Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Các số liệu được tập hợp và xử lí thông tin thông qua so sánh tỉ lệ các thang đánh giá.

Căn cứ vào khả năng nắm vững kiến thức và phát triển tư duy ngôn ngữ của học sinh trong quá trình hoạt động và sau hoạt động, tôi xây dựng 04 mức độ đánh giá từ thấp đến cao:

Mức độ 1: Thành thạo

- Nghe, hiểu và nhận thức được cái hay cái đẹp về sử dụng ngôn ngữ. - Khả năng nói linh hoạt, mạnh dạn, sáng tạo trong các tình huống, biết sử dụng ngữ điệu theo tình huống khác nhau

- Đọc văn bản trôi chảy, hiểu được ý nghĩa của nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nhận ra vấn đề cốt lõi của văn bản.

55

tạo văn bản hay, hấp dẫn người đọc đồng thời vẫn nêu rõ được yếu tố bản chất của sự vật, sự việc, vấn đè mà văn bản hướng tới

Mức độ 2: Chưa thành thạo

- Nghe, hiểu và nhận thức được phần nào cái hay cái đẹp về sử dụng ngôn ngữ.

- Khả năng sử dụng ngôn ngữ nói còn lúng túng trong tình huống mới nhưng vẫn có khả năng ứng xử trong một số tình huống cụ thể

- Đọc văn bản trôi chảy, nhận ra vấn đề cốt lõi của văn bản.

- Biết thể hiện thái độ tình cảm và quan điểm ngôn ngữ viết, nêu rõ được yếu tố bản chất của sự vật, sự việc, vấn đè mà văn bản hướng tới

Mức độ 3: Biết

- Khả năng nói còn rụt rè, thiếu tự tin

- Đọc văn bản trôi chảy, cần gợi ý để nhận ra vấn đề cốt lõi của vấn đề văn bản hướng tới.

- Ngôn ngữ viết còn cứng nhắc, rập khuôn chưa thể hiện được yếu tố thái độ tình cảm, kém linh hoạt, hấp dẫn

Mức độ 4: Chưa biết

- Không tự tin, nhút nhát, không biết trình bày

- Không phát hiện ra được nghệ thuật ngôn từ, hiểu được vấn đề cơ bản của văn bản.

- Ngôn ngữ sử dụng lủng củng, máy móc

Căn cứ vào mức độ yêu cầu về nhận thức của học sinh tiểu học đối với việc sử dụn ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt, tôi đánh giá bài kiểm tra của học sinh tiểu học theo thang điểm 10 bậc với 04 mức độ như sau:

Điểm Giỏi (9-10 điểm): sử dụng ngôn ngữ ở mức độ thành thạo, có vận dụng, kết hợp linh hoạt

Học sinh sử dụng ngôn ngữ ở mức thành thạo theo các tiêu chí đã lập ra ở trên. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ngoài vận dụng linh hoạt còn biết phân tích, đánh giá và đã có sự sáng tạo trong sử dụng.

56

Điểm khá (7-8 điểm): Sử dụng ngôn ngữ ở mức độ tương đối

Học sinh sử dụng ngôn ngữ ở mức độ chưa thành thạo tuy nhiên cũng đã biết vận dụng hợp lí và đúng đắn vào các trường hợp cụ thể của bài học cũng như các tình huống mà giáo viên đặt ra

Điểm trung bình (5-6 điểm) Sử dụng ngôn ngữ ở mức độ trung bình, biết nhưng không biết vận dụng

Học sinh sử dụng ngôn ngữ ở mức độ biết. Các em đã hiểu được ý nghĩa cách sử dụng của ngôn từ nhưng chưa biết vận dụng và biến nó thành ngôn ngữ cá nhân mình.

Điểm yếu, kém (0-4 điểm) Không biết sử dụng ngôn ngữ hiệu quả.

Học sinh vẫn ở mức chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ. Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đều chưa đạt yêu cầu

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 trường tiểu học hùng vương – thị xã phú thọ – tỉnh phú thọ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)