LỜI BÌNH LUẬN VỀ TIẾT DẠY

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 109 - 116)

3. CC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

LỜI BÌNH LUẬN VỀ TIẾT DẠY

Diễn biến trong một số giờ dạy thực nghiệm đã được chúng tôi ghi chép lại. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi xin được trình bày giờ dạy diễn ra ở lớp thực nghiệm. Đó là: tiết Toán lớp 5 bài: Ôn tập phép cộng. Tiết toán được thực hiện tại Lớp 5A, trường Tiểu học Tiên Du – huyện Phù Ninh – tỉnh

nghiệp

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Phú Thọ do cô giáo Hoàng Thị Thanh Xuân. Giáo viên có 24 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy.

Đây là một tiết ôn tập về phép cộng thuộc phần ôn tập cuối năm lớp 5 (cuối cấp). Bài dạy có mục tiêu giúp HS củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân và vận dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện nhất và giải các bài toán có lời văn có liên quan. Trong bài dạy này, GV có thể phát triển một số yếu tố của “tư duy sáng tạo” như tính linh hoạt - mềm dẻo, tính thuần thục, tính độc đáo và bồi dưỡng ý thức chủ động, tích cực học tập cho HS.

Các hoạt động của tiết dạy diễn ra một cách nhịp nhàng. Sau khi đã ổn định tổ chức lớp học, cô giáo bắt đầu tiết dạy bằng việc kiểm tra bài cũ. Hoạt động này kéo dài 4 phút, mục đích giúp HS nhớ lại kiến thức và chuẩn bị tâm thế cho bài học.

 Phần giới thiệu bài nhằm tập trung HS vào bài học cũng ngắn gọn, nhẹ nhàng: “Ở các bài học trước, chúng ta đã ôn tập về đo thời gian. Và để củng cố kiên thức về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân; đồng thời biết cách vận dụng các tính chất của phép cộng vào giải các bài toán tính nhanh và bài toán có lời văn; cô mời cả lớp cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay: Toán: Ôn tập: Phép cộng”. Cô ghi nhanh đề bài lên bảng, rồi gọi 2HS đứng tại chỗ đọc nối tiếp tên bài.

 Tiếp theo, cô hướng dẫn HS ôn tập về các thành phần và tính chất của phép cộng (tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với 0, tìm số hạng 𝑥 chưa biết). Mục đích của hoạt động này giúp HS hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến phép cộng. Cô viết lên bảng: a + b = c, rồi yêu cầu HS trao đổi qua các câu hỏi:

+ Nêu tên phép tính và tên các thành phần của phép tính trên?

nghiệp

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

+ Hãy nêu quy tắc và công thức của từng tính chất?

Trong hoạt động này, bằng hình thức thảo luận trong nhóm nhỏ (HS ở hai bàn liền kề), HS có thể chia sẻ với nhau về kĩ thuật cộng, các tính chất của phép cộng với số tự nhiên, phân số và số thập phân mà các em đã được học. Các câu hỏi trên của cô giáo được đưa ra ngay đầu hoạt động, giúp cho HS có đủ thời gian để hồi tưởng lại kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi để trả lời.  Phần luyện tập có mục tiêu rèn kĩ năng thực hiện phép cộng số tự nhiên, phân số, số thập phân. Phần này gồm 4 bài tập, cả 4 bài tập này đều có thể khai thác để phát triển các yếu tố của tư duy sáng tạo cho HS. Cụ thể:

- Phát triển tính mềm dẻo:

Bài 1 (tính); bài 2 (tính bằng cách thuận tiện nhất); bài 3 (không thực hiện phép tính hãy dự đoán kết quả phép tính); bài 4 (giải toán có lời văn). Đây là những bài đã có sự “phá cách” so với thông thường, thể hiện ngay trong yêu cầu của đề bài và trong chính mỗi phép tính cụ thể. Để giải quyết các bài tập này, HS phải vận dụng linh hoạt các tính chất, công thức, quy tắc, quy ước đã học về phép cộng, chẳng hạn như tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, cộng với 0; cùng sự mềm dẻo, linh hoạt trong phân tích, suy luận, kết hợp các yếu tố. Ví dụ: Bài 2 (tính bằng cách thuận tiện nhất).

a1) (689 + 875) + 125

Tính mềm dẻo của “tư duy sáng tạo” được thể hiện trong câu này ở chỗ: có thể nhóm (875 + 125) khi liên tưởng đến tính chất kết hợp của phép cộng. Khi đó sẽ có phép cộng 689 + (875 + 125). Việc thực hiện sẽ đơn giản đi nhiều. Bài này thích hợp cho nhóm đối tượng HS khá, giỏi.

