Trò chơi “Truyền điện”
Mục đích
Luyện thói quen tập trung chú ý cao (kết hợp vừa đọc thầm vừa nghe bạn đọc thành tiếng); phản xạ nhanh nhạy, kịp thời (có khả năng đọc tiếp nối thật nhanh khi được chỉ định - “Truyền điện”)
29
Có thể để học sinh chơi trò chơi này ở các hoạt động khác nhau như khởi động, hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành.
Chuẩn bị
Bài tập đọc, kể chuyện trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt 3
Giáo viên (hoặc của 1 học sinh đọc tốt) làm trọng tài; có thể kết hợp ghi tên những học sinh được “truyền điện” và kết quả đọc của học sinh đó.
Cách tiến hành
Trọng tài nêu cách chơi:
Cả lớp cử 1 người đọc đầu tiên (theo cách bình chọn hoặc “bắt thăm”. Người đọc đầu tiên đứng lên đọc thành tiếng thật rõ ràng, rành mạch từ 1 đến 1 câu văn (hoặc dòng thơ) thì dừng lại và chỉ định thật nhanh “truyền điện” một bạn bất kì trong lớp đọc tiếp theo (có thể nói: Bạn… đọc tiếp).
Nếu bạn được chỉ định không đọc được câu tiếp theo (sau khi trọng tài đã đếm 1, 2, 3) hoặc đọc không đúng câu tiếp theo (trọng tài hô sai), thì phải đứng tại chỗ; học sinh đọc câu đúng trước đó có quyền “truyền điện” lần 2 (mời bạn khác đọc tiếp).
Nếu bạn được chỉ định đọc đúng câu tiếp theo thì được đọc từ 1 đến 4 câu văn (dòng thơ) rồi dừng lại “truyền điện”một bạn khác đọc tiếp… cứ như vậy cho đến hết bài.
Trường hợp học sinh đọc hết bài, nếu chưa có lệnh của trọng tài thì vẫn được “truyền điện” bạn khác đọc tiếp lại từ đầu bài văn (bài thơ, chuyện kể); cho đến khi trọng tài yêu cầu dừng lại là kết thúc trò chơi.
Chú ý: Học sinh phải đọc hết câu mới được dừng lại chỉ định người đọc tiếp (nếu đọc dở dang, chưa hết câu thì chưa được chỉ định bạn đọc tiếp); cần dừng lại sau các câu diễn đạt gọn và rõ ý để người nghe dễ theo dõi.
Có thể chỉ định lại học sinh đang bị đứng tại chỗ nhưng không nên chỉ định lại học sinh đã thực hiện đúng yêu cầu.
Trong khi 1 học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác phải tập trung theo dõi sách giáo khoa, vừa nghe bạn đọc vừa đọc thầm bài văn (bài thơ) để sẵn sàng đọc tiếp ngay theo bạn nếu được chỉ định.
30
Kết thúc cuộc chơi, trọng tài cũng cả lớp bình chọn những học sinh đọc tốt để biểu dương (có thể nhắc nhở những học sinh bị đứng cần tập trung theo dõi bạn đọc và rèn kĩ năng đọc tốt hơn).
Trò chơi “Ai nhanh hơn nào”
Mục đích
Rèn kĩ năng đọc thầm nhanh, đọc thành tiếng rõ ràng, rành mạch từng đoạn trong bài tập đọc đã học theo sách hướng dẫn học Tiếng Việt 3; kết hợp nhận biết các hình ảnh, chi tiết cho bài đọc.
Luyện phối hợp nhiều giác quan phục vụ cho hoạt động đọc: tai nghe, mắt nhìn, miệng đọc.
Phạm vi
Sử dụng chủ yếu trong các tiết tập đọc, khi tiến hành giảng dạy trên lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi này ở khâu luyện đọc đoạn trong nhóm, luyện đọc từng khổ thơ hoặc luyện đọc lại. Ở khâu luyện đọc đoạn trong nhóm hoặc luyện đọc từng khổ thơ, sau khi tổ chức cho học sinh luyện đọc giáo viên có thể tổ chức theo hình thức chơi cá nhân hoặc nhóm chơi. Ở khâu luyện đọc lại, hoặc hướng dẫn học sinh học thuộc lòng, sau khi cho học sinh tìm hiểu bài giáo viên cũng có thể tổ chức như vậy. Tuy nhiên đối với thơ có thể tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi mà không cầm sách giáo khoa.
