Khái quát về đoản ngữ, danh ngữ trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 29 - 32)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến sở chỉ và hiện tượng đồng sở chỉ

1.2.2. Khái quát về đoản ngữ, danh ngữ trong tiếng Việt

1.2.2.1. Đoản ngữ (ngữ, cụm từ chính phụ)

Đoản ngữ là “loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ” [8, tr.148]. Ví dụ: (36) đang ăn Trt P (37) rất đẹp P Trt (39) những cái bàn này P Trt P 1.2.2.2. Danh ngữ (cụm danh từ) a. Khái niệm

Danh ngữ (DN) là đoản ngữ có danh từ làm thành tố trung tâm. Ví dụ: xin xem (38).

b. Các loại thành tố trong danh ngữ

Nguyễn Tài Cẩn trong [8] đã chỉ rõ, cấu thành nên danh ngữ có 2 loại thành tố: thành tố trung tâm (Trt) và thành tố phụ (P).

- Thành tố trung tâm của danh ngữ

Thành tố Trt của danh ngữ do danh từ đảm nhiệm, “chiếm vị trí nằm ngay giữa lòng đoản ngữ” [8, tr.203].

Thành tố Trt có thể xuất hiện ở hai dạng: + Dạng đơn:

Ví dụ: (39) gạch hoa, dép mới, nhà cũ…

+ Dạng ghép: Gồm Trt1 và Trt2 trong đó Trt1 có ý nghĩa chỉ đơn vị đo lường, đóng vai trò là trung tâm về mặt ngữ pháp, Trt2 có ý nghĩa chỉ sự vật được đem ra tính toán đo lường, đóng vai trò là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng.

Ví dụ: (40) cuốn sách hay, con chim nhỏ…

Trt1 Trt2 Trt1 Trt2

- Thành tố phụ của danh ngữ

Thành tố P của DN gồm 2 bộ phận: bộ phận đứng ở vị trí trước Trt gọi là thành tố phụ trước (Pht) và bộ phận đứng sau Trt gọi là thành tố phụ sau (Phs).

+ Thành tố phụ trước của danh ngữ

Về mặt số lượng cũng như ý nghĩa, thành tố Pht của danh ngữ có 3 loại định tố (ĐT):

ĐT chỉ số lượng, ví dụ: Mấy cái cậu học sinh ấy

ĐT chỉ ý nghĩa toàn bộ, ví dụ: Tất cả mấy cái cậu học sinh ấy

Mỗi ĐT trên sẽ chiếm một vị trí cố định trong thành tố Pht. Cụ thể:

Thành tố phụ trước - 3 -2 -1 Tất cả mấy cái

Đương nhiên, 3 loại ĐT này không phải bao giờ cũng đồng thời xuất hiện. Về điều này xin xem [8, tr.236].

+ Thành tố phụ sau của danh ngữ

Về mặt số lượng, không thể đưa ra được con số cụ thể về các ĐT của thành tố Phs. Các ĐT này nhiều hay ít phụ thuộc vào mục đích người nói và sự hiểu biết của người nghe về sự vật được nêu ở DN. Chẳng hạn:

(41) Cái áo kia (1 ĐT) (42) Cái áo trắng kia (2 ĐT)

(43) Cái áo trắng đang treo trên móc kia (3 ĐT)

(44) Cái áo trắng (mà) cổ tròn đang treo trên móc kia (4 ĐT)

v.v…

Tuy nhiên, dù thành tố Phs có số lượng là bao nhiêu ĐT đi chăng nữa thì các ĐT này luôn quy về 2 loại ý nghĩa khái quát: ý nghĩa đặc trưng của sự vật được nêu trong DN (như trắng, cổ tròn, đang treo trên móc) và ý nghĩa chỉ định (như kia).

c. Các dạng xuất hiện của danh ngữ

Danh ngữ có thể xuất hiện ở 2 dạng: dạng đầy đủ và dạng không đầy đủ.

- Dạng đầy đủ

Ở dạng đầy đủ, DN gồm:

- Dạng không đầy đủ

Theo Nguyễn Tài Cẩn, ở dạng không đầy đủ, DN có 3 trường hợp xuất hiện: + Chỉ có phần phụ trước và phần trung tâm

+ Chỉ có phần trung tâm và phần phụ sau Phần phụ trước (ba) Phần trung tâm (bát) Phần trung tâm (học sinh) Phần phụ sau (này) Phần phụ trước (những)

+ Chỉ có phần phụ trước và phần phụ sau

DN ngoài các dạng xuất hiện như đã nói ở trên còn có một dạng xuất hiện khác nhưng chưa được tác giả Nguyễn Tài Cẩn lý giải trong công trình nghiên cứu của mình, đó là trường hợp: anh sinh viên, người đàn bà, cuốn sách, …Có thể nhận thấy đây là những tổ hợp có cấu tạo gồm hai thành tố Trt (Trt1 và Trt2) như đã nói ở trên. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu coi chúng là DN thì những DN này thiếu thành tố phụ (điều kiện tiên quyết để một tổ hợp được xếp vào loại đoản ngữ).

Để tiện cho việc phân tích nguồn ngữ liệu nghiên cứu, ở đây chúng tôi vẫn xếp các tổ hợp trên vào loại DN xuất hiện ở dạng không đầy đủ và coi đây là những DN có kiểu cấu tạo đặc biệt (chỉ xuất hiện thành tố trung tâm và ẩn đi thành tố phụ).

Như vậy, xuất hiện ở dạng không đầy đủ, DN có thêm trường hợp thứ tư: chỉ xuất hiện Trt1 và Trt2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 29 - 32)