Thực trạng mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5-6 tuổi trong

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 57 - 62)

9. Cấu trúc của khĩa luận

2.2. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục tính tự tin của trẻ 5– 6tuổ

2.2.2. Thực trạng mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5-6 tuổi trong

lễ hội ở trường mầm non

Dựa vào tiêu chí và thang đánh giá về tính tự tin của trẻ, chúng tơi đã đánh giá được thực trạng biểu hiện tính tự tin của trẻ trong hoạt động lễ hội ở trường mầm non như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng mức độ tính tự tin của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non

Số lượng trẻ

Mức độ biểu hiện

Mức độ 1 (cao) Mức độ 2 (Trung bình)

Mức độ 3 (thấp)

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 40 8 20% 19 47.5% 13 32.5%

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động lễ hội mới chỉ dừng lại ở mức trung bình là nhiều (chiếm 47.5%), số trẻ cĩ biểu hiện tính tự tin ở mức độ 3 (thấp) chiếm tie lệ 32.5%. Trong khi đĩ số trẻ đạt ở mức độ 1 (cao) chiếm tỉ lệ ít hơn (chiếm 20%). Để thấy rõ được mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động lễ hội ở trường mầm non, chúng tơi biểu hiện qua biểu đồ sau:

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ biểu hiện

Biểu đồ 2.7: Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non (tính theo %)

Qua biểu đồ cho thấy: Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động lễ hội đạt ở mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao. Quan sát hoạt động lễ hội của trẻ cho thấy cĩ trẻ cịn ít biểu hiện tự tin, thụ động trong quá trình tham gia trị chơi, các cơng việc chuẩn bị. Cĩ trẻ chỉ biết tham gia theo sự gợi ý của cơ giáo ít cĩ sáng kiến trong quá trình hoạt động cũng như tìm kiếm phương tiện thay thế để thực hiện dự định của hoạt động. Một số trẻ lầm lũi một

mình khơng cĩ sự giao lưu giữa các nhĩm, trẻ khơng tích cực thực hiện dự định của hoạt động.

Qua quan sát thực tế cho thấy số trẻ mạnh dạn, tự tin, cĩ tính quyết đốn trong khi tham gia hoạt động chiếm tỉ lệ chưa cao và chưa đồng đều ở từng hoạt động và thể hiện từng tiêu chí, các tiêu chí khĩ dần. Trong quá trình hoạt động một số trẻ cũng đã biết thể hiện bản thân mình, tự tin trong quá trình giao tiếp, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ ăn khớp với lời nĩi. Bên cạnh đĩ thì vẫn cịn một số trẻ rất rụt rè và bẽn lẽn, ít giao tiếp. Khả năng kiểm sốt cảm xúc của bản thân ở trẻ trong hoạt dộng lễ hội là rất thấp, trẻ rất dễ xảy ra xơ sát, tranh giành với nhau, chưa thực sự cảm thơng chia sẻ với nhau. Thậm chí cĩ những trẻ thấy được thành cơng của bạn nhưng lại khơng vui mừng mà cịn làm hỏng đi thành quả của bạn, hoặc chêu đùa bạn.

Đối với biểu hiện tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động thì qua thực tế cho thấy trẻ chỉ hào hứng và tích cực khi mới bắt đầu hoạt động, chứ chưa thực sự tích cực, sáng tạo, chủ động giải quyết các vấn đề khi tham gia hoạt động. Cĩ những trẻ chỉ thực hiện nhiệm vụ nửa chừng rồi bỏ ngỏ, khi tìm hiểu thì chúng tơi nhận ra cĩ rất nhiều lý do khiến trẻ khơng tích cực thực hiện dự định của mình như do mơi trường, hay do chính bản thân trẻ,…

Ở trẻ tự nhận xét, tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn trong quá trình hoạt động và kết quả của hoạt động là chưa cao. Trẻ cũng đã tự biết nhận xét và đánh giá tuy nhiên ở mức độ chưa cao và chưa thật hiệu quả, nhiều giáo viên thường tổ chức nhanh chĩng, qua loa cho cĩ chứ chưa thực sự chú trọng đến chất lượng của vấn đề, chưa chú trọng đến khả năng của trẻ, nhiều trẻ chưa thực sự được thể hiện mình như vậy sẽ làm giảm đi rất nhiều tính tự tin của trẻ, và những lần sau trẻ cũng khơng cĩ ý thức để tự nhận xét đánh giá bản thân mình và đánh giá bạn cùng tham gia. Như vậy, hiệu quả của việc giáo dục tính tự tin cho trẻ sẽ giảm đi rất nhiều.

