Lí luận về hoạt độnglễ hội

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 32 - 34)

9. Cấu trúc của khĩa luận

1.3. Lí luận về giáo dục tính tự tincho trẻ 5-6 tuổi thơng qua hoạt động

1.3.1. Lí luận về hoạt độnglễ hội

1.3.1.1. Khái niệm “Lễ hội”

Lễ hội: (danh từ) là cuộc vui chung cĩ tổ chức, cĩ các hoạt động lễ nghi mang tính văn hĩa truyền thống. Theo từ điển tiếng Việt “ Lễ hội là loại hình văn hĩa tiêu biểu nhất trong sinh hoạt cộng đồng của người Việt Nam, lễ hội mang tính tổng hợp của truyền thống văn hĩa Việt Nam. Lễ hội bao gồm 2 phần: Lễ (tế rước mang màu sắc tâm linh) và Hội (các trị chơi dân gian, vừa thể hiện tính khéo léo vừa nêu cao tinh thần thượng võ, tính đồn kết của cộng đồng).[3]

Lễ hội là một hiện tượng văn hố dân gian tổng thể, “là một hình thức diễn xướng tâm linh tổng thể của lễ hội khơng phải là thực thể “chia đơi” như người ta quan niệm mà nĩ hình thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đĩ (thường là tơn thờ một vị thần linh - lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp nào đĩ) rồi từ đĩ nảy sinh và tích hợp các hiện tượng văn hố phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội cho nên trong lễ hội phần lễ là phần gốc rễ chủ đạo, phần hội là phần phát sinh tích hợp.

Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc đều cĩ ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người. Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hố, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay cĩ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đĩ của cộng đồng, tơn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “Thần” - những người cĩ thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lịng tri ân cơng đức của các vị

thần đối với cộng đồng, dân tộc.

Như vậy, “lễ hội là một loại hình văn hĩa tiêu biểu trong sinh hoạt cộng đồng cĩ nhiều người tham gia bao gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Cùng với sự phát triển của xã hội và xu thế chung của quá trình hội nhập mà phần lễ và phần hội được tổ chức sao cho phù hợp với hồn cảnh và nội dung văn hĩa của lễ hội đĩ.”

1.3.1.2. Nội dung giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua tổ chức hoạt động lễ hội ở trường mầm non

Những ngày lễ, ngày hội được tổ chức ở trường mầm non trong chương trình chăm sĩc giáo dục

Ngày mồng 8 tháng 3: Đây là ngày Quốc tế phụ nữ, “ ngày hội của bà, của mẹ”. Tổ chức ngày 8/3 giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày hội giành cho những người phụ nữ, là dịp để dạy trẻ lịng biết ơn với những người đã sinh thành, chăm sĩc và dìu dắt từ những bước đi đầu tiên của cuộc đời. Ngày 8/3 được tổ chức tạo cho trẻ cơ hội để bày tỏ những lời tâm sự, những lời chúc gửi đến bà, đến mẹ của mình.

Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 – 12: Là ngày hội Quốc phịng tồn dân. Ngày hội của các chú bộ đội – mẫu hình tượng được trẻ thơ rất yêu quý. Nhà trường cĩ thể tổ chức cho trẻ thăm quan doanh trại quân đội hoặc tham dự lễ mitting kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam… để trẻ bước đầu hiểu được truyền thống anh hùng và hình tượng cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ. Giáo dục cho trẻ niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước.

Tết Nguyên Đán (hay cịn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hĩa của người Việt Nam, là ngày lễ cĩ ý nghĩa nhân văn vơ cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đồn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên, là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.

đồ nấu chín để nguội với tấm lịng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến cơng ơn dưỡng dục của những người đã khuất.Theo nghĩa chữ Hán "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" là tết ăn đồ lạnh. Vào ngày này người Việt khơng kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt cịn sáng tạo nên bánh trơi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đĩ là những thức ăn nguội - hàn thực.

Ngày sinh nhật của bé: Là ngày đặc biệt của các con, là ngày mà các con đến với cuộc sống tươi đẹp này, một ngày sinh nhật tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Cịn gì tuyệt vời hơn hàng tuần, hàng tháng các con được dựmột bữa tiệc sinh nhật ấm áp bên những người bạn, các con được cắt bánh, giao lưu văn nghệ, được nhận quà và những lời chúc tốt đẹp từ các cơ giáo, bạn bè và các con được ăn liên hoan với nhau, rồi sau đĩ được trở về với những vịng tay yêu thương của gia đình. Giáo viên phối hợp với gia đình trẻ tổ chức vui vẻ, tuỳ điều kiện thực tế bằng những lời chúc tốt đẹp của cơ giáo, bạn bè, những mĩn quà đơn giản (cĩ thể thực tế các trẻ tự làm), hoa quả, kẹo bánh, … tạo cho trẻ cảm nhận được niềm vui, sự trưởng thành, lớn lên của mình trong ngày sinh nhật và hình thành tinh thần trách nhiệm ở trẻ.

Tĩm lại, những ngày hội này cần được tổ chức đúng với chủ đề của nĩ để tạo cho trẻ những ấn tượng tốt đẹp nhất về ngày hội. Ngồi ra, cùng với sự phát triển phong phú của đời sống xã hội, những ngày hội được tổ chức ở trường Mầm Non cũng nhiều hơn và mang đậm dấu ấn của sự giao thoa giữa các nền văn hĩa. (lễ giáng sinh, lễ hội haloween, ngày của mẹ),… Tùy vào nội dung và các sự kiện quan trọng trong năm, nhà trường cĩ thể tổ chức ngày hội cho trẻ tham gia nhằm giáo dục cho trẻ những tình cảm xã hội, lịng biết ơn (ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20 – 10) và tinh thần tương thân tương ái như: Ngày hội quyên gĩp ủng hộ đồng bào miền Trung, ngày hội quyên gĩp ủng hộ người nghèo,…

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)