A b ca (b c) (a c
2.4.4. Thường xuyên ôn tập năng lực suy luận cho học sinh
Để học sinh có năng lực suy luận toán học nói riêng và khả năng suy luận vấn đề nói chung thì không chỉ một sớm một chiều mà có thể hình thành được. Mặt khác, khi đã hình thành được phương pháp suy luận nhưng không được rèn luyện, ôn tập thường xuyên thì học sinh tiểu học rất dễ lãng quên. Vì vậy, người giáo viên cần thường xuyên ôn tập năng lực suy luận cho học sinh: suy luận quy nạp, suy luận suy diễn và đường lối phân tích, tổng hợp…
Việc ôn tập này có thể tiến hành cả trong khi dạy học bài mới, trong quá trình luyện tập hay trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân học sinh.
Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên đây là một số biện pháp mà chúng tôi đề xuất để giúp học sinh rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận. Và trong phạm vi đề tài này là năng lực suy luận quy nạp, suy luận suy diễn và đường lối phân tích, tổng hợp.
Có thể khẳng định rằng: Để hình thành và rèn cho học sinh năng lực suy luận toán học là một việc làm đòi hỏi một quá trình lâu dài và phải được tiến hành ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: Trong dạy học bài mới, trong thực hành – luyện tập, trong kiểm tra, đánh giá và phải được ôn tập thường xuyên. Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ và phải có lòng kiên trì, nhiệt huyết vì thế hệ tương lai của đất nước. Không những vậy, người giáo viên cũng cần phải có chuyên môn vững vàng, biết sử dụng phối hợp và hợp lí các phương pháp dạy học, phối hợp giữa việc hình thành và rèn luyện năng lực suy luận quy nạp, suy luận suy diễn, cách phân tích, tổng hợp; rèn luyện các thao tác tư duy và khả năng diễn đạt suy luận cho học sinh. Trong đó, việc rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học được coi là nền tảng và cốt lõi.
Chúng ta đều biết: Quá trình dạy học toán ở lớp 4, 5 nhằm mục tiểu chung, đó là: Một mặt trang bị cho học sinh hệ thống các khái niệm, quy tắc, tính chất, phương pháp học tập, phương pháp suy luận và rèn các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Mặt khác, thông qua việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện năng lực suy luận nói chung và một số yếu tố của năng lực suy luận toán học nói riêng, việc hình thành và rèn luyện các năng lực này phải được gắn với các hoạt động thực tiễn có nội dung suy luận như: làm các bài tập có nội dung suy luận, phân tích dấu hiệu, quan hệ bản chất thông qua các biểu thức, phép tính cụ thể,…
Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học
CHƯƠNG 3