Bộc lộ đặc điểm giới tính của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 62 - 65)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính và ngoại hình của nhân vật

3.1.1. Bộc lộ đặc điểm giới tính của nhân vật

Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ ngữ xưng hô mà bản thân chúng đã thể hiện giới tính của con người hay sự vật được nói tới. Vì thế, trong giao tiếp, chỉ cần tinh ý một chút chúng ta sẽ dễ dàng biết được giới tính của con người hay sự vật có liên quan hoặc ở xung quanh chúng ta. Không chỉ vậy, thông qua các từ ngữ thể hiện giới tính ấy chúng ta còn có thể biết được độ tuổi, vị thế của người hay sự vật được nói đến. Cũng chính vì vậy mà trong quá trình giao tiếp chúng ta cũng cần phải lựa chọn từ ngữ để định vị xưng hô sao cho phù hợp với bối cảnh giao tiếp và vai giao tiếp với những người xung quanh.

Dựa trên nguyên tắc đó, nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng đã thông qua một số biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật mà cung cấp cho chúng ta thông tin về giới tính của các nhân vật. Bản thân một số biểu thức trong tác phẩm giúp cho người đọc biết được nhân vật được nói tới là nam hay nữ, xin được dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu:

(1)“Mắng xong người đàn bà, ông ta trông thấy Phú, ông đổi ngay nét mặt, đổi ngay giọng nói, hòa nhã mời”

[NNL3, tr.157] (2)“Ông thầy ngắm nghía cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, cái quai hàm to, cái nhân trung dài, hai cái tai đầy đặn ấy, rồi gật gù:

- Khá lắm! hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc không được đen. - Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ.”

[NNL1, tr.11] (3)“Một thiếu niên nhìn mãi cái đầu tóc đỏ ấy rồi lễ phép hỏi:

- Thưa ngài, tóc ngài nhuộm bằng thứ thuốc hóa học nào đấy thế ạ? Bẩm đẹp lắm, thật là hợp thời trang! Chúng tôi cũng muốn nhuộm tóc mà không biết thuốc….. Giá lại hơi uốn quăn nữa thì tuyệt đẹp.

Xuân đáp:

- Nếu ngài lại tiệm Âu hóa của tôi thì tôi sẽ mách dùm cho. Cô gái mới nhìn Tuyếtphê bình nịnh:

- Rõ khéo cái anh này! Ông ấy chủ trương cái hợp thời, những mốt lịch sự, thì hẳn tóc ông ấy phải đẹp, lại còn khen phò mã tốt áo!”

[NNL1, tr.92]

(4)“- Moa đi tìm toa có việc cần. Cụ via nhà ta dễ sắp…về. Bây giờ đã đến lúc tìm một vị y khoa bác sĩ để trước khi cụ via chết, cụ via cũng được hưởng một chút khoa học Thái Tây…

Bà Phó Đoan sửng sốt hỏi:

- Thưa cụ, cụ tổ nhà đau ra làm sao?

Cụ Hồng lại ho khạc một hồi lâu, rồi mới thủng thỉnh đáp: - Nặng lắm! Bà tính: đã hơn tám mươi tuổi mà còn cứ sống mãi.”

[NNL1, tr.61] Các biểu thức đồng sở chỉ như: ông ta, ông, ông thầy, thiếu niên, ngài, anh này, ông ấy, moa, toa, cụ via, cụ tổ, cụ Hồng…. đã liệt kê ở trên cho chúng ta biết người được nói đến là nam giới. Còn những biểu thức cho chúng ta biết giới tính của nhân vật là nữ thì cũng phổ biến không kém:

(5) “Chàng ngồi ngay ngắn lên, nhìn vào bếp gọi: - Đẻ ơi đẻ! Sướng quá, đẻ ạ!

Bà Cử lúc ấy đương ngồi đun xanh cám lợn, thấy con gọi thì ngơ ngác quay ra đáp bằng một giọng hơi gắt:

- Cái gì thế?

Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì Phú lại động lòng thương.

[NNL1, tr.5-6] (6)“Thiếu phụ cười, đưa mắt cho chồng. Người này bảo Xuân:

- Bà tôi không thích kiểu cách thế.

Bà Phó Đoan mắng luôn Xuân Tóc Đỏ:

- Anh ngu lắm! Cụ gì? Tôi chỉ mới đáng tuổi là mẹ anh thôi. Cụ thì ra đẻ được ra mẹ anh nữa kia à? Mà mẹ anh thì...

- Lạy bà lớn ạ, cháu lỡ lời, bà lớn tha cho”.

[NNL1, tr.12] (7)“Kìa anh Xuân! Không vào đi? Tiểu thư đã đến đấy! Không có người, anh không vào đi à?

Xuân Tóc Đỏ hỏi: - Tiểu thư à?

- Phải! Con Văn Minh có cái thằng chồng ta đặt tên là Cà Kếu ấy mà. Cả con mẹ Phó Đoan cũng đến xem, lại đòi chơi nữa!”

[NNL1, tr.14]

Những biểu thức đồng sở chỉ biểu thị các nhân vật như: đẻ, bà Cử, mẹ, mẹ chàng, thiếu phụ, bà tôi, bà Phó Đoan, bà lớn, tiểu thư, con mẹ Phó Đoannhư đã liệt kê ở trên đều cho ta biết nhân vật có giới tính là nữ.

Như đã liệt kê ở trên chúng ta thấy được số lượng biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật bộc lộ giới tính của nhân vật chiếm số lượng rất lớn trong tác phẩm. Và những biểu thức ấy bộ lộ giới tính của nhân vật cũng rất rõ ràng. Ngoài khả năng bộc lộ giới tính của nhân vật, một số các biểu thức như đã nêu ở trên còn có thể bộc lộ tuổi tác, vị thế xã hội, quan hệ thân tộc.. của nhân vật. (Vấn đề này xin được nói rõ hơn ở mục 3.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)