Thực trạng việc rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 30 - 35)

4 hình tròn bán kính OA và diện tích tam giác vuông AOE) + Muốn tính diện tích

1.5. Thực trạng việc rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học ở Tiểu học

1.5.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng dạy học một số yếu tố của năng lực suy luận toán học hiện nay trên thực tiễn giáo dục Tiểu học hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Toán nói riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung.

1.5.2. Đối tượng điều tra

Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Tiên Du – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ.

1.5.3. Thời gian điều tra

Từ tháng 02/2015 đến tháng 05/2015.

1.5.4. Vài nét về khách thể điều tra

Điều tra được tiến hành trên 22 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường Tiểu học Tiên Du – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ.

Trường Tiểu học Tiên Du nằm ở trung tâm xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp Ủy

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Đảng, UBND xã Tiên Du và sự lãnh chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục huyện Phù Ninh, sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh học sinh.

Trường Tiểu học Tiên Du đang thực hiện tốt chương trình đổi mới GDTH của Bộ GD & ĐT, áp dụng các phương pháp dạy học tích hợp, dạy học tích cực.

Trường được xây dựng với diện tích 11296,17 m2, thiết bị đồ dùng tương đối đầy đủ từ nguồn xã hội giáo dục. Đội ngũ giáo viên của nhà trường gồm 28 cán bộ giáo viên, trong đó có: 3 cán bộ quản lí, 22 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 3 nhân viên (1 nhân viên kế toán, 1 nhân viên thư viện và 1 nhân viên bảo vệ) và 100% GV đạt trình độ chuẩn trở lên.

Chúng tôi tiến hành điều tra trên 120 học sinh lớp 4, 5 thuộc 4 lớp 4A, 4B, 5A, 5B. Các em học sinh đều có tâm sinh lí phát triển bình thường, phần lớn là con em các gia đình nông dân, công nhân, viên chức.

1.5.5. Nội dung điều tra

 Đối với giáo viên, chúng tôi sẽ tiến hành điều tra những vấn đề sau: - Thực trạng chương trình dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và chương trình dạy học Toán lớp 4, 5 nói riêng.

- Quan điểm của giáo viên trong việc rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán cho học sinh lớp 4, 5 như: suy luận quy nạp, suy luận suy diễn, đường lối phân tích, tổng hợp…

- Quan điểm của giáo viên về số lượng các bài tập có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết cách suy luận để tìm ra kết quả bài toán.

- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng và cần thiết của việc hình thành và rèn luyện một số năng lực toán học cho học sinh lớp 4, 5.

- Các biện pháp mà giáo viên thường sử dụng để rèn luyện một số năng lực suy luận cho học sinh khi học toán.

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Thông qua những bài kiểm tra, chúng tôi sẽ điều tra được khả năng diễn đạt, một số năng lực suy luận toán và kĩ năng giải toán của học sinh.

1.5.6. Phương pháp điều tra

- Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên.

- Trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh.

- Dự giờ, quan sát việc rèn luyện một số năng lực toán học cho học sinh lớp 4, 5. - Xây dựng các bài tập yêu cầu học sinh phải sử dụng các phương pháp suy luận để giải toán.

- Dùng toán thống kê để xử lí kết quả thu được.

- Nghiên cứu các cách giải và lời giải toán của học sinh.

1.5.7. Phân tích kết quả điều tra

Dựa vào phương pháp điều tra nêu trên, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng về tình hình dạy học một số yếu tố của năng lực suy luận toán học qua việc trả lời hệ thống câu hỏi của các thầy (cô) giáo trường tiểu học Tiên Du. Tổng số phiếu phát ra là 22 phiếu (phụ lục 1) gửi tới các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường tiểu học Tiên Du. Số phiếu thu lại là 22 phiếu. Kết quả điều tra thu được sau khi hỏi các giáo viên như sau:

Bảng 1.1. Tầm quan trọng, sự cần thiết của việc hình thành và rèn luyện một số năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5

Thứ tự Nội dung Số giáo viên ( đồng ý) Phần trăm 1 Quan trọng 13 59,1 2 Rất quan trọng 8 36,4 3 Không quan trọng 1 4,5 4 Ý kiến khác 0 0

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Bảng 1.2. Quan điểm của giáo viên trong việc rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán cho học sinh lớp 4, 5

Thứ tự Nội dung Số giáo viên

( đồng ý)

Phần trăm

1 Cần phải rèn luyện một số yếu tố của năng

lực suy luận 18 81,8

2 Không cần rèn luyện một số yếu tố của

năng lực suy luận 0 0

3

Năng lực suy luận quy nạp và suy luận suy diễn có thể tự hình thành trong quá trình học tập

4 18,2

Bảng 1.3. Quan điểm của giáo viên về số lượng các bài tập có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết cách suy luận để tìm ra kết quả bài toán

Thứ tự Nội dung Số giáo viên

( đồng ý) Phần trăm

1 Đã đáp ứng được yêu cầu rèn

năng lực suy luận cho học sinh 15 68,2

2 Quá nhiều 5 22,7

3 Quá ít 2 9,1

Bảng 1.4. Một số biện pháp mà giáo viên thường dùng trong rèn năng lực suy luận cho học sinh

Thứ tự Nội dung Số giáo viên

( đồng ý)

Phần trăm

1

Đưa ra các ví dụ cụ thể, sau đó cho học sinh phát hiện và phát biểu quy tắc, tính chất.

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

2 Cho học sinh làm nhiều bài tập có nội

dung suy luận. 10 45,5

3 Sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để

rèn luyện một số năng lực suy luận 5 22,7

4

Không sử dụng biện pháp nào vì năng lực suy luận được rèn luyện trong cả quá trình học toán

0 0

Từ kết quả điều tra cho thấy: Mặc dù đa số giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực suy luận toán học cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 4, 5, đồng thời cũng thấy được hệ thống bài tập trong sách giáo khoa cơ bản đáp ứng được yêu cầu rèn năng lực suy luận cho học sinh. Tuy nhiên việc nhận thức và sử dụng các biện pháp rèn luyện năng lực suy luận cho học sinh chưa đầy đủ, còn chung chung, do đó hiệu quả vận dụng trong dạy học toán chưa đạt như ý muốn. Đây cũng chính là căn cứ để chúng tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy trực tiếp tại trường tiểu học Tiên Du – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ.

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)