Các biểu thức đồng sở chỉ có nghĩa miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 56 - 62)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong

2.2.3. Các biểu thức đồng sở chỉ có nghĩa miêu tả

Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng còn có nghĩa miêu tả. Nghĩa miêu tả này được thể hiện ở hai khía cạnh sau:

2.2.3.1. Các biểu thức đồng sở chỉ thể hiện đặc điểm của nhân vật

Nói về đặc điểm của nhân vật, có thể kể đến 4 đặc điểm sau: - Đặc điểm giới tính

- Đặc điểm nghề nghiệp - Đặc điểm tuổi tác - Đặc điểm hình thức

Các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng cũng đã thể hiện được 4 đặc điểm này.

a. Đặc điểm giới tính

Giới tính là đặc điểm gắn liền với nhân vật. Trước khi xây dựng một hình mẫu nhân vật, điều đầu tiên, người viết phải có sự định hình về giới tính của nhân vật đó. Từ sự định hình về giới tính của nhân vật, người viết mới có cơ sở tạo lập các biểu thức đúng với đối tượng. Trong tác phẩm của mình, Vũ Trọng Phụng cũng đã dựa vào căn cứ này để xây dựng nhân vật.

Chẳng hạn:

(75) Chẳng phải nói nịnh gì ông, xưa nay tôi vẫn có bụng mến ông lắm. [NNL2, tr.287]

Biểu thức ông trong ví dụ trên cho chúng ta biết nhân vật mang giới tính là nam. Hay:

(76) Có khi Mịch sẽ giữ được trinh tiết với cái thằng chồng khốn nạn ấy cũng chưa biết chừng. [NNL2, tr.341]

Biểu thức cái thằng chồng khốn nạn ấy trong ví dụ (76) cũng cho thấy nhân vật mang giới tính là đàn ông.

Một ví dụ khác:

(77) Bọn thợ gặt cũng đủng đỉnh lên đến đường cái quan thì đặt gánh, ngồi phệt xuống đất, cẳng xoạc ra và hai tay bó làm một, còn chị nhà quê ngây thơ thì thoăn thoắt gánh gánh rạ thẳng tiến đến cái xe hơi trong đó quan đã chễm chệ lên ngồi và bật đèn sáng quắc lên rồi. [NNL2, tr.119]

Yếu tố chị trong biểu thức chị nhà quê ngây thơ ở ví dụ (77) đã cho chúng ta biết nhân vật là một người phụ nữ.

Như vậy, có thể nhận thấy, các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng đã thể hiện đặc điểm giới tính của nhân vật.

b. Đặc điểm nghề nghiệp

Bên cạnh đặc điểm giới tính, có thể nhận thấy các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng còn thể hiện đặc điểm nghề nghiệp của nhân vật.

Chẳng hạn, nhân vật bố Mịch trong tác phẩm Giông tố làm nghề dạy học, vì vậy, nhân vật này được gọi là ông đồ hay ông đồ Uẩn.

Ví dụ:

(78) Ông đồ nhảy trên mặt đất, như giẫm phải đống kiến lửa, tru tréo. [NNL2, tr.127] (79) Trong cái nhà gianh ba gian của ông đồ Uẩn, hôm ấy có đông nghịt khách khứa. [NNL2, tr.123]

Một ví dụ khác:

(80) Vẫn hay bác sĩ Trực Ngôn nói thế là đúng, song cái việc kỳ kỳ quái quái hơn nữa, là Xuân Tóc Đỏ cứ đứng vênh váo ưỡn ngực ra nhận cái chức đồng nghiệp với ông đốc sở. [NNL1, tr.131]

Hay:

(81) Ông đốc tờ Trực Ngôn để tay lên miệng, khẽ đáp: [NNL1, tr.131]

Biểu thức bác sĩ Trực Ngôn ông đốc tờ Trực Ngôn cũng cho ta biết nhân vật làm trong ngành y.

Bên cạnh nghề nghiệp, các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng còn cho ta biết đặc điểm chức vụ của nhân vật.

Ví dụ:

(82) Quan báo tôi rằng: muốn kiện hay không thì tùy, nhưng cứ bảo thằng chánh hộithằng lý trưởng lên đây tao bảo. [NNL2, tr.127]

Hay:

(83) Bẩm quan lớn, con ngồi đằng xa, cách xe độ hai mươi thước, thấy cô Mịch này bước lên xe rồi trong xe tắt đèn… rồi thì… [NNL2, tr.209]

Các biểu thức quan, thằng chánh hội, thằng lý trưởngquan lớn trong ví dụ (82), (83) ở trên đã cho thấy nhân vật là người có quyền hành trong xã hội.