Tĩm lại: Qua khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện về tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi cĩ thể rút ra một số kết luận ban đầu như sau:

-Đa số giáo viên đều được đào tạo trong ngành mầm non, cĩ trình độ từ trung cấp trở lên. Đây là một thuận lợi cho việc giáo dục tính tự tin cho trẻ. Một số giáo viên cũng đã quan tâm tới vấn đề giáo dục tính tự tin cho trẻ và coi đây là một phẩm chất quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ.

-Một số trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non khi tham gia hoạt động vui chơi đều nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, mạnh dạn tự tin trong khi tham gia trị chơi.

-Việc đánh giá thực trạng biểu hiện tính tự tin của trẻ ở từng tiêu chí sẽ giúp chúng tơi xây dựng nội dung và biện pháp tổ chức các hoạt động lễ hội khoa học nhằm hình thành và phát triển bền vững tính tự tin cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thơng

2.2.3. Nguyên nhân thực trạng

Một trong những nguyên nhân đẫn đến trẻ thiểu tính tự tin như kết quả trên một phần là do giáo viên chưa tích cực phát huy tính tự tin của trẻ cũng như chưa tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm. Tất cả giáo viên đều nhận thức rằng việc giáo dục tính tự tin cho trẻ thơng qua tổ chức hoạt động lễ hội cĩ một vai trị rất quan trọng nhưng quá trình tổ chức cịn chưa phát huy tốt nhất cho trẻ.

Giáo viên là người tổ chức ra hoạt động và trẻ là người quyết định thành cơng của hoạt động đĩ. Và như kết quả trên ta thấy giáo dục tính tự tin cho trẻ là chưa tốt. Nguyên nhân là do trẻ cịn rụt rè, nhút nhát,… Đĩ chính là nguyên nhân gây nên kết quả trên và đây cũng là vấn đề giải quyết trong đề tài của chúng tơi đĩ là: giúp trẻ hình thành tính tự tin qua tổ chức hoạt động lễ hội.

Kết luận chương 2

Khảo sát thực trạng nhận thức về tính tự tin, các biểu hiện tính tự tin và việc sử dụng các biện pháp giáo dục tính tự tincho trẻ 5 - 6 tuổi cĩ thể rút ra một số kết luận như sau:

Nhìn chung giáo viên đều quan tâm tới vấn đề giáo dục tính tự tincho trẻ và nhận thức được tính tự tin là phẩm chất quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ.Các biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục tính tự tin cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua hoạt động lễ hội cịn đơn giản, lẻ tẻ, chung chung chưa chú ý nhiều tới việc phối hợp nhiều biện pháp một cách tích cực. Giáo viên chưa đặt ra mục tiêu giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động lễ hội. Việc khen ngợi chưa gắn với các hoạt động và những tiến bộ của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động kịp thời và đúng lúc mà thực hiện khi kết thúc buổi chơi. Hình thức tổ chức thi đua cịn đơn điệu, máy mĩc khiến trẻ khơng hào hứng. Giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện trước đám đơng, thường được áp đặt trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn lên tham gia hoạt động trước theo ý cơ cịn trẻ nhút nhát, thụ động chỉ ngồi xem, giáo viên gần như là bỏ quên sự cĩ mặt của những trẻ này. Giáo viên cũng chưa quan tâm đến cho trẻ đánh giá bạn và tự đánh giá. Cĩ thể khẳng định vấn đề giáo dục tính tự tin cho trẻ chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Mức độ biểu hiện tính tự tin của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động lễ hội ở mức độ trung bình và thấp là chủ yếu, trẻ đạt mức độ cao chiếm tỉ lệ nhỏ. Trẻ tham gia hoạt động lễ hội chưa hào hứng mạnh dạn, chưa chủ động phối hợp, khả năng giao tiếp và thể hiện trước đám đơng cịn hạn chế. Mặc dù giáo viên quan tâm chuẩn bị trang phục, sân khấu nhằm phục vụ hoạt động lễ hội của trẻ nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn, cịn khá nhiều trẻ kém tự tin khi tham gia hoạt động này. Mức độ biểu hiện tính tự tin chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Kết quả điều tra trên chính là cơ sở thực tiễn để đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ TIN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI Ở TRƯỜNG MẦM NON

VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Đề xuất một số biện pháp giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 - 6 tuổi thơng qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục tính tự tin cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động lễ hội ở trường mầm non (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)