ở các lớp tập trung, chưa có các chương trình đào tạo online, trực tuyến giúp cho nhân viên được rèn giũa thường xuyên kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề một cách hiệu quả.

2.2.7. Về công tác triển khai và thông tin, quảng bá về hoạt động tín dụng

Là một ngân hàng lớn, có bề dày lịch sử phục vụ cho vay các lĩnh vực thuộc NNNT, nên dù áp dụng kỹ thuật cho vay trực tiếp tới hộ, chỉ với 05 cán bộ tín dụng, chi nhánh luôn triển khai tốt các chính sách tín dụng NNNT đến các đối tượng thụ

hưởng. Dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT hàng năm luôn đạt kế hoạch cấp trên giao, đáp ứng nhu cầu phát triển NNNT cho các xã thuộc địa bàn quản lý và một số xã ngoài địa bàn. Hàng năm, định kỳ quý, tháng, chi nhánh đều tổ chức họp để đưa ra kế hoạch phối hợp tốt nhất giữa các phòng nghiệp vụ; phân công cán bộ tín dụng phụ trách các địa bàn cụ thể, triển khai các chính sách trực tiếp đến khách hàng, tìm kiếm khách hàng và các dự án khả thi.

Để mọi người dân nắm bắt được chính sách tín dụng NNNT, chi nhánh luôn chú trọng đến công tác thông tin thông qua việc niêm yết công khai các thông báo tại trụ sở làm việc, phát hành tờ rơi, mỗi khách hàng đến giao dịch đều được tư vấn kỹ lư ng về các sản phẩm phục vụ tín dụng NNNT và được vay vốn với các điều kiện ưu đãi theo quy định.

Tuy nhiên, hoạt động marketing quảng bá về hoạt động của chi nhánh còn mỏng và khá đơn điệu, thiếu chiều sâu, chưa tạo được ấn tượng mạnh về những tiện ích và tính năng của sản phẩm, chưa chủ động tiếp cận thuyết phục khách hàng, chưa tạo được lực hút khách. Cán bộ chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng thuyết phục khách hàng, chưa chủ động trong việc giới thiệu các sản phẩm.

Cụ thể khách hàng đã phải tự tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chiếm 26%.

Bảng 2.17: Bảng điều tra khảo sát về kênh thông tin biết đến các sản phẩm, dịch vụ của Agribank chi nhánh Đa Kia

STT Kênh giới thiệu sản phẩm Tỷ lệ (%)

1. Quảng cáo (báo chí, đài phát thanh, truyền hình…) 14

2. Nhân viên Agribank 27

3. Tự tìm hiểu 26

4. Khác 34

(Nguồn: Điều tra, tổng hợp của tác giả)

thiết, điều này vừa có lợi cho ngân hàng làm gia tăng khách hàng mới vừa giảm thời gian tìm hiểu và chi phí cho khách hàng. Chi nhánh cũng nên quan tâm đến các phương tiện thông tin đại chúng vì đó là kênh truyền tải thông tin nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng. Ngoài ra, việc đào tạo các giao dịch viên chuyên nghiệp khi giao dịch với khách hàng cũng tiếp thị tốt cho các sản phẩm dịch vụ.

2.3. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước Agribank chi nhánh Đa Kia – Bình Phước

2.3.1. Những mặt đạt được

- Quy trình cho vay khá đơn giản, phù hợp với thực tế, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Có 25% khách hàng được hỏi đánh giá quy trình vay vốn hiện nay của chi nhánh là rất tốt; 55% khách hàng đánh giá tốt. Một số khách hàng chưa hài lòng về quy trình hiện tại của ngân hàng chủ yếu do khách hàng đánh giá thái độ phục vụ của một số cán bộ còn thiếu nhiệt tình, đôi lúc còn thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt khi giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài dự kiến.

- Nguồn vốn phục vụ tín dụng NNNT đáp ứng cơ bản các nhu cầu cho nhân dân địa phương. Công tác điều tiết nguồn vốn được điều chuyển linh hoạt giữa Agribank tỉnh Bình Phước và chi nhánh trong tỉnh đảm bảo không bị tồn đọng vốn do thu hồi quá nhiều hoặc thiếu vốn do nhu cầu vay vốn tăng cao. Việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng chương trình cho vay NNNT cũng được điều chỉnh vào một số thời điểm cho phù hợp với thực tế phát sinh nhu cầu vay vốn tại chi nhánh.

- Hoạt động tín dụng NNNT tại Agribank Đa Kia tăng trưởng mạnh gắn liền với đảm bảo về chất lượng. Tính đến 31/12/2016 cho vay NNNT đạt 705.662 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 76% tổng dư nợ). Công tác cho vay luôn được chi nhánh tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ. Hoạt động tín dụng NNNT đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập hàng năm của đơn vị. Cụ thể doanh số thu lãi cho vay NNNT qua các năm được biểu diễn qua biểu đồ dưới đây:

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Biểu đồ 2.6: Tình hình thu lãi cho vay NNNT giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu của đơn vị và tính toán của tác giả)

Thu nhập từ cho vay NNNT trên tổng thu nhập hàng năm chiếm tỷ trọng từ 63% đến 71%, và tỷ trọng này có xu hướng tăng trong các năm trở lại đây.

Tỷ lệ thu lãi các chương trình cho vay phục vụ NNNT đạt khá thể hiện trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn tại agribank chi nhánh đa kia – bình phước (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)