đã học trong sách Tiếng Việt 3
Luyện thói quen làm việc theo nhóm với tác phong nhanh nhẹn, tinh thần đoàn kết nhất trí.
Chuẩn bị
Lập các đội tham gia thi đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện theo chương trình Tiếng Việt 3.
Vài tờ giấy khổ to, bút dạ, đủ cho các đội tham dự cuộc thi, một số đoạn băng dính (hoặc nam châm) để đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng lớp
Giáo viên (hoặc cử 1 học sinh khá giỏi) làm người điều khiển cuộc thi; Cử Ban giám khảo (3 đến 4 học sinh đại diện cho các tổ) để nhận xét, đánh giá kết quả thi của từng đội.
Mỗi giám khảo có một bộ bìa gồm 6 tấm (kích thước mỗi tấm bìa khoảng 20cm x 10cm), mỗi tấm bìa ghi 1 loại điểm (10, 9, 8, 7, 6, 5), dùng để đánh giá kết quả thi của từng đội.
Chú ý: Nếu đội thi không đạt yêu cầu (dưới 5 điểm), Ban giám khảo không cho điểm và có thể cho tham gia thi đặt tên vào lần khác.
Cách tiến hành
Người điều khiển nêu yêu cầu thi và đánh giá kết quả:
+ Các đội nhận giấy bút, ngồi ở vị trí cách nhau từ 3m đến 5m (tùy điều kiện lớp học) để trao đổi và ghi chép kết quả vào tờ giấy khổ to (nhớ ghi tên nhóm vào góc tờ giấy).
Sau khoảng 2 hay 3 phút (hoặc các bạn đếm từ 1 đến 20, 30), các đội phải dừng bút, mang tờ giấy ghi kết quả dán (gắn) lên bảng để Ban giám khảo đánh giá.
Ban giám khảo ngồi ở bàn trên có nhiệm vụ nhận xét và đánh giá kết quả đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện (do các nhóm dán lên bảng), theo các yêu cầu sau:
+ 9 – 10 điểm (Giỏi): đặt đúng tên toàn bộ các đoạn của câu chuyện. + 7 – 8 điểm (Khá): đặt đúng tên hầu hết các đoạn của câu chuyện (chỉ sai hoặc chưa rõ 1, 2 tên đoạn).
41
+ 5 – 6 điểm (Trung bình): đặt đúng khoảng 1/2 tên các đoạn của câu chuyện (đặt sai hoặc chưa rõ trên 3 tên đoạn).
Tiến hành cuộc thi và đánh giá kết quả đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện; dựa vào điểm số để xếp giải: Nhất, Nhì, Ba…
Chú ý: Sau khi đặt tên đoạn, các đội có thể xung phong thi kể từng đoạn của câu chuyện.
Đặt tên cho đoạn rồi kể lại là một trong các kiểu bài tập rèn luyện cho học sinh kĩ năng kể chuyện. Khi tiến hành giảng dạy tiết Kể chuyện ở dạng bài này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi đặt tên cho đoạn trước khi bước vào tập kể. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đặt tên cho đoạn theo hình thức nhóm. Có thể lập từ 2 đến 3 nhóm chơi. Các nhóm nhận giấy bút về vị trí của mình để trao đổi và ghi kết quả vào giấy. Sau 2 đến 3 phút sẽ trình bày kết quả lên bảng (dán lên bảng) để Ban giám khảo đánh giá.
Trò chơi “Ô chữ bí mật”
Mục đích
Làm giàu vốn từ qua trò chơi tìm tiếng để điền vào ô chữ theo gợi ý của đề bài
Rèn luyện óc tư duy, nhanh nhẹn, chính xác cho học sinh
Chuẩn bị
Bảng phụ kẻ ô chữ theo chủ đề đang học
Giáo viên (hoặc cử 1 học sinh) làm trọng tài; bảng câu hỏi dành cho trọng tài; 01 học sinh làm thư kí, ghi lại đáp án của các ô chữ đã mở.
Phấn màu (bút dạ)
Chia lớp thành 2 đội chơi
Cách tiến hành
Trong tài công bố luật chơi
Đại diện hai đội chơi “oẳn tù tì” để giành quyền chọn câu hỏi. Đội giành phần thằng sẽ chọn 1 câu hỏi (hàng ngang) bất kì trên bảng ô chữ . Sau khi nghe câu hỏi, đội có 5 giây để tìm đáp án. Nếu điền đúng ô chữ sẽ chọn được 1 điểm . Nếu sai thì quyền trả lời sẽ thuộc về đội còn lại.
42
Đổi quyền chọn câu hỏi sang đội còn lại và thực hiện lần lượt cho đến khi nào tất cả các hàng ngang đều được chọn hết. Khi trò chơi kết thúc, đội nào nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Chú ý: Trò chơi này giáo viên có thể áp dụng vào mở rộng vốn từ ở bất kì chủ đề nào.