Cũng có thể kết hợp sử dụng trò chơi này trong các tiết học kể chuyện.
Chuẩn bị
Bài tập đọc (văn xuôi, thơ) trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt 3.
4-5 học sinh đại diện đứng trước lớp để tham gia trò chơi theo yêu cầu của các bạn trong lớp.
Giáo viên (hoặc lớp bầu chọn 1 nhóm giám khảo gồm 2 đến 3 học sinh) làm nhiệm vụ đánh giá kết quả của từng học sinh tham gia trò chơi.
20 ngôi sao (hoặc bông hoa) bằng giấy dùng để đánh giá kết quả thi đọc (mỗi lần học sinh đọc đúng và nhanh sẽ được thưởng 1 ngôi sao hoặc 1 bông hoa giấy, sau đó tính kết quả chung).
31
Cách tiến hành
Học sinh tham gia trò chơi đúng thành hàng trước lớp cầm sách giáo khoa đã mở sẵn bài tập đọc sẽ thi đọc, lắng nghe các bạn nêu yêu cầu để tìm đúng đoạn, câu cần đọc. Ai tìm được đoạn đọc thì bước lên 1 bước để giành quyền đọc trước.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiên 1 trong 2 cách chơi dưới đây: * Cách 1 (chơi theo hình thức cá nhân): Nêu chi tiết (hình ảnh) - tìm đoạn đọc.
Học sinh trong lớp lần lượt xung phong nêu 1 chi tiết bất kì (hình ảnh) trong đoạn truyện, hay bài thơ cần đọc để đố các bạn dự thi tìm và đọc đúng toàn bộ đoạn truyện, câu thơ đó. Ai đọc đúng trước sẽ được tính điểm (giám khảo gắn 1 ngôi sao hoặc 1 bông hoa giấy cạnh dòng tên bạn đó trên bảng).
Chú ý: Học sinh trong lớp có thể yêu cầu đọc đoạn văn đã đọc trước đó nhưng phải đố bằng chi tiết khác trong đoạn đọc (không được lặp lại chi tiết của bạn đã nêu trước đó).
Sau 5 hoặc 7 lần đố (tùy giáo viên quy định), giáo viên (hoặc nhóm giám khảo) xếp loại Nhất, Nhì, Ba... dựa vào số ngôi sao (bông hoa) đạt được của các bạn dự thi.
* Cách 2 (chơi theo hình thức đồng đội)
Giáo viên (hoặc ban giám khảo) nêu chi tiết (hình ảnh) bất kì trong đoạn truyện, bài thơ cần đọc để đố các đội dự thi tìm và đọc đúng toàn bộ đoạn truyện, khổ thơ đó. Đội nào đưa tín hiệu đọc trước (bằng giơ tay, hoặc giơ biển tín hiểu) sẽ giành quyền đọc. Nếu đọc đúng đội đó sẽ được tính điểm.
Sau 5 hoặc 7 lần đố (tùy giáo viên quy định), giáo viên (hoặc nhóm giám khảo) xếp loại Nhất, Nhì, Ba... dựa vào số ngôi sao (bông hoa) đạt được của các đội dự thi.
Trò chơi “Thi tài giải đố”
Mục đích
32
tượng, thiên nhiên, con người … dựa và những dấu hiệu cụ thể được gợi ý qua câu đố
Củng cố, mở rộng vốn từ nhằm phục vụ cho việc học tập, giao tiếp
Phạm vi
Có thể sử dụng trong tất cả các hoạt động học của môn Tiếng Việt
Chuẩn bị
Sưu tầm trong sách báo các câu đố về chữ, hoặc hình vẽ
Một số mảnh giấy trắng dùng để ghi các câu đố, mỗi bộ gồm số phiếu tương ứng với số câu đố được đánh số thứ tự. Các bộ phiếu có nội dung giống nhau và đủ cho số đội tham gia thi.
