Phân loại trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ (Trang 27 - 28)

Những hình thái cơ bản của chơi xét theo bản chất tâm sinh lí của nó (chơi đơn độc, chơi song song, chơi hội, chơi hợp tác, chơi chức năng, chơi kiến tạo, chơi tự do, chơi có nghi thức, chơi sao chép lại mẫu, chơi có liên hệ, chơi sáng tạo v.v....) gợi ra rằng cần phân loại trò chơi dạy học theo các cấu trúc hay chức năng tâm sinh lí của người tham gia trò chơi, đồng thời cũng chính là đối tượng của dạy học.

Những chức năng tâm sinh lí chủ yếu của con người xét đến cùng, từ bé cho đến lớn và qua suốt cuộc đời, được thể hiện trong mọi hoạt động, quan hệ, công việc và những lĩnh vực sinh hoạt khác nhau của cá nhân, là nhận thức, biểu cảm hay thái độ và vận động. Ba chức năng này cũng là những lĩnh vực phát triển hay những mục tiêu giáo dục, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy học. Như vậy, căn cứ vào chức năng, trò chơi dạy học có 3 nhóm sau:

Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức

Đó là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các chức năng nhận thức, nỗ lực hoạt động nhận thức, thực hiện các hành vi và hành động nhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, hoàn thành các luật và quy tắc

28

chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục đích chơi, nhờ vậy mà cải thiện và phát triển được khả năng nhận thức, quá trình và kết quả nhận thức của mình. Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ:

+ Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác + Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ + Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy

Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị

Đó là những trò chơi có nội dụng văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệ chơi phóng tác, lí tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thẩm mĩ, kinh tế, gia đình, xã hội, chính trị, pháp luật, quân sự... hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơi được định hướng vào việc kích thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của người tham gia.

Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người, khả năng giải đáp những tình huống khác nhau.

Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động

Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi được chơi hơi khác những trò chơi vận động, nó có vi phạm rộng hơn. Trò chơi vận động trực tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quy tắc, và nội dung chơi chủ yếu là vận động. Còn trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vận động vừa gồm những trò chơi trí tuệ khác.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)