Như vậy, có thể nhận thấy đặc điểm nghề nghiệp là điều mà chúng ta có thể nhận ra thông qua một biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

c. Đặc điểm tuổi tác

Mặc dù không thực sự rõ ràng nhưng chúng ta vẫn phần nào nhận ra đặc điểm tuổi tác của nhân vật thông qua các biểu thức đồng sở chỉ trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

Chẳng hạn:

(84) Cụ bà rít lên như những bà mẹ hủ lậu khả ố mà rằng. [NNL1, tr.113] (85) Trước những lý luận bảo thủ rất trở ngại cho cuộc giải phóng phụ nữ của nước nhà như thế, cụ ông chỉ nhắm nghiền mắt lại, đáp: [NNL1, tr.113]

Biểu thức cụ bà cụ ông trong ví dụ (84), (85) ở trên cho chúng ta biết nhân vật ở độ tuổi đã già.

Hay:

(86) Giữa lúc ấy, cô Tuyết bước vào. Cô này là con gái út cụ Hồng, mới 18 tuổi đúng, rất có nhan sắc, lại cũng sắp lãng mạn theo cái lối tân tiến rởm. [NNL1, tr.66]

Yếu tố trong biểu thức cô Tuyếtcô này đã cho ta biết nhân vật đang trong độ tuổi còn trẻ.

Một ví dụ khác:

(87) Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ… [NNL1, tr.9]

Biểu thức một bà trạc ngoại tứ tuần đã cho ta biết nhân vật ngoài 40 tuổi. Hay:

Nhân vật Phước trong tác phẩm Số đỏ còn đang độ tuổi trẻ con. Vì vậy, để gọi nhân vật này, tác giả đã dùng các biểu thức như cậu, cậu này, cậu bé ngồi tắm.

Ví dụ:

(88) Cậu tắm à? Thế cậu xơi cơm chưa? [NNL1, tr.25]

(89) Cậu này đang bần thần vầy nước đang bắn cho tóe ra chung quanh chậu, thấy thế thì cau mặt, nguẩy đầu một cái mà rằng. [NNL1, tr.25]

(90) Bà Phó vừa huýt hai tiếng còi thì con chó đã giơ hai chân trước lên, run run hai chân sau, cố đứng, lưỡi lè dài, ra ý chào cậu bé ngồi tắm.[NNL1, tr.25]

Tóm lại, cũng như đặc điểm giới tính và đặc điểm nghề nghiệp, tuổi tác là điều mà chúng ta có thể nhận thấy thông qua các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

d. Đặc điểm hình thức:

Đặc điểm hình thức của nhân vật là điều mà chúng ta có thể nhận diện được thông qua các biểu thức đồng sở chỉ. Trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng, điều này được thể hiện rất rõ.

Chẳng hạn:

(91) Người đàn bà đẹp đẽ, dịu dàng lên gác, vào cúi đầu chào Minh. [NNL1, tr.176]. Biểu thức người đàn bà đẹp đẽ, dịu dàng cho ta thấy nhân vật được đề cập đến có hình thức xinh đẹp.

(92) Ông đồ chạy ra thấy một người trẻ tuổi, mặt mũi dáng điệu tỏ ra là người lịch sự lắm, thì không hiểu ra làm sao nữa, cứ đúng ngây ra nhìn, ấp úng muốn hỏi, mà lưỡi líu lại. [NNL2, tr.276]

Biểu thức một người trẻ tuổi lại cho ta thấy nhân vật có hình thức còn trẻ. Một ví dụ khác:

(93) Một ông phu xe già lụ khụ, khẩn khoản nói với Long bằng một giọng ăn mày. [NNL2, tr.279]

Nếu như biểu thức một người trẻ tuổi ở trên cho ta thấy nhân vật có hình thức còn trẻ thì biểu thức một ông phu xe già lụ khụ lại cho ta thấy hình thức đã già của nhân vật.