Cử trọng tài điều khiển và cầm tờ giấy ghi lời giải câu đố.
Mỗi đội dự thi có 1 tờ giấy trắng và bút để ghi lời giải đáp câu đố (theo thứ tự câu đố trên phiếu).
Cách tiến hành
Các đội tham gia thi giải câu đố chữ ngồi ở các vị trí khác nhau để tránh ảnh hưởng lẫn nhau (số đội dự thi bằng sô bộ phiếu đã chuẩn bị trước); mỗi đội thi có thể từ 4-6 người để bàn bạc, trao đổi, cùng giải câu đó.
Trọng tài trao đổi cho mỗi đội 1 bộ phiếu và phát lệnh “bắt đầu”cho các đội cùng bàn bạc, giải đáp câu đố và ghi kết quả vào mảnh giấy trắng có đề tên đội (ví dụ : Đội Đoàn Kết, Chăm chỉ, Thân ái…). Đội nào ghi xong kết quả thì nộp ngay cho trọng tài để trọng tài đánh số thứ tự nộp trước hoặc sau.
Khi các đội đã nộp đủ kết quả, trọng tài lần lượt yêu cầu từng đội cử đại diện đọc câu đố và lời giải (giải đúng mỗi câu đố được 10 điểm). Dựa vào số điểm đạt được của từng đội, trọng tài công bố giải Nhất, Nhì, Ba…
Trò chơi Biên kịch tí hon
Mục đích
Trau dồi khả năng sắp xếp các chi tiết theo đúng trình tự diễn biến logic Rèn trí thông minh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt và tái hiện các chi tiết trong câu chuyện, bài tập đọc, hay một loạt các chi tiết liên quan một cách mạch lạc.
33
Phạm vi
Sử dụng được trong các giờ có hoạt động thực hành.
Chuẩn bị
In các bức tranh kích thước khoảng 20cm x 30cm, mô tả chi tiết nổi bật theo từng đoạn của câu chuyện, hàng loạt các bức tranh diễn tả một câu chuyện có tính liên hoàn tạo thành 1 bộ tranh; có thể làm nhiều bộ tranh cho nhiều đội cùng chơi, mỗi bộ đựng trong một phong bì to (các tranh để lộn xộn, không đúng trình tự), ngoài phong bì cần đề tên câu chuyện.
Lập các đội chơi (mỗi đội có thể gồm 4 đến 5 học sinh), số nhóm chơi bằng số bộ tranh đã chuẩn bị.
Mỗi đội có một hộp nam châm dùng để gắn các bức tranh lên bảng. Giáo viên (hoặc cử 1 học sinh khá, giỏi) làm trọng tài, có thể chuẩn bị đồng hồ để qui định thời gian thi xếp tranh.
Cách tiến hành
Trọng tài chỉ định vị trí của các đội chơi, sao cho đội này cách đội kia một khoảng để tránh ảnh hưởng lẫn nhau khi xếp tranh.
Trọng tài nêu cách chơi:
Mỗi đội nhận 1 bộ tranh (đựng trong phong bì đề tên câu chuyện), khi nghe lệnh “bắt đầu” mới được xem và sắp xếp tranh sao cho đúng trình tự nội dung hợp lí.
Sau 3 phút (hoặc 4 đến 5 phút, tùy trọng tài qui định, dựa vào số lượng tranh trong mỗi bộ ít hay nhiều, nội dung dễ hay khó…), các đội gắn tranh theo trình tự đã sắp xếp lên bảng theo hình thức tiếp sức; đội chưa thực hiện xong coi là thua cuộc, đội thực hiện nhanh và đúng được ghi nhận để xem xét thêm khi xếp loại.
Trọng tài điều hành cuộc chơi và cùng cả lớp đánh giá kết quả sắp xếp tranh (chi tiết) theo trình tự nội dung câu chuyện (nếu trọng tài có “đáp án” trước thì đối chiếu và xác nhận kết quả Đúng toàn bộ hay Sai trình tự mấy chi tiết…).
34
cùng kết quả đúng thì dựa vào thời gian sắp xếp phiếu để đánh giá hơn, kém hoặc xếp cùng giải).