Trò chơi “Chơi cờ ghép chữ”
Mục đích
Phát triển vốn từ Tiếng Việt
Rèn trí thông minh, nhanh nhẹn khi ghép chữ, tạo từ; nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong nhóm, tổ
Chuẩn bị
Hai bảng kẻ caro
Chia lớp thành 2 đội chơi
Giáo viên hoặc 1 học sinh làm trọng tài
Cách chơi
Đại diện 2 đội bốc thăm hoặc “oẳn tù tì” giành quyền đi trước chọn bảng. Mỗi bảng đã được viết sẵn 1 từ đơn (1tiếng có nghĩa) bất kì viết vào giữa bảng theo hàng ngang (hoặc hàng dọc). Sau đó thành viên của các đội căn cứ vào từ đơn của người viết trược chọn tiếng có nghĩa để ghép thành từ mới theo hàng ngang (hoặc dọc) – được tính 1 điểm; tiếp đó 1 thành viên khác lại tìm từ mới liên kết được với các từ đã có để tạo ra nhiều từ mới khác nữa. Cứ lần lượt như vậy trong thời gian quy định hai bên cộng điểm số lại, đội nào nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
Trò chơi “Trạng nguyên nhí”
Mục đích
Rèn kĩ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo thành tiếng còn thiếu ở từng câu thơ
Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau
Chuẩn bị:
43
chép bài thơ đó lên bảng theo thứ tự từng câu (1, 2, 3…) nhưng để trống các âm đầu của tiếng cuối câu thơ
Giấy, bút để làm bài
Giáo viên (hoặc cử một học sinh khá, giỏi) làm trọng tài cho trò chơi.
Cách chơi
Các học sinh tham gia ngồi trước bảng ghi bài thơ có các chỗ trống: sẵn sàng giấy bút để làm bài. Khi trọng tài hô “bắt đầu” tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ ghi tiếng đã điền âm đầu. Sau 5 (hoặc 7 phút, tùy trọng tài quy định) tất cả dừng bút. Từng người lần lượt đọc bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu “âm đầu” cho tất cả mọi người cùng nghe.
Trọng tài cùng các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi phục đúng, được 1 điểm. Căn cứ vào số điểm đạt được của từng người để phong danh hiệu Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa.
Trò chơi “Những ô số bí mật”
Mục đích
Giúp học sinh phát triển vốn từ ngữ cùng như phát triển kĩ năng trình bày
Chuẩn bị
Một bộ ảnh chụp nhiều bức tranh khác nhau liên quan đến nội dung mà học sinh cần kể lại (tùy theo yêu cầu của bài đang dạy) có đánh số từ 1 đến n (n là số ảnh chuẩn bị được).
Bảng phụ có kẻ sẵn ô số
Cách chơi
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi (khuyến khích học sinh xung phong)
Học sinh được gọi lên chọn một số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên (cử 1 học sinh khác) dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ kể từ 2-3 câu về đối tượng có trong ảnh
Giáo viên gọi tiếp một học sinh khác tham gia trò chơi (số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi).
44
nhất. Học sinh nào có số phiếu bầu chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc. Giáo viên có thể chuẩn bị 1 vài phần quà nhỏ để khuyến khích học sinh tham gia.
Trò chơi “Nhà leo núi nhỏ”
Mục đích
Giúp học sinh ôn tập lại tất cả các kiến thức đã được học ở môn Tiếng Việt lớp 3
Tạo hứng khởi cho học sinh tham gia vào tiết học
Chuẩn bị
Chia lớp thành 4 đội tham gia trò chơi, cử 2 học sinh làm thư kí, ghi lại điểm của các đội
Một bộ câu hỏi thuộc về chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 mà học sinh đã được học
Bảng, bút viết
Cách tiến hành
Bốn đội sẽ trải qua 4 vòng thi liên tiếp
Vòng 1: vòng thi khởi động. Giáo viên chuẩn bị 1 bộ câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 mà học sinh đã được học. Cả 4 đội cùng tham gia thi, trong thời gian 10s kể từ khi giáo viên đọc xong câu hỏi các đội đưa đáp án vào bảng con. Hết giờ các đội giơ bảng, có đáp đúng được cộng 10 điểm, sai không có điểm
Vòng 2: vòng thi vượt chướng ngại vật. Giáo viên đưa ra các ô chữ có 10 hàng ngang và có một hàng dọc bí ẩn. Các đội lần lượt chọn từng hàng ngang. Giáo viên đọc câu hỏi của hàng ngang đó. Sau 20 giây các đội ghi đáp án vào bảng và giơ lên khi nhận tín hiệu của giáo viên. Mỗi hàng ngang trả lời đúng các đội có 10 điểm, sai không bị trừ điểm. Bắt đầu từ hàng ngang thứ 2 các đội được giành quyền trả lời hàng dọc bí ẩn bằng cách lắc chuông. Trả lời đúng được tặng thêm 50 điểm, trả lời sai mất quyền thi đấu ở vòng 2
Vòng 3: vòng thi tăng tốc. Vòng thi có 4 câu hỏi. Các đội lắc chuông giành quyền trả lời, trả lời đúng giành được 20 điểm; trả lời sai nhường quyền trả lời cho đội lắc chuông tiếp theo.
45
Vòng 4: Về đích. Có 4 mẩu chuyện nhỏ được chuẩn bị sẵn. Các đội bốc thăm câu chuyện của đội mình. Sau đó dùng cách phân vai để kể lại câu chuyện, thời gian cho mỗi đội là 5 phút. Phần thi này đạt tối đa 50 điểm
Chung cuộc đội sẽ sắp xếp thứ tự Nhất, Nhì, Ba, Tư theo thứ tự điểm mà các đội đã giành được ở tất cả các phần thi