2.2.3.2. Các biểu thức đồng sở chỉ chỉ ra tương quan về vị trí của nhân vật đối với sự vật mốc

Các biểu thức đồng sở chỉ trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng còn có nghĩa miêu tả bằng cách chỉ ra tương quan về vị trí của nhân vật đối với sự vật mốc. Đó là các biểu thức như:

(94) Người em ông chánh Mận ấy nguyên là một nhà buôn ở tỉnh. [NNL1, tr.120] (95) Xuân Tóc Đỏ và người đàn bà kia thì thập thò đứng bên ngoài. [NNL3, tr.104] (96) Này! Quái thật! Đã tha phu rồi mà sao cái thằng ông mãnh ấy còn chưa về như thế? [NNL3, tr.74]

mãnh ấy là các biểu thức được dùng theo phương thức chỉ xuất. Như đã nói, chỉ xuất là phương thức xác định nghĩa sở chỉ bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Muốn thực hiện được hành động chỉ trỏ, người nói phải dựa vào định vị. Định vị một sự vật là xác định sự vật đó ở khoảng cách nào, theo hướng nào so với điểm gốc mà người nói lựa chọn. Trong các biểu thức trên, người nói đã xác định vị trí của nhân vật với cái mốc là địa điểm mà người nói phát ra câu nói đó.

2.3. Tiểu kết

Chương hai tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng xét từ các phương diện cấu trúc

ngữ nghĩa.

Để tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ xét từ phương diện cấu trúc, chúng tôi đã dựa trên phương thức mà tác giả tạo ra các biểu thức này. Theo đó, khi sở chỉ một đối tượng, tác giả đã sử dụng ba phương thức lớn, đó là: dùng tên riêng, dùng biểu thức miêu tảdùng chỉ xuất.

Trong ba phương thức này, phương thức dùng biểu thức chỉ xuất được sử dụng nhiều nhất. Theo số liệu chúng tôi thống kê thì trong ba tác phẩm Số đỏ, Giông tố,Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng có đến 1163 biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật được dùng theo phương thức chỉ xuất. 1163 biểu thức này có tần số xuất hiện là 8863 lần. Tiếp theo là phương thức dùng biểu thức miêu tả. Trong ba tác phẩm Số đỏ, Giông Tố, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng có 609 biểu thức miêu tả. 609 biểu thức này có tần số xuất hiện là là 1134 lần. Và cuối cùng là phương thức tên riêng, theo tư liệu đã thống kê, trong số 81 nhân vật, có 56 nhân vật có tên riêng và 25 nhân vật không được quy chiếu bằng tên riêng. 56 nhân vật này được quy chiếu bằng 308 biểu thức với tần số xuất hiện là 4824 lần.

Từ việc xác định các biểu thức đồng sở chỉ theo các phương thức nói trên, chúng tôi đã phân tích các biểu thức này về mặt cấu tạo.

Về mặt cấu tạo, mỗi biểu thức được tạo ra theo từng phương thức có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ, trong đó phức tạp nhất và đa dạng nhất là các biểu thức có cấu tạo là cụm từ.

Về phương diện ngữ nghĩa, các biểu thức đồng sở chỉ được chia thành: các biểu thức tên riêng, các biểu thức có nghĩa phi miêu tả và các biểu thức có nghĩa miêu tả.

Việc tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ xét từ các phương diện cấu trúc và gữ nghĩa sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu vai trò của chúng trong tác phẩm của Vũ Trọng

Chương 3

VAI TRÒ CỦA CÁC BIỂU THỨC ĐỒNG SỞ CHỈ BIỂU THỊ

NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ, VỠ ĐÊ VÀ GIÔNG TỐ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Như đã trình bày ở trên, bộ “tam kiệt tiểu thuyết” Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê đồng sáng tác năm 1936 của tác giả Vũ Trọng Phụng gồm có 81 nhân vật được biểu thị bằng nhiều biểu thức ngôn ngữ khác nhau. Những biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật ấy được tác giả Vũ Trọng Phụng sử dụng một cách tinh tế, sinh động đã đem lại những hiệu quả sử dụng nhất định. Theo nghiên cứu của chúng tôi, các biểu thức ấy có thể bộc lộ đặc điểm về ngoại hình, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật, cũng có khi lại bộc lộ tính cách, thái độ hay tâm trạng của nhân vật hay của tác giả. Trong số đó, có những biểu thức chỉ bộc lộ một đặc điểm của nhân vật nhưng cũng có những biểu thức đồng sở chỉ lại có thể đồng thời bộc lộ nhiều đặc điểm của nhân vật. Tuy nhiên, để tiện cho quá trình nghiên cứu vấn đề trên chúng tôi tách những biểu thức ấy thành những nhóm khác nhau. Chính vì một biểu thức có khả năng bộc lộ một hay nhiều đặc điểm của nhân vật nên một biểu thức có thể sẽ được dùng làm minh chứng nhiều lần cho các đặc điểm khác nhau của nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)