Những nguyên tắc xây dựng một số biện pháp rèn luyện các yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4,

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 45 - 47)

4 hình tròn bán kính OA và diện tích tam giác vuông AOE) + Muốn tính diện tích

2.2.Những nguyên tắc xây dựng một số biện pháp rèn luyện các yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4,

của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5

2.2.1. Tôn trọng, bám sát, tập trung nội dung cơ bản của chương trình và sách giáo khoa toán 4, 5 sách giáo khoa toán 4, 5

Vì chương trình và SGK phục vụ cho mọi đối tượng học sinh nên để xây dựng được một số biện pháp rèn luyện các yếu tố của năng lực suy luận toán học: suy luận quy nạp, suy luận suy diễn và đường lối phân tích, tổng hợp cho học sinh lớp 4, 5, chúng ta phải tôn trọng và bám sát, tập trung vào nội dung cơ bản. Đó chính là việc giáo viên phải dạy theo đúng phân phối chương trình, các tiết học. Đảm bảo cho học sinh được cung cấp đầy đủ kiến thức toán 4, 5.

Việc bám sát phân phối chương trình và nội dung SGK giúp giáo viên tránh việc quá đề cao vấn đề dạy học Toán nâng cao, làm tắt các bước mà quên hướng dẫn học sinh cách suy luận như thế nào? Dẫn đến việc học sinh thắc mắc: Không biết cô giáo dùng phương pháp suy luận nào để hình thành được quy tắc, tính chất…cũng như giải các bài tập luyện tập?

2.2.2. Đảm bảo tính vừa sức và tính quá trình trong rèn luyện một số yếu tố

của năng lực suy luận toán học

Tính vừa sức chính là sự vững chắc về kiến thức, kĩ năng của học sinh. Giáo viên cần đảm bảo tính vừa sức cho các em, giúp các em nắm được những phương pháp suy luận cơ bản để có thể vận dụng vào giải các bài tập cũng như phát hiện và giải quyết tình huống toán học có liên quan.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phải chú ý đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh để có thể áp dụng những phương pháp dạy học phù hợp. Không phải học sinh nào cũng có khả năng suy luận lôgic toán học, do đó giáo viên nhất thiết phải phân loại đối tượng học sinh để

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

có những biện pháp rèn luyện phù hợp. Chỉ có như vậy thì các em mới có thể phát triển đầy đủ và toàn diện.

2.2.3. Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4, 5

Khi xây dựng bất cứ chương trình dạy học nào hay các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học, chúng ta đều phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nhận thức của đối tượng. Chương trình phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh sẽ giúp giáo viên đẩy nhanh tốc độ phát triển của trẻ, đưa các em vào “vùng phát triển gần nhất” để có thể phát triển cao về trí tuệ.

Mặc dù trong những hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng trẻ đều có khả năng phát triển về nhận thức nổi bật nhất là sự phát triển cua tri giác, chú ý, trí nhứ, tưởng tượng và tư duy.

Tri giác

Đến lứa tuổi học sinh lớp 4, 5, tri giác phân tích được hình thành và phát triển mạnh. Tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật, hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn. Tri giác của các em mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – tri giác có chủ định gần đạt đến mức ổn định.

Chú ý

Khi bắt đầu đến trường, độ tuổi của trẻ lớp 1, lớp 2 còn thấp nên trình độ nhận thức còn non nớt, năng lực chú ý chưa cao, dễ bị phân tán. Những gì mang tính mới lạ, hấp dẫn luôn dễ dàng thu hút trí tò mò của các em. Càng lên lớp lớn, các em càng có khả năng chú ý mạnh mẽ. Khả năng phát triển chú ý có chủ định, bền vững, tập trung của các em trong quá trình học tập là rất cao.

Trí nhớ

Giai đoạn lớp 4, 5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ gữ được tăng cường. Ghi nhớ có chủ định đã phát triển. Tuy nhiên hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tập trung, trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí, tình cảm hay hứng thú của các em,…Do đó, giáo viên cần giúp học sinh hiểu được mục

Hán Thị Thu Trang K9 – Đại học Tiểu học

đích của việc ghi nhớ, chỉ cho các em thấy đâu là điểm quan trọng của bài học mới, tránh tình trạng học vẹt.

Tưởng tượng

Trí tưởng tượng được hình thành trong quá trình sống cùng hoạt động của trẻ. Trí tưởng tượng của học sinh tiểu học có những biến đổi căn bản và phát triển hơn so với lúc các em chưa tới trường. Về cuối cấp học do các em đã lĩnh hội được những tri thức tương đối và đã có những kinh nghiệm phong phú nên trí tưởng tượng của các em tiến gần với hiện thực hơn. Tuy nhiên nếu để trẻ giải quyết vấn đề bằng tưởn tượng thì sẽ không đạt được sự chính xác, chặt chẽ một cách đầy đủ nên giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp để phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, phong phú cho học sinh.

Tư duy

Ở giai đoạn này, tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trừu tượng đang dần chiếm ưu thế hơn. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành cấu trúc tương đối ổn định và trọn vẹn: thao tác thuận và ngược, tính kết hợp nhiều thao tác, các thao tác đồng nhất…

Học sinh xác lập mối quan hệ từ nguyên nhân đến kết quả tốt hơn từ kết quả đến nguyên nhân. Bởi vì khi suy luận từ nguyên nhân đến kết quả mối quan hệ trực tiếp được xác lập. Ngược lại thì mối quan hệ đó được xác lập một cách không trực tiếp do một kết quả có thể có nhiều nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Rèn luyện một số yếu tố của năng lực suy luận toán học cho học sinh lớp 4, 5 (Trang 45 - 47)