THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề môn toán lớp 4 (Trang 76 - 77)

D P ụng ý của giáo án giảng dạy: Hoạt động 1 nhằm giới thiệu mục tiêu

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a, Giáo viên

THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm

3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm

3.1.1. Mục đích thử nghiệm

Bước đầu kiểm tra tính khả thi và tính hiệu quả của việc dạy học phân hóa qua ôn tập một số chủ đề môn Toán nhằm góp phần phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Phong Châu - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Thời gian và cơ sở thử nghiệm

- Thời gian: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm vào tháng 3 năm 2015. - Cơ sở thử nghiệm: Do giới hạn của đề tài và thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi tiến hành thử nghiệm ở lớp 4A và lớp 4C là đối chứng tại trường Tiểu học Phong Châu - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.

3.1.3. Nội dung thử nghiệm

- Các tiết dạy thử nghiệm là một số tiết ôn tập. Sử dụng các bài tập trong hệ thống bài tập đã xây dựng ở chương 2.

- Chúng tôi đã tiến hành dạy học theo quy trình phân hoá và nội dung bài học như trong khóa luận đã trình bày đối với lớp thực nghiệm và không áp dụng đối với lớp đối chứng.

- Đối với lớp 4A chúng tôi tiến hành phân hóa học sinh theo ba mức độ giỏi - khá, trung bình, yếu đối với từng bài tập trong nội dung ôn tập.

- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về từng nội dung đã học trong từng bài ôn tập, phân hóa theo từng mức độ HS.

- Đối với lớp 4C dạy các nội dung ôn tập theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục mà không có sự phân hóa HS.

- Nội dung thực nghiệm gồm 2 tiết: (Phụ lục 2) Tiết 1: Ôn tập về số tự nhiên (tiết 1).

Tiết 2: Ôn tập về hình học (tiết 1).

3.1.4. Phương pháp tổ chức thử nghiệm

lớp 4C là đối chứng. Lớp 4A gồm 31 HS, lớp 4C gồm 31 HS. Trình độ HS lớp thử nghiệm và lớp đối chứng tương tương nhau.Chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp dạy học: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học phân hóa; dạy học chương trình hoá; đàm thoại gợi mở... và một số hình thức dạy học phát huy tối ưu và tối đa hoạt động của học sinh như: dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, dạy học phân nhóm theo khu vực học tập, dạy học cá thể hoá... Qua đó phát huy tốt vai trò của người thầy, là người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề môn toán lớp 4 (Trang 76 - 77)