3. Tiến trình dạy học
TIẾT 158: ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ (Trang 164 SGK Toán 4)
(Trang 164 - SGK Toán 4) 1. Mục tiêu bài học
a, Kiến thức
Giúp học sinh ôn tập về: Đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
b, Kĩ năng
- Đối với học sinh khá - giỏi: Nắm bắt nhanh về cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
- Đối với học sinh trung bình - yếu: Biết cách đọc, phân tích số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
c, Thái độ
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a, Giáo viên - Sách giáo khoa. - Phiếu bài tập. b, Học sinh - Sách giáo khoa, vở, bút. 3. Tiến trình dạy học
a, Hoạt động 1 (1 phút): Giới thiệu bài - Mục đích: Ôn tập biểu đồ
- Hoạt động: GV giới thiệu bài và ghi đề mục lên bảng. HS lắng nghe và ghi vào vở.
b, Hoạt động 2 (25 phút): Luyện tập
- Mục đích: Nắm bắt được cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
- Hoạt động:
* Thực hiện làm Bài tập 1 (SGK trang 164)
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức áp dụng khi giải các bài tập về biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
Với biểu đồ hình cột: Tiến hành theo 3 bước: - Làm quen với biểu đồ:
+ Tên biểu đồ
+ Hàng dưới của biểu đồ cho ta biết đối tượng thống kê được nêu trong biểu đồ.
+ Các cột của biểu đồ và độ cao của mỗi cột biểu thị số đo đại lượng thống kê.
- Cách đọc biểu đồ:
+ Nhìn hàng dưới biểu đồ, hãy kể tên các đối tượng được nêu.
+ Đọc số trên đỉnh cột hoặc gióng sang ngang tìm giao với đoạn thẳng đứng. - Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên bản đồ:
+ Đọc số liệu biểu diễn trên mỗi cột.
+ Tính toán hoặc so sánh các số liệu để tìm câu trả lời cần thiết. Với biểu đồ tranh: Tiến hành theo 3 bước:
- Làm quen với biểu đồ tranh: + Tên biểu đồ
+ Ý nghĩa của các hình vẽ hoặc kí hiệu tương đương. - Cách đọc biểu đồ:
+ Nhìn vào cột bên trái của biểu đồ, hãy kể tên các đối tượng thống kê được nêu trong biểu đồ (tên các gia đình, tên các lớp...)
+ Căn cứ vào mục đích, nội dung thống kê, đếm số hình vẽ,... tương ứng ở cột bên phải.
+ Phân tích thông tin trên biểu đồ.
- Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên bản đồ. - Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập cả lớp quan sát, bổ xung.
- Vấn đáp HS kiến thức nền tảng để làm được bài tập 2, hướng dẫn HS tự trình bày lời giải.
- GV quan sát, nhận xét, bổ xung (nếu có). * Giao nhiệm vụ Bài tập 3 (SGK trang 166)
- Có thể củng cố thêm cho HS về cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột bằng cách cho HS làm thêm phiếu bài tập.
Phiếu bài tập
Biểu đồ dưới đây nói về số cây của khối lớp Bốn và khối lớp Năm đã trồng: SỐ CÂY CỦA KHỐI LỚP BỐN
VÀ KHỐI LỚP NĂM ĐÃ TRỒNG (cây)
0 10 20 30 40 50 60 70 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 4A 4B 5A 5B 5C
Đặt câu hỏi sau khi nhận phiếu:
a, Những lớp nào đã tham gia trồng cây? b, Mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây? + Phương án cho đối tượng HS Khá - giỏi:
- Giao nhiệm vụ giúp đỡ HS yếu - kém, thi đua đôi bạn cùng tiến. Kết quả học của đôi bạn đánh giá lấy điểm của cả HS Khá - giỏi, nhiệm vụ hướng dẫn HS yếu - kém thực hiện nhiệm vụ trên. Khi xong giao bài tập cá nhân cho đối tượng HS Khá - giỏi.
c, Hoạt động 3 (2 phút): Củng cố, dặn dò
các bài tập về biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
- GV yêu cầu HS làm hết bài tập trong SGK và làm thêm bài tập. Bài tập thêm:
Biểu đồ dưới đây nói về diện tích của ba thành phố của nước ta.
