TIẾT 167: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (SGK trang 173 Toán 4)

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề môn toán lớp 4 (Trang 58 - 62)

47 17 11 77 a, và b, và

TIẾT 167: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (SGK trang 173 Toán 4)

(SGK trang 173 - Toán 4) 1. Mục tiêu bài học

Giúp HS ôn tập về:

- Góc và các loại góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù.

- Đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc, nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc.

- Củng cố kĩ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước.

- Tính chu vi và diện tích của hình vuông, vận dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình để giải các bài toán có liên quan.

b, Kĩ năng

- Đối với học sinh khá - giỏi: Nhận biết nhanh và giải nhanh: các bài toán về góc và các loại góc, đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc, nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc, tính chu vi và diện tích của hình vuông, vận dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình để giải các bài toán có liên quan.

- Đối với học sinh trung bình - yếu: Biết cách giải các bài toán về góc và các loại góc, đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc, nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc, tính chu vi và diện tích của hình vuông.

c, Thái độ

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập, xây dựng bài. - Có ý thức tốt trong giờ học.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a, Giáo viên - Sách giáo khoa. - Phiếu bài tập. b, Học sinh - Sách giáo khoa, vở, bút. 3. Tiến trình dạy học

a, Hoạt động 1 (1 phút): Giới thiệu bài - Mục đích: Ôn tập về hình học.

và ghi vào vở.

b, Hoạt động 2 (25 phút): Luyện tập

- Mục đích: Nắm bắt được cách thực hiện giải các bài toán về góc và các loại góc, đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc, nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc, tính chu vi và diện tích của hình vuông, vận dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình để giải các bài toán có liên quan.

- Hoạt động:

+ Phương án cho đối tượng HS trung bình - yếu: * Yêu cầu thực hiện Bài tập 1 (SGK trang 173)

- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức về cách nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc:

+ Đoạn thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. + Đoạn thẳng vuông góc tạo thành các góc vuông.

- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập cả lớp quan sát, bổ xung.

- GV có thể củng cố thêm cho HS về cách xác định đoạn thẳng vuông góc, đoạn thẳng cắt nhau bằng cách cho HS làm thêm phiếu bài tập:

Phiếu bài tập:1 (HS trung bình - yếu)

Cho hình chữ nhật ABCD, AB và CD A B là một cặp cạnh vuông góc với nhau.

Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật đó?.

D C * Giao nhiệm vụ làm Bài tập 2 (SGK trang 173)

- Gọi 1 HS nhắc lại kiến thức về cách vẽ hình vuông có kích thước cho trước: Vẽ hình vuông có cạnh 3cm. Ta có thể làm như sau:

+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3cm.

+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng

DA = 3cm, CB = 3cm.

+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.

- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập cả lớp quan sát, bổ xung.

- GV có thể củng cố thêm cho HS về cách vẽ hình theo kích thước cho trước, tính diện tích một hình bằng cách cho HS làm thêm phiếu bài tập:

Phiếu bài tập:2 (HS trung bình - yếu)

a, Hãy vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. b, Tính chu vi hình chữ nhật đó?

+ Phương án cho đối tượng HS Khá - giỏi: - Thực hiện nhanh nhiệm vụ của phiếu bài tập:

Phiếu bài tập: 1 (HS Khá - giỏi)

Cho hình tứ giác ABCD có góc đỉnh A

và góc đỉnh D là các góc vuông. A B a, Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau?

b, Hãy nêu tên từng cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau?

D C

Phiếu bài tập: 2 (HS Khá - giỏi)

Hãy vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5cm, rồi kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD:

a, Có vuông góc với nhau không? b, Có bằng nhau không?

- Tiếp nhiệm vụ, GV cho HS: * Làm Bài tập 3 (SGK trang 173)

- Giáo viên yêu cầu làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. - Gọi 1 HS lên giải bài tập cả lớp quan sát, bổ xung.

học tập:

Phiếu học tập 3: (HS Khá - giỏi)

Một hình chữ nhật có chu vi gấp 6 lần chiều rộng. Tính diện tích của hình chữ nhật đó biết chiều dài lớn hơn chiều rộng 15cm.

c, Hoạt động 3 (2 phút): Củng cố, dặn dò

- Yêu cầu học sinh trung bình nhắc lại một số kiến thức về hình học. - GV yêu cầu HS làm hết bài tập trong SGK và làm thêm bài tập (khuyến khích học sinh khá - giỏi) .

Bài tập thêm:

a, Cho hình chữ nhật ABCD, AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau. Hãy nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật đó.

b, Nêu tên từng cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ.

A B M N

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa qua tổ chức ôn tập một số chủ đề môn toán lớp 4 (Trang 58 - 62)