- Phát triển tính thuần thục: bài 1 (tính); bài 2 (tính bằng cách thuận tiện nhất); bài 3 (dự đoán kết quả phép tính); bài 4 (giải toán có lời văn).

nghiệp

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Ví dụ: Ở bài 1 (tính), tính thuần thục thể hiện ở chỗ HS thực hiện bằng cách cộng thông thường (quy tắc cộng số tự nhiên, phân số cùng mẫu, phân số khác mẫu và cộng số thập phân), có nghĩa là đòi hỏi vừa phải nắm chắc vừa phải vận dụng linh hoạt kiến thức đã học. Ở bài này, mặc dù không đòi hỏi khả năng phân tích, suy luận hay lựa chọn vấn đề ở mức độ cao nên thích hợp cho nhóm đối tượng HS trung bình.

- Phát triển tính độc đáo: bài 2 (tính bằng cách thuận tiện nhất); bài 4 (giải toán có lời văn).

Bài 2:Yêu cầu HS tính bằng cách thuận tiện nhất.

Bài tập này nhằm mục tiêu rèn kĩ năng sử dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh. Vì vậy yêu cầu HS phải vận dụng linh hoạt các tính chất của phép cộng để thực hiện phép tính chứ không phải là thực hiện theo cách thông thường. Việc hướng dẫn HS vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các thao tác tư duy cơ bản vào quá trình phân tích tìm lời giải bài tập này sẽ kích thích HS phát triển một số phẩm chất cơ bản của tư duy sáng tạo như tính mềm dẻo, linh hoạt, nhạy bén, thuần thục.

Cô giáo cho HS làm việc theo nhóm lớn và ghi kết quả vào phiếu nhóm, sau đó yêu cầu 2 đai diện của 2 nhóm lên dán kết quả, cô mời các bạn cho ý kiến nhận xét.

Trước khi dành thời gian để HS làm vào vở nháp, cô giáo nhấn mạnh:

“Để tính thuận tiện, em cần vận dụng linh hoạt các tính chất của phép cộng”.

Kết quả bài làm của 2 nhóm như sau: (phụ lục 3, giáo án thực nghiệm 2). Điểm đặc biệt là ở bài này cũng có một HS thực hiện câu c1) cho kết quả đúng nhưng không phải là cách tính thuận tiện nhất. HS này (bạn Thương – HS có học lực trung bình) đã thực hiện theo cách tính thông thường. Cô bắt đầu với tình huống này bằng việc hỏi: “Ngoài cách tính như trên, em nghĩ

nghiệp

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

xem còn cách tính nào khác?”. Thương lúng túng. Cô hỏi tiếp: “Ta có thể vận dụng tính chất nào của phép cộng để thực hiện phép tính trên?”. HS này vẫn không nhận ra. Thực ra nếu thiếu khả năng suy luận, khả năng tưởng tượng, HS sẽ khó khăn để phát hiện ra đây chính tính chất kết hợp của phép cộng. Điều này lại đòi hỏi cả tính mềm dẻo, sự linh hoạt của tư duy.

Đến đây, cô giáo mời một bạn khác phát biểu về tính chất kết hợp của phép cộng (Bạn Hà, một HS khá của lớp). Cô mời bạn Hà ngồi xuống rồi nhắc cả lớp xem lại các tính chất của phép cộng. Sau đó cô hỏi lại bạn Thương: “Em đã tìm ra cách thực hiện thuận tiện nhất đối với câu em thực hiện chưa?”. Lúc này bạn Thương thực hiện lại phép tính và đã cho kết quả đúng như sau:

c1) 5,87 + 28,69 + 4,13 = (5,87 + 4,13) + 28,69 = 10 + 28,69

= 38,69

Trước khi chuyển sang bài tiếp theo, cô giáo củng cố cho HS về dạng bài này bằng cách yêu cầu HS làm câu a2) (bạn Dũng) giải thích cách làm đối với phép tính của mình. Sau đó cô nhấn mạnh như sau: “đối với các bài yêu cầu tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện nhất, tính bằng nhiều cách, các em cần quan sát, phân tích phép tính, suy luận và liên tưởng đến các tính chất có liênquan đến các phép tính đó để đưa về những dạng quen thuộc và vận dụng các tính chất để tính”.