0 10 20 30 40 50 60 0 500 1000 1500 2000 2500 HN ĐN TP. HCM
Biểu đồ: Diện tích của ba thành phố của nước ta (km2)
Dựa vào biểu đồ, hãy trả lời các câu hỏi sau:
b, Tổng diện tích ba thành phố bằng bao nhiêu ki - lô - mét vuông? c, Diện tích Đà Nẵng lớn hơn Diện tích Hà Nội là bao nhiêu ki - lô - mét vuông và bé hơn diện tích TP. Hồ Chí Minh là bao nhiêu ki - lô - mét vuông?
Dụng ý của giáo án giảng dạy: Hoạt động 1 nhằm giới thiệu mục tiêu bài học. Hoạt động 2 nhằm giúp HS củng cố các kiến thức và bài tập liên quan đến một số kiến thức áp dụng khi giải các bài tập về biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột. Ở đây khi tổ chức cho HS luyện tập, GV đã phân hóa cách thức giải các bài toán. Hoạt động 3, GV giao bài tập về nhà cho HS, ngoài nhiệm vụ chung GV ra thêm những bài tập nâng cao khuyến khích HS khá - giỏi.
2.2.4. Chủ đề 4: Ôn tập về phân số
Tiết 159: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Trang 166 - SGK Toán 4) 1. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh ôn tập về:
- Khái niệm ban đầu về phân số. - Rút gọn phân số.
- Quy đồng mẫu số các phân số. - Sắp xếp thứ tự các phân số.
b, Kĩ năng
- Đối với học sinh khá - giỏi: Giải nhanh các bài toán về phân số, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, sắp xếp thứ tự các phân số.
- Đối với học sinh trung bình - yếu: Biết cách đọc, gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, sắp xếp thứ tự các phân số.
c, Thái độ
Tích cực tham gia các hoạt động học tập, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a, Giáo viên
- Sách giáo khoa.
- Các hình vẽ trong bài tập 1 vẽ sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. - Phiếu bài tập.
b, Học sinh
- Sách giáo khoa, vở, bút.
3. Tiến trình dạy học
a, Hoạt động 1(5 phút): Kiểm tra bài cũ - Mục đích: Củng cố về phân số.
- Hoạt động: GV yêu cầu 3 HS lên bảng: * HS yếu kém: Viết theo mẫu:
Phân số Tử số Mẫu số 6 11 6 11 8 10 5 12
* HS trung bình: Viết các phân số: a, Hai phần năm;
b, Bốn phần chín.
* HS yếu khá - giỏi: Viết các phân số: a, Năm mươi hai phần tám mươi tư;
b, Bốn mươi chín phần một trăm linh năm.
b, Hoạt động 2 (1 phút): Giới thiệu bài - Mục đích: Ôn tập về phân số
- Hoạt động: GV giới thiệu bài và ghi đề mục lên bảng. HS lắng nghe và ghi vào vở.
c, Hoạt động 3 (20 phút): Luyện tập
- Mục đích: Nắm bắt được cách đọc, gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, sắp xếp thứ tự các phân số.
- Hoạt động:
+ Phương án cho đối tượng HS trung bình - yếu: * Giao nhiệm vụ Bài tập 1 (SGK trang 166)
- Giáo viên treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1và gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì và hỏi gì?.
- GV chia lớp thành các nhóm làm bài tập, GV đi đôn đốc, nhắc nhở (gúp đỡ) nếu cần thiết.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp quan sát, nhận xét. * Giao nhiệm vụ làm Bài tập 2 (SGK trang 167)
- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập cả lớp quan sát, bổ xung.
* Giao nhiệm vụ làm Bài tập 3 (SGK trang 167) - Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách rút gọn phân số:
+ Xem xét tử số và mẫu số cùng chia hết cho tự nhiên nào lớn hơn 1. + Chia tử số và mẫu số cho số đó.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày miệng và gọi 1 HS giỏi lên bảng chữa bài giải.
- Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ xung (nếu có).
- GV có thể củng cố thêm cho HS về cách rút gọn phân số bằng cách cho HS làm thêm phiếu bài tập:
Phiếu 1 bài tập:(HS trung bình - yếu)
2 Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng ?
5 20 8 1
; ; 30 9 2
Phiếu 2 bài tập:Luyện thêm dùng cho (HS trung bình - yếu)
Quy đồng mẫu số các phân số: