Một số trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ (Trang 34 - 38)

Trò chơi “Kể chuyện cùng tôi”

Mục đích

Rèn kĩ năng kể đúng, đủ ý và mạch lạc từng đoạn của câu chuyện đã học trong chương trình Tiếng Việt 3.

Luyện tập về cách kể từng đoạn của câu chuyện theo lối liên hoàn; biết phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bạn trong nhóm để kể cho liền mạch và hấp dẫn.

Phạm vi

Sử dụng chủ yếu trong các tiết dạy có hoạt động kể chuyện.

Chuẩn bị

Các đội xung phong thi kể chuyện liên hoàn (mỗi đội có số người tham gia bằng số đoạn của câu chuyện sẽ kể).

Cử 3 (hoặc 5) học sinh tham gia Ban giám khảo; mỗi giám khảo có 1 bộ thẻ gồm 6 thẻ điểm (5,6,7,8,9,10) làm bằng bìa cứng (kích thước khoảng 20cmx10cm), dùng để đánh giá kết quả của từng đội thi kể chuyện.

Chú ý: Giáo viên có thể treo các tranh minh họa phóng to hoặc bảng phụ ghi nội dung gợi ý từng đoạn truyện (theo yêu cầu của bài tập kể chuyện trong sách hướng dẫn Tiếng Việt 3) để học sinh tập kể được thuận lợi.

Cách tiến hành

Từng đội lên đứng trước lớp để chuẩn bị tham gia thi kể chuyện (mỗi học sinh kể 1 đoạn theo thứ tự của câu chuyên đã học).

Giáo viên công bố tiêu chuẩn cho điểm:

+ Cả đội biết phối hợp với nhau để kể được rành mạch, rõ ràng, đầy đủ ý chính toàn bộ câu chuyện: 10 điểm.

+ Cả đội phối hợp với nhau khá nhịp nhàng, kể được tương đối rành mạch, rõ ràng, đầy đủ ý chính toàn bộ câu chuyện (có thể mắc 1 đến 2 lỗi nhỏ về diễn đạt hoặc về nội dung): 9 điểm.

35

+ Cả đội phối hợp với nhau chưa thật nhịp nhàng, kể được tương đối rành mạch, rõ ràng, đầy đủ ý chính toàn bộ câu chuyện (có thể mắc 3 đến 4 lỗi nhỏ về diễn đạt hoặc về nội dung): 8 điểm.

+ Cả đội phối hợp với nhau chưa nhịp nhàng, tuy nhiên kể được rõ ràng, đầy đủ ý chính (còn mắc 4 đến 6 lỗi nhỏ về diễn đạt hoặc về nội dung): 7 điểm.

+ Cả đội phối hợp với nhau chưa nhịp nhàng, kể đầy đủ ý chính, diễn đạt chưa rõ ràng, rành mạch (mắc 7 đến 10 lỗi về diễn đạt hoặc về nội dung): 6 hoặc 5 điểm.

Chú ý: đội kể chưa đạt đến 5 điểm thì không chấm điểm và xếp loại. Mỗi đội kể xong, từng giám khảo cho điểm (giơ thẻ điểm). Giáo viên ghi điểm số của từng giám khảo lên bảng lớp để tính trung bình cộng làm điểm chung cho cả đội thi.

Kết thúc cuộc thi, giáo viên cùng ban giám khảo nhận xét, đánh giá và chọn giải Nhất, Nhì, Ba… tuyên dương những đội thi kể chuyện đạt kết quả tốt (hoặc phần trao thưởng nếu có).

Trò chơi “Bắt lỗi kẻ sai”

Mục đích

Rèn kĩ năng nghe, nhớ chính xác, biết phát hiện nhanh các chi tiết kể sai so với nội dung câu chuyện, bài tập đọc đã học, hay các câu sai ngữ pháp.

Phạm vi

Sử dụng trong các tiết dạy hoạt động cơ bản

Chuẩn bị

Cử một học sinh khá, giỏi làm “Người chủ trì” cuộc chơi. “Người chủ trì” có nhiệm vụ thực hiện trước các việc sau:

+ Chọn 1 câu chuyện đã học trong các giờ Tập đọc và Kể chuyện, hoặc 1 số câu sai ngữ pháp

+ Dự kiến một số chi tiết sẽ kể sai đi so với nội dung câu chuyện, một số câu sai ngữ pháp (có đánh dấu sẵn trong văn bản để dễ nhớ khi kể cho các bạn nghe). Cần chọn các chi tiết kể sai là những chi tiết nổi bật, giúp người nghe không đến nỗi khó phát hiện (không nhận ra được). Mỗi văn bản chỉ nên kể

36

sai dưới 10 chi tiết. Ngắt lời kể để dừng lại khi đã có chi tiết kể sai, tạo điều kiên cho người nghe dễ phát hiện (bắt lỗi).

Lập các đội chơi có số người bằng nhau

Cách tiến hành

Các đội chơi ngồi quây lại và hướng về người “Người chủ trì”, đặt chuông (hoặc vật báo tín hiệu ) ở vị trí thuận lợi để trong đội có người phát hiện ra chi tiết kể sai thì lấy nhanh được vật để báo hiệu.