Bài 4: (Bài toán có lời văn). Hoạt động tư duy của HS diễn ra khi phân tích tìm lời giải bài toán như sau:

nghiệp

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

+ Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì?

+ Để làm được bài toán này, bước đầu tiên chúng ta phải tìm gì?

Sau khi đã hướng dẫn HS hướng phân tích bài toán, cô yêu cầu cả lớp tự làm vào vở và gọi một HS lên bảng làm bài. Trong lúc đó cô quan sát bao quát lớp học và giúp đỡ HS yếu.

Khi HS trên bảng hoàn thành bài làm, cô nhìn toàn lớp và khuyến khích HS cho ý kiến nhận xét.

Bạn Hùng, tổ trưởng tổ 2 được chỉ định (không giơ tay phát biểu) cho ý kiến: “Thưa cô bài làm của bạn đúng rồi ạ”. Cô giáo hỏi tiếp: “Em hãy nói lại các bước giải bài toán trên!”. Bạn Hùng đã nói lại chính xác các bước giải bài toán. Không dừng lại ở đó, cô giáo còn lưu ý HS cách trình bày bài toán.

Ta thấy rằng, thông qua bài toán tìm phần trăm, cô giáo đã giúp cho HS khái quát cách làm của bài toán và vận dụng phép cộng vài giải toán có lời văn. Việc sử dụng linh hoạt các câu hỏi mở và mở rộng của cô giúp HS không chỉ nắm vững cách giải với bài toán cụ thể mà là cách giải tổng quát cho một mẫu bài toán. Hơn nữa, trong quá trình suy nghĩ để trả lời cho các câu hỏi mở rộng của cô giáo, HS có cơ hội tư duy sâu hơn, không chỉ nắm được cách giải bài toán mà còn hiểu rõ bản chất của dạng toán.

Cuối tiết học cô gọi vài HS nhắc lại các tính chất của phép cộng. Một HS mô tả lại việc thực hiện các bài toán tính nhanh và tính bằng cách thuận tiện, tính bằng nhiều cách... qua câu hỏi: “Tính bằng cách thuận tiện khác tính thông thường như thế nào?”. Cuối cùng cô nhận xét tiết học (kết luận, nêu gương những HS tích cực) và hướng dẫn bài về nhà.

nghiệp

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

Đặc biệt, trong tiết dạy, cô giáo đã vận dụng linh hoạt các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo chuyên biệt phù hợp với các mức độ tư duy sáng tạo của từng nhóm HS khác nhau. Đó là:

- Thứ nhất, cô giáo đã phân hóa nội dung của bài học (4 bài tập, cũng như mỗi câu trong từng bài) để phù hợp với mức độ tư duy sáng tạo của từng nhóm HS: bài đòi hỏi sáng tạo ở mức độ cao dành cho nhóm HS khá, giỏi; bài đòi hỏi sáng tạo ở mức độ vừa dành cho nhóm HS trung bình và dưới trung bình. - Thứ hai, cô giáo đã phân hóa các hướng dẫn, cách gợi ý, gợi mở để phù hợp với từng nhóm đối tượng HS như: chia nhỏ vấn đề, dùng câu tường minh, diễn đạt lại bài toán bằng cách dễ hiểu hơn để phù hợp với nhóm đối tượng HS trung bình và dưới trung bình giúp các em giải quyết từng phần, tiếp cận và quen dần với việc giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ học tập.

Cả hai cách làm này đã giúp cô phát huy được tư duy sáng tạo của mọi nhóm đối tượng HS trong lớp với cùng các nội dung (các bài toán) trong một bài học.

Tóm lại, trong tiết dạy trên, các thầy cô đã vận dụng tốt ý đồ của các biện pháp được xây dựng. Có thể nói, trong các tiết dạy thực nghiệm sư phạm đã mang lại những hiệu quả nhất định và kiểm chứng tính khả thi của đề tài.

nghiệp

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)