Bộc lộ thái độ của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 98 - 111)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Bộc lộ tính cách, thái độ của nhân vật

3.2.2. Bộc lộ thái độ của nhân vật

Nói đến thái độ và tâm trạng của nhân vật ở đây là nói đến thái độ hay tâm trạng của các nhân vật trong hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp, nhân vật có thể giữ vai trò nói và cũng có thể ở vai nghe. Các biểu thức sở chỉ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nhiều khi bộc lộ rất rõ thái độ hay tâm trạng của nhân vật. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể mà chúng tôi đã phân tích được từ các ví dụ đã thống kê:

a. Bộc lộ thái độ vô duyên, vô lễ của nhân vật

(130)“Thấy ông thầy số vô duyên cứ nói lè nhè, chỉ những muốn đấm vào mặt ông ấy vì cái tức không được ông ấy đấm vào mặt mình, cụ Hồng nhắm mắt lại, ho lụ sụ lên một cách cổ điển, ôm ngực mà khặc khừ:

- Biết rồi! Biết rồi! Khổ lắm!... Nói mãi!!!”

Ông thầy số bỗng trở thành một lão già vô duyên và thiếu ý nhị khi cả đại gia đình, cả xã hội lúc ấy đang tán thưởng Xuân là một bậc vĩ nhân, một bậc anh hùng cứu quốc thì lão lại cứ lèm bèm chuyện tướng số của Xuân rất tốt, đường tình duyên cũng rất tươi sáng. Thực tế khi ấy đã quá rõ ràng nên sự tâng bốc và dẻo mép khi ấy là không cần thiết.

Nhân vật ông thầy số tuy là một người đã già, đã từng trải và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống nhưng có lẽ do công việc xem số ế ẩm không có thu nhập nên khi được Xuân Tóc Đỏ mời một bữa cơm để trả ơn thì ông cũng không ngần ngại mà nhận lời. Thậm chí mặc kệ Xuân đang chăm chú lắng nghe cuộc trò chuyện ở bàn bên ông cứ cắm đầu cắm cổ ăn mặc cho người mời chưa được gắp miếng thịt chim sẻ nào biến mình thành một ông thầy số bất nhã:

(131)“ Khi ông này ăn hết nhẵn, nó mới đứng lên. Trong bụng nó cũng không có sự giận dỗi ông thầy bất nhã nữa….”

[NNL1, tr.186]

Miếng ăn khi đói khiến cho người ta có thể biến mình thành một kẻ thiếu nhã nhặn trong mắt người khác và điều này thực sự không khiến ông thầy số để tâm.

Nếu như cái đói khiến cho một ông thầy số trở nên bất nhã thì ái tình lại khiến cho một chàng thi sĩ trở nên điên dại, mù quáng dẫn đến chỗ bất nhã. Chàng thi sĩ ấy vì si mê cô Tuyết nên mặc dù bắt gặp cô đang đi dạo cùng một nam nhân khác trong khuôn viên của khách sạn Bồng Lai vẫn mê muội chạy theo khiến người đàn ông là Xuân ấy hết sức khó chịu còn biến mình thành một anh chàng vô lễ:

(132)“ Nhà thi sĩ thì vẫn đi theo Tuyết thoăn thoắt... Xuân Tóc Ðỏ muốn quay lại cự cho anh chàng vô lễ ấy một vố...

[NNL1, tr.101]

Thái độ vô duyên, vô lễ của nhân vật còn được bộc lộ ở mức độ cao hơn khi Xuân, một chàng thanh niên mà lại cảm thấy rạo rực, xốn xang, nóng rực cả người khi đứng trước tín đồ của chủ khỏa thân là bà Phó Đoan- một người nâng đỡ mình, đáng tuổi mẹ mình. Đây là sự vô duyên và vô lễ thái quá của một đứa trẻ con nhà vô giáo dục:

(133)“Cái áo lụa mỏng dính bên trong lại không có cóoc-sê, cái quần lụa mỏng dính, làm cho bà chẳng khác gì một tín đồ của chủ nghĩa khoả thân và làm cho thằng Xuân cảm thấy như mình là một đứa con nhà vô giáo dục”.

(134)“Cảnh ngộ ấy tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm.”

[NNL1, tr.10]

b. Thái độ kiêu ngạo của nhân vật

(135)“Vì đã có dịp thấy Xuân rất tri kỷ với mình, bác sĩ Trực Ngôn, sau khi ngẫm nghĩ hồi lâu, bèn hứa một cách nhũn nhặn y như những nhà bác học kiêu ngạo một cách kín đáo:

- Thôi được, bạn ạ. Ðể tôi dùng khoa học mà cố công cứu chữa cái đau vật chất ấy bằng thuốc tinh thần”.

[NNL1, tr.188]

Ta vẫn biết, kiêu ngạo tức là tự cho mình hơn người, sinh ra coi thường những người khác. Nhưng trong ngữ cảnh này thì mặc dù bác sĩ Trực Ngôn có kiêu ngạo một cách kín đáo hay kiêu ngạo thì ta cũng khó trách bởi ông đã tri kỉ với một tên ma cà bông gặp may mắn như Xuân và đang cố công giải quyết một trong những hậu quả mà Xuân gây ra.

c. Thái độ cợt nhả, thương hại, coi thường của nhân vật

(136)“Ông phán mọc sừng đã được cụ Hồng nói nhỏ và tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng…”

[NNL1, tr.150]

Mọc sừng hay cắm sừng là