Khái quát về hiện tượng đồng sở chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 25 - 26)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái quát về sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ

1.1.2. Khái quát về hiện tượng đồng sở chỉ

Trong thực tế giao tiếp cũng như trong tác phẩm văn chương, chúng ta thường thấy một đối tượng hay một tập hợp các đối tượng có giới hạn cụ thể có nhiều biểu thức để biểu thị. Ví dụ:

(19) Để chỉ nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã dùng các cách gọi như: chị Dậu, người đàn bà lực điền, chị chàng con mọn, v.v…Những biểu thức ngôn ngữ này được coi là đồng sở chỉ vì chúng cùng biểu thị một nhân vật cụ thể là chị Dậu.

Một ví dụ khác:

(20) Chị Sáu, người con gái đất đỏ cũng là những biểu thức đồng sở chỉ. Những biểu thức này đều quy chiếu vào một nhân vật là chị Sáu.

R.E.Asher trong [72, tr.769] cũng chỉ ra rằng: “Mối quan hê ̣ đồng sở chỉ có giữa 2 biểu thức nếu và chỉ nếu khi chúng biểu thị cùng mô ̣t cá thể. Chẳng ha ̣n, cái tên Mont

Blanc và the highest mountain in Europe (ngọn núi cao nhất châu Âu) là đồng sở chỉ” và “Hai danh ngữ tiếng Anh A và B đều biểu thị mô ̣t cá thể thì chúng sẽ có tính đồng sở chỉ nếu và chỉ nếu A là B là đúng”.

Ví dụ:

(21) Obama is the President of UnitedState. (+) (Obama là Tổng thống của nước Mỹ)

và:

(22) The President of United State is Obama. (+) (Tổng thống của nước Mỹ là Obama)

Khi đó, the President of United StateObama là hai biểu thức có quan hệ đồng sở chỉ.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: hiện tượng đồng sở chỉ là hiện tượng dùng những biểu thức ngôn ngữ khác nhau để chỉ một đối tượng hay một tập hợp các đối tượng có giới hạn cụ thể.

Xin nói thêm, cơ sở để chúng tôi xác định các biểu thức đồng sở chỉ là việc xác định biểu thức sở chỉ gốc. Theo chúng tôi, biểu thức sở chỉ gốc chính là tên riêng của các nhân vật. Mỗi tên riêng đều ứng với một cá thể nhân vật ( nghĩa sở chỉ). Tất cả các biểu thức ngôn ngữ khác được dùng để chỉ cá thể nhân vật đó cùng với biểu thức tên riêng tạo nên các biểu thức đồng sở chỉ.

Có thể khái quát hiện tượng đồng sở chỉ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 25 - 26)