Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Giông tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 39 - 43)

STT Nhân vật Số lượng biểu thức tên riêng Tần số xuất hiện 1 Nghị Hách 31 273 2 Tú Anh 12 185 3 Long 7 662 4 Mịch 7 453 5 Khóa Hiền 5 45 6 Ông Đồ 2 23 7 Bà Đồ 4 35 8 Vạn Tóc Mai 5 50 9 Bà Nghị 3 22 10 Cô Tuyết 3 146 11 Trương Tuần 6 20 12 Mợ Khóa 1 3 13 Minh Châu 1 22

14 Cung Văn 2 5

15 Quan Công Sứ 1 3

90 1947

2.1.1.2. Cấu tạo của biểu thức tên riêng

Theo tư liệu đã thống kê, biểu thức tên riêng mà Vũ Trọng Phụng sử dụng có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ.

a. Biểu thức tên riêng có cấu tạo là từ

Theo tư liệu đã thống kê, trong số 308 biểu thức tên riêng, có 33 biểu thức có cấu tạo là từ, chiếm tỉ lệ 10,7% (33/308). Đây là các biểu thức hoặc là tên riêng, tên riêng + tên đệm hay họ + tên đệm + tên riêng.

Ví dụ:

(1) Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà kính thờ. [NNL1, tr.78]

(2) Những câu nói như thế có một hiệu lực làm cho Văn Minh ở cấp tiến mà muốn quay hẳn về bảo thủ. [NNL1, tr.122]

(3) Người phó tổng mặt tái xám, run lẩy bẩy, để cho Kim Dung đứng sau lung bố bịt mồm cả cười một cách rất đỗi ngây thơ. [NNL3, tr.51]

(4) Bốn hôm trước, Tạ Đình Hách, trước khi ra đi vào lúc đêm khuya, có nói với mấy người rằng sẽ không có mặt ở ấp độ một tuần lễ…[NNL2, tr.138]

Có thể nhận thấy các biểu thức Xuân, Văn Minh, Kim Dung, Tạ Đình Hách hoàn toàn là tên đặt cho cá thể sự vật mà không đi kèm với yếu tố nào khác. Trong đó, Xuân

là tên riêng, Văn Minh, Kim Dung là tên đệm + tên riêng, Tạ Đình Hách là họ + tên đệm + tên riêng. (Xin nói thêm, hiện nay có ý kiến cho rằng họ, tên đệm, tên riêng không phải là một từ nhưng cũng có ý kiến gọi chung cả ba yếu tố là danh từ riêng, tức là từ. Trong lúc các ý kiến còn chưa ngã ngũ, chúng tôi tạm theo quan điểm thứ hai).

b. Biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ

Tư liệu của chúng tôi cho thấy, có 275 biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ, chiếm tỉ lệ 89,3% (275/308). Đó là các trường hợp như:

(5) Khi đi ngang qua chợ Đồng Xuân, Long đã thoáng nom thấy ông đồ Uẩn

ngồi vắt vẻo trên chiếc xe nhà mà Tú Anh đã tậu cho Mịch. [NNL2, tr.357] (6) Bà nghị ạ, đây là ông khóa Hiền[NNL3, tr.415]

(7) Thưa cậu, đây là giấy của bác Khoát, lúc ra đi có viết lại mấy chữ và bảo con đưa cho cậu. [NNL3, tr.113]

(8) Cả cô Tuất, người báo tin ấy cũng vẫn giữ được nét mặt thản nhiên, và xem ý ăn cơm vẫn ngon. [NNL3, tr.143]

(9) Người ta kêu không hiếp… ai cả, chỉ ngủ với con Mịch[NNL2, tr.213] (10) Cái con Hoàng Hôn cũng lên Bồng Lai hôm ấy làm gì? [NNL1, tr.116] Như vậy, có thể nhận thấy, đối với biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ, tên riêng đã đi kèm với một yếu tố khác.

