Nghề khám, chữa bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 112 - 114)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật

3.3.3. Nghề khám, chữa bệnh

(184)“Cụ Bà nói:

- Ông ạ, tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ lang...

Giữa lúc ấy, cô Tuyết bước vào. Cô này là con gái út cụ Hồng, mới 18 tuổi đúng, rất có nhan sắc, lại cũng lãng mạn theo cái lối tân tiến rởm...

Cô nói:

- Tôi đến nhà cả hai cụ lang, tôi chẳng gặp cụ nào cả, tôi bèn dặn cả hai cụ cùng đến.

[NNL1, tr.51-52] (185)“Người ta rón rén lên, người nào cũng tự kiếm cho mình một chỗ, không ai phải mời mọc ai cả. Văn Minh để cụ lang Tỳ, cụ lang phế ngồi cạnh bệnh nhân, rồi giơ gói lá và lọ thuốc Thánh ra…..

Cụ lang Tỳ giơ gói lá, xem xét một lúc rồi nói: - Ồ! Rau thài lài! Rau xam! chỉ có thế này thôi ư?

- Ơ kìa! Nước quỷ gì thế này? Nước ao à?”

[NNL1, tr.71]

Những biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật mà bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật như cụ lang, cụ lang Tỳ, cụ lang Phế đều cho chúng ta biết các nhân vật ở đây đều làm nghề khám chữa bệnh. Tuy nhiên, họ là những người biết về một số bài thuốc hay cây thuốc quý theo kinh nghiệm dân gian có thể chữa được những bệnh thông thường chứ họ không được học qua trường lớp về nghề thuốc. Còn những biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật mà bộc lộ nghề khám chữa bệnh như quan bác sĩ, ông đốc tờ Trực Ngôn, bác sĩ Trực Ngôn, ông Đốc tờ Xuân hay quan đốc thì đều bộc lộ họ là những người được học hành qua trường lớp một cách bài bản về cách thức khám và chữa bệnh.

(186)“Lúc ấy, quan bác sĩ đứng tần ngần trước mặt cái cậu bé đã cỡi trần ra thì không muốn mặc quần áo vào nữa, và trước cái mặt đầy những lo âu của bà mẹ hiền của cậu ấy. Ông rất lấy làm phân vân”.

[NNL1, tr.130] (187)“Bà Phó Đoan chưa kịp giận câu nói quở quang ấy, ông đốc tờ Trực Ngôn

cũng đã nói:

- Thật thế! Dễ thường cậu đến tuổi dậy thì cho nên nhiều khi cậu ngồi ngẩn mặt ra đấy thôi. Nếu lấy vợ sớm cho cậu thì...”

[Số đỏ, Vũ Trọng Phụng, tr.130] (188)“Vẫn hay bác sĩ Trực Ngôn nói thế là đúng, song cái việc kỳ kỳ quái quái hơn nữa, là Xuân Tóc Đỏ cứ đứng vênh váo ưỡn ngực ra nhận cái chức đồng nghiệp với ông đốc sở”.

[NNL1, tr.131] (189)“Ông đốc tờ Trực Ngôn quay ra nhìn, thấy cản cầm thú yêu nhau rồi, lại rối rít lên bắt tay nó, vỗ vai nó”

[NNL1, tr.132] (190)“Thằng Xuân đương tần ngần nhìn sự ấy thì vừa lúc ông đốc tờ hỏi lại nó:

- Ừ, có phải kể đến hoàn cảnh không?”

[NNL1, tr.132] (191)“Ông đốc tờ quay lại, dõng dạc nói với cả mấy người bằng một giọng

ngạch trực sỗ sàng như cái tên hiệu của ông đã nói rõ cái tính nết của ông”

[NNL1, tr.132] (192)“- Nếu một khi quan bác sĩ đã bảo gì thì tất cả chúng tôi phải chịu lệnh. Để tôi cho dọn một cái phòng riêng cho ông Xuân.

Thế là vợ chồng Văn Minh cùng ông đốc tờ Trực Ngôn ra về. Ông đốc tờ Xuân Tóc Đỏ ở lại, điều ấy không cần phải nói...

[NNL1, tr.133] (193)“Cụ già ngừng thìa, chọ chẹ đáp:

- Cám ơn quan đốc lắm. Từ độ quan đốc chữa cho thì già vẫn khoẻ mạnh, mà chưa biết lấy gì tạ ơn quan đốc đấy!....

Cụ bà lắm lét nhìn Xuân một cách rất sợ hãi, rồi đỡ đòn:

- Ấy chết! Ai lại dám nói thế! Sao quan đốc lại nói thế? Có điều gì mà quan đốc

có vẻ không vui thế? Hay nhà này có ai sơ suất điều gì?

[NNL1, tr.145-146]

Có rất nhiều biểu thức bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật là khám chữa bệnh trong tác phẩm cho ta thấy một thực tế vào những năm 1936, nước ta nghề khám chữa bệnh cho người dân đã thực sự được mọi người quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 112 - 114)