A b ca (b c) (a c
3.7. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm
Có thể nói đợt thực nghiệm sư phạm đã hoàn thành được mục tiêu đề ra. Trong suốt đợt thực nghiệm sư phạm, GV dạy thực nghiệm đã quán triệt tốt tinh thần, tư tưởng của các biện pháp được chúng tôi đề xuất và đã đạt được những thành công nhất định, làm đổi mới cách dạy của họ cũng như cách học của HS.
Quan trọng hơn, việc vận dụng các biện pháp vào dạy học đã bước đầu tác động kích thích phát triển được một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho HS, thể hiện rõ trong thành tích học tập của các em. Cụ thể:
+ Về phía GV:
- Trong các giờ học thực nghiệm, một môi trường lớp học cổ vũ cho các hoạt động tư duy và tư duy sáng tạo được các thầy cô dạy thực nghiệm chú ý. Đó là việc tôn trọng HS cũng như những ý kiến của các em, đó là việc khích lệ để HS thi đua nhau trong giải quyết các vấn đề học tập. Sự động viên, sự khích lệ của GV đối với HS rất đúng lúc, đúng đối tượng.
- Các thầy cô đã chú ý đến việc rèn cho HS cách diễn đạt ý tưởng, ý kiến của chúng một cách ngắn gọn, súc tích và sắc sảo hơn. Điều này dựa trên căn cứ “ngôn ngữ là phương tiện của tư duy” và về cơ bản, ngôn ngữ nói lên tư duy của chủ thể. Ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, sắc sảo thể hiện một tư duy tương ứng.
Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học
- Rèn luyện thói quen mò mẫm thử sai trong quá trình tìm giải pháp, tìm lời giải cũng được thầy cô quan tâm sau khi đã thấm nhuần tư tưởng của biện pháp này. Sau khi được giải thích rằng hầu hết kiến thức ở tiểu học được hình thành theo con đường quy nạp không hoàn toàn, tức từ những trường hợp cụ thể để đi đến khái quát, từ cái riêng đến cái chung, đồng thời kiến thức được hình thành ở tiểu học chủ yếu qua con đường luyện tập, thực hành, giải bài tập,…
- Các thao tác tư duy được các thầy cô rèn luyện cho HS qua từng bài tập. Cụ thể, phân tích – tổng hợp được dùng nhiều trong tìm hiểu bài, trong phân tích đề bài, nhận diện bài toán. Tất cả các thao tác tư duy được các thầy cô tổ chức cho HS vận dụng linh hoạt trong mỗi bài học và từng loại bài học (bài mới, luyện tập, ôn tập).
- Một điểm mới trong lớp học, đó là mọi HS đều được khuyến khích tham gia “tư duy”. Nhóm đối tượng HS trung bình và dưới trung bình chiếm số lượng nhiều nhất trong lớp học được quan tâm nhiều và được tạo cơ hội phát triển các phẩm chất của tư duy sáng tạo. Với mỗi bài tập, câu hỏi khó, đòi hỏi sáng tạo, các thầy cô đều kiên trì dẫn dắt, gợi mở từng phần để các em quen dần với việc học tập sáng tạo. Trước những vấn đề các em gặp bế tắc đều được các thầy cô khích lệ giải quyết đến cùng. Đây cũng là một điểm nhấn khi chúng tôi xây dựng các biện pháp phát triển tư duy sáng tạo, tư duy lôgic trong đề tài.
+ Về phía HS:
Đã có những biểu hiện rõ nét như: tìm ra nhiều cách giải quyết cho một vấn đề; nhiều bài toán đã được HS giải bằng ít nhất hai cách; đã biết vận dụng cách giải loại, dạng, mẫu bài toán này vào giải quyết các loại, dạng, mẫu bài toán (phối hợp di chuyển các thao tác tư duy, phương pháp suy luận); đã biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập mà không áp dụng máy móc kiến thức kĩ năng, cách giải như trước khi thực nghiệm.
Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm là kiểm chứng tính khả thi và khả năng ứng dụng của khóa luận. Mặc dù trong điều kiện cho phép, chúng tôi chỉ tiến hành đối với 4 lớp với hai lớp thực nghiệm là 4A, 5A và hai lớp đối chứng là 4B, 5B tại trường tiểu học Tiên Du – huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ nhưng trong quá trình thực nghiệm chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kế hoạch. Khi dạy thực nghiệm, chúng tôi đã tiếp thu những đóng góp, ý kiến của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại trường để điều chỉnh nội dung thực nghiệm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Qua thực nghiệm sư phạm đã kiểm nghiệm được tính khả thi của khóa luận và chúng tôi đã rút ra được những kết luận cụ thể. Đây cũng chính là cơ sở, là nền tảng để giúp học sinh lớp 4, 5 phát triển khả năng suy luận, tư duy lôgic toán học. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán nói riêng và dạy học các môn học ở các cấp học nói chung.
Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học