- Các thành tố xuất hiện trong biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ

Xuất hiện trong biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ có ba loại thành tố, đó là: thành tố trung tâm (Trt), thành tố phụ trước (Pht) và thành tố phụ sau (Phs).

Thứ nhất: Thành tố Trt của biểu thức tên riêng

Về cấu tạo, thành tố Trt của biểu thức tên riêng có thể xuất hiện ở dạng đơn (một thành tố Trt) hoặc dạng ghép (hai thành tố trung tâm).

Chẳng hạn:

(11) cô Tuất, cái Mịch, anh Xuân… (một thành tố Trt) (12) ông đốc tờ Xuân (hai thành tố Trt)

Về ý nghĩa, thành tố Trt của biểu thức tên riêng có thể có các ý nghĩa sau:

+ Ý nghĩa chỉ quan hệ thân tộc, ví dụ: (11) Cô Tuất, bác Khoát, anh Xuân, v.v… + Ý nghĩa chỉ chức nghiệp:

Các danh từ chung có ý nghĩa chỉ chức nghiệp được chia ra thành hai loại, đó là:

Ý nghĩa chỉ nghề nghiệp, chẳng hạn:

(12) Ông đồ Uẩn, ông khóa Hiền, đốc tờ Xuân, v.v…

Ý nghĩa chỉ chức vụ, chẳng hạn:

(13) Giáo sư Xuân, quan Nghị Hách, v.v… + Ý nghĩa chỉ đơn vị (đơn vị loại thể), ví dụ: (14) cái Tuất, thằng Hiền, con Tuyết, v.v…

Như vậy, trong biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ luôn xuất hiện thành tố Trt. Giá trị chủ yếu của thành tố Trt là chỉ ra thế giới khả hữu - hệ quy chiếu của biểu thức.

Thứ hai: Thành tố Pht của biểu thức tên riêng

ở vị trí -1 theo sơ đồ cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn - ĐT cái.

Chẳng hạn:

(15) cái con Hoàng Hôn Cái anh chàng Xuân

Sở dĩ, chúng ta thấy chỉ xuất hiện ĐT cái trong biểu thức tên riêng là vì xét về mặt ý nghĩa, biểu thức tên riêng là tên đặt cho cá thể sự vật. Do vậy, ĐT chỉ toàn thể ở vị trí - 3 hay ĐT chỉ số lượng ở vị trí - 2 không bao giờ có mặt trong loại biểu thức này.

Thứ ba: Thành tố Phs của biểu thức tên riêng

Thành tố Phs của biểu thức tên riêng rất đơn giản. Nó chỉ có một ĐT và ĐT này thường có cấu tạo là từ.

Xét về mặt ý nghĩa, ĐT trong thành tố Phs của biểu thức tên riêng luôn luôn có ý nghĩa chỉ cá thể sự vật (đối tượng), hay nói cách khác, nó chính là tên riêng của sự vật (đối tượng) đó. Ví dụ:

(16) Thằng Xuân, cô Tuất, v.v…

- Các dạng xuất hiện của biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ

100% biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ đều là cụm từ chính phụ. Các cụm từ chính phụ này có thể xuất hiện ở hai dạng:

+ Dạng đầy đủ:

Ở dạng đầy đủ, biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ có hình thức là Pht + Trt + Phs.

Chẳng hạn:

(17) Cái con Hoàng Hôn

Pht Trt Phs

Cái anh chàng Xuân

Pht Trt Phs

+Dạng không đầy đủ:

Ở dạng không đầy đủ, các biểu thức tên riêng cũng chỉ có 1 hình thức biểu hiện, đó là: Trt + Phs. Chẳng hạn:

(18) ông đồ Uẩn; cô Tuất; con Mịch

Trt Phs Trt Phs Trt Phs

Tóm lại, xét về phương diện hình thức, đa số các biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ. Có thể nhận thấy điều này qua bảng tổng kết sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 39 - 43)