Các đội cùng lắng nghe “Người chủ trì”. Đến đoạn có chi tiết sai, đội nào nhận ra được thì nhanh chóng phát tín hiệu báo cho “Người chủ trì” biết. Đội phát tín hiệu đầu tiên sẽ được đứng lên nêu chi tiết sai (“bắt lỗi”) và sửa lại cho đúng (có thể kể lại cả đoạn có chi tiết đó cho các bạn nghe, hoặc giải thích) nếu đạt yêu cầu, đội đó được 10 điểm. Trường hợp đội phát tín hiệu trước nhưng bắt lỗi không đúng (hoặc bắt lỗi đúng nhưng sửa lại không đúng) sẽ không được tính điểm. “Người chủ trì” sẽ chỉ định tiếp đội phát tín hiệu thứ hai (nếu có) đứng lên nhận xét, nếu đúng sẽ được tính 10 điểm.

Chú ý: Nếu kể xong đoạn có chi tiết sai mà vẫn chưa có đội nào bắt lỗi, người chủ trì có thể nhắc các đội chú ý nghe kể lại.

Xong khi đọc xong văn bản có những chi tiết sai, “Người chủ trì” nhận xét đánh giá và cùng các bạn tính tổng điểm của từng đội để xếp hang Nhất, Nhì, Ba… kết thúc cuộc chơi, “Người chủ trì” có thể mời đại diện đội đạt giải Nhất kể lại toàn bộ câu chuyện cho các bạn cùng nghe.

Trò chơi “Tìm bộ đôi hoàn hảo”

Mục đích

Luyện kĩ năng nhận biết nghĩa của từ

Trau dồi, mở rộng thêm vốn từ cho học sinh

Chuẩn bị

Làm những mảnh bìa hình chữ nhật (kích thước khoảng 3cm x15cm, tùy cỡ chữ viết to hay nhỏ); mỗi mảnh bìa được chia làm hai bên, một bên (phần A) ghi từ hoặc cụm từ cần giải nghĩa, một bên (phần B) ghi nghĩa của từ. Sau đó lấy kéo cắt rời hai phần A và B.

37

Giáo viên hoặc cử 1 học sinh làm trọng tài. Chia các đội tham gia chơi

Cách tiến hành

Tráo lộn các mảnh bìa đã cắt đôi, để trước mặt các đội chơi. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, các đội chơi sẽ gắn các mảnh ghép sao cho đúng lên bảng theo hình thức tiếp sức.

Hết thời gian quy định, các đội chơi phải dừng lại để tính kết quả: ghép được bao nhiêu mảnh bìa đúng (có thể cho mỗi mảnh bìa ghép đúng cặp được 10 điểm). Đội (nhóm) nào được nhiều điểm nhất thì giành chiến thắng.

Trò chơi “Vượt chướng ngại vật – giải câu đố”

Mục đích

Luyện tập về chính tả Tiếng Việt và rèn trí thông minh qua hình thức điền đúng âm đầu, vần đầu hoặc vần, thanh rồi giải các câu đố về sự vật.

Góp phần làm giàu vốn từ ngữ và củng cố cách viết đúng chính tả.

Chuẩn bị

Một mảnh giấy trắng (bằng tờ giấy vở ô li gấp tư) dùng để làm các bộ phiếu ghi câu đố về sự vật. Mỗi bộ gồm 5 phiếu ghi các câu đố có “chướng ngại” là vài chữ ghi tiếng còn thiếu âm đầu hoặc vần, thanh (để trống) đòi hỏi người dự thi phải điền đúng và đủ mới có thể tiến hành giải được câu đố. Câu đố của bộ nào thì ghi kí hiệu (A, B, C, D…) kèm theo thứ tự (1, 2, 3, 4 …) và yêu cầu cần điền âm đầu hoặc vần thanh vào chỗ trống.

Mỗi đội dự thi chuẩn bị một mảnh giấy trắng và bút để ghi lời giải câu đố do từng người trong đội tìm ra.

Giáo viên hoặc 1 học sinh làm trọng tài để giám sát trò chơi.

Cách tiến hành

Các đội tham gia thi (mỗi đội 5 người) ngồi ở các vị trí cách nhau để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.

Trọng tài trao cho mỗi đội 1 bộ gồm 5 phiếu (số bộ câu hỏi bằng số đội tham gia); đội trưởng chia cho mỗi thành viên 01 phiếu. Khi nghe trọng tài hô “Bắt đầu”, mỗi người trong đội nhẩm đọc tờ phiếu và dự kiến điền âm đầu

38

(hoặc vần, thanh); sau đó tiến hành giải câu đố và ghi kết quả theo thứ tự (1,2,3…) vào mảnh giấy trắng có đề tên đội mình. Đội nào ghi xong lời giải của 5 câu đố thì nộp ngay tờ giấy ghi kết quả cho trọng tài.

Khi tất cả các đội đã nộp lại tờ ghi kết quả, trọng tài cho dán kết quả lên bảng để cả lớp cùng quan sát và chấm điểm.

Cách cho điểm từng người như sau: Điền đúng âm đầu hoặc vần thanh được 5 điểm, giải đúng câu đố được 5 điểm; đúng cả 2 yêu cầu được 10 điểm. Số điểm của đội bằng tổng số điểm của các thành viên. Đội nào giành được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Nếu các đội bằng điểm nhau thì căn cứ theo thời gian các đội nộp kết quả cho trọng tài. Đội nào nộp kết quả cho trọng tài trước sẽ là đội giành chến thắng.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)