TIẾT 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (SGK trang 170 Toán 4)

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề môn toán lớp 4 (Trang 55 - 58)

47 17 11 77 a, và b, và

TIẾT 164: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (SGK trang 170 Toán 4)

(SGK trang 170 - Toán 4)

1. Mục tiêu bài học

a, Kiến thức

Giúp HS:

- Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. + Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo khối lượng.

+ Giải bài toán có liên quan đến đại lượng.

- Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

b, Kĩ năng

- Đối với học sinh khá - giỏi: Giải nhanh các bài toán về các đơn vị đo khối lượng như: đổi đơn vị đo khối lượng, các bài toán có liên quan đến đại lượng.

- Đối với học sinh trung bình - yếu: Biết cách giải các bài toán về các đơn vị đo khối lượng như: đổi đơn vị đo khối lượng, các bài toán có liên quan đến đại lượng.

c, Thái độ

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập, xây dựng bài.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a, Giáo viên

- Phiếu bài tập.

b, Học sinh

- Sách giáo khoa, vở, bút.

3. Tiến trình dạy học

a, Hoạt động 1 (1 phút): Giới thiệu bài - Mục đích: Ôn tập về đại lượng.

- Hoạt động: GV giới thiệu bài và ghi đề mục lên bảng. HS lắng nghe và ghi vào vở.

b, Hoạt động 2 (25 phút): Luyện tập

- Mục đích: Nắm bắt được cách thực hiện giải các bài toán về các đơn vị đo khối lượng như: đổi đơn vị đo khối lượng, các bài toán có liên quan đến đại lượng.

- Hoạt động:

+ Phương án cho đối tượng HS trung bình - yếu: * Yêu cầu làm Bài tập 1 (SGK trang 170)

- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng.

+ Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta còn dùng những đơn vị: yến, tạ, tấn.

1 yến = 10kg 1 tạ = 10 yến 1 tạ = 100kg 1 tấn = 10 tạ

1 tấn = 1000kg

+ Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm gam, người ta còn dùng những đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.

1dag = 10g 1hg = 10dag 1hg = 100g

- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập, HS còn lại quan sát, bổ xung.

- GV có thể củng cố thêm cho HS về cách đổi đơn vị đo khối lượng bằng cách cho HS làm thêm phiếu bài tập:

Phiếu bài tập:1 (HS trung bình - yếu): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a, 4dag = ... g 8hg = ... dag

b, 3kg = ... hg 7kg = ... g

Phiếu bài tập:2 (HS trung bình - yếu): Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a, 100cm2 = ... dm2 400dm2 = ... m2

b, 10 000cm2 = ... m2 15m2 = ... dm2

- Giao nhiệm vụ tìm hiểu bài tập 2, 3, 4.

- Yêu cầu HS ôn tập kiến thức nền tảng để hoàn thành bài tập 2, 3, 4.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 2, 3, 4 hoặc cho HS khá - giỏi kèm HS trung bình - yếu để hoàn thiện bài tập 2, 3, 4.

+ Phương án cho đối tượng HS khá - giỏi: * Giao nhiệm vụ làm Bài tập 2 (SGK trang 171)

- GV yêu cầu một số cá nhân trình bày miệng và gọi 1 HS lên bảng chữa bài giải.

- Cả lớp quan sát, nhận xét, bổ xung (nếu có). - Hoàn thành phiếu bài tập:

Phiếu bài tập:1 (HS Khá - giỏi): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a, 2kg 300g = ... g 5kg 150g = ... g b, 452hg × 3 = ... hg 768hg : 6 = ... hg

* Giao nhiệm vụ làm Bài tập 3 (SGK trang 171) và hoàn thành phiếu bài tập:

Phiếu bài tập: 2 (HS Khá - giỏi): Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: a, 210cm2 ... 2dm2 10cm2 6dm2 ... 603cm2

b, 1954cm2 ... 19dm2 50cm2 2001cm2 ... 20dm2 10cm2 * Cho HS thực hiện nhiệm vụ làm Bài tập 4 (SGK trang 171)

- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập cả lớp quan sát, bổ xung.

* Giao tiếp nhiệm vụ làm Bài tập 5 (SGK trang 171) Thực hiện nhiệm vụ của phiếu học tập:

Phiếu học tập:

Một xe ô tô chở được 132 bao gạo, mỗi bao cân nặng 49kg 35hg. Hỏi chiếc xe đó chở được tất cả bao nhiêu tấn gạo?

c, Hoạt động 3 (2 phút): Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu học sinh trung bình nhắc lại một số kiến thức về đại lượng. - GV yêu cầu HS làm hết bài tập trong SGK và làm thêm bài tập (khuyến khích HS Khá - giỏi).

Bài tập thêm:

2 5 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là . Chiều rộng bằng

5 8 chiều dài. Hỏi diện tích của thửa ruộng là bao nhiêu mét vuông?. Trên thửa ruộng đó người ta trồng lúa và khi thu hoạch thì được tất cả là 2 tấn thóc. Hỏi mỗi mét vuông ruộng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc? Dụng ý của giáo án giảng dạy: Hoạt động 1 nhằm giới thiệu mục tiêu bài học. Hoạt động 2 nhằm giúp HS củng cố các kiến thức liên quan đến đại lượng, giải các bài toán về đại lượng. Ở đây khi tổ chức cho HS luyện tập, GV đã phân hóa cách thức giải các bài toán. Ở bài tập 5, yêu cầu giành cho HS khá - giỏi thông qua phiếu học tập với mức độ cao hơn. Hoạt động 3, GV giao bài tập về nhà cho HS, ngoài nhiệm vụ chung GV ra thêm những bài tập nâng cao khuyến khích HS khá - giỏi.

2.2.7. Chủ đề 7: Ôn tập về hình học

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề môn toán lớp 4 (Trang 55 - 58)