Rèn luyện năng lực suy luận trong dạy học bài mớ

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 61 - 63)

A b ca  (b c) (a c

2.4.1. Rèn luyện năng lực suy luận trong dạy học bài mớ

Việc hình thành phương pháp suy luận cho học sinh không phải là trang bị cho các em những kiến thức về suy luận mà nó được tiến hành kết hợp thông qua các bài tập suy luận cũng như trong quá trình dạy hoc bài mới.

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Ví dụ 2.13

Khi dạy bài: “Nhân một số với một tổng”. Giáo viên tiến hành theo các bước sau:

- Giới thiệu hai biểu thức: 4 (3 5) và 4 3 4 5   - Yêu cầu học sinh tính giá trị của hai biểu thức.

- Hướng dẫn học sinh nhận xét: giáo viên có thể sử dụng phương tiện trực quan cho học sinh quan sát, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở hợp lí để hướng dẫn quá trình nhận biết của học sinh.

Hai biểu thức có dạng như thế nào?

Em nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức? Hai biểu thức có quan hệ như thế nào?

Trong hai biểu thức trên, 3 và 5 gọi là gì, còn 4 gọi là gì?

Để trả lời được, đòi hỏi học sinh phải tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh hai biểu thức. Qua đó giúp các em phát hiện ra những dấu hiệu như:

Hai thừa số trong hai tích 4 3 và 4 5 chính là các số hạng của tổng (3 + 5); còn 4 là thừa số trong biểu thức 4 (3 + 5).

Biểu thức 4 3 4 5   chính là tổng hai tích giữa các số hạng của tổng (3 + 5) với 4 trong biểu thức 4 (3 5)  . Giá trị của hai biểu thức đều bằng 32…

-Sau đó, giáo viên giúp học sinh biết dựa vào những dấu hiệu vừa tìm được để rút ra quy tắc bằng cách cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm…

-Cuối cùng, qua quan sát các biểu thức và thảo luận với các bạn cũng như kết hợp làm việc với sách giáo khoa, học sinh có thể khái quát thành quy tắc “Nhân một số với một tổng”.

Từ ví dụ trên cho thấy, việc hình thành phương pháp suy luận cho học sinh được thực hiện gián tiếp trong dạy học kiến thức mới.

Có thể nói, phương pháp suy luận quy nạp là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong dạy học toán. Bên cạnh đó, các phương pháp suy luận khác cũng được dùng để hỗ trợ nhau, giúp học sinh học tốt môn toán. Để

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

việc rèn luyện các phương pháp này thực sự mang lại hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình dạy học phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, biết vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí và sáng tạo các phương pháp như: gợi mở vấn đáp, thảo luận nhóm, sử dụng tình huống có vấn đề, thực hành luyện tập…kết hợp thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh để gây hứng thú học tập cho các em; đồng thời kích thích khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phát triển tư duy lôgic.

Ở Tiểu học, ta thường dùng suy luận quy nạp để dạy cho học sinh các kiến thức mới, các quy tắc mới, sau đó dùng suy luận suy diễn để hướng dẫn học sinh luyện tập áp dụng các quy tắc và kiến thức mới vào giải những bài tập cụ thể. Hai bước suy luận này tương ứng với hai bước quan trọng nhất là: - Bước dạy bài mới.

- Và bước luyện tập rèn kĩ năng: Từ các ví dụ cụ thể, giáo viên hướng dẫn các em nhận xét rồi rút ra quy tắc chung. Sau đó cho học sinh luyện tập giải các bài tập để củng cố kiến thức mới.

Ví dụ 2.14

Sau khi cho học sinh quan sát các trường hợp riêng:

2 1 3 1 2 3        3 2 5 2 3 5        4 3 7 3 4 7       

Giáo viên hướng dẫn các em nêu ra nhận xét chung “Khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi”. Đó là dùng phép quy nạp.

Áp dụng quy tắc chung này vào các trường hợp riêng:

- Khi gặp bài toán điền số vào ô trống “5 + 3 = ” học sinh có thể giải như sau: “Ta có: 5 + 3 = 3 + 5. Vậy em điền 5 vào ô trống”.

-Khi gặp dãy tính “7 + 9 + 3 = ?” học sinh có thể đổi chỗ hai số hạng 9 và 3 để tính nhanh hơn: 7 + 9 + 3 = 7 + 3 + 9 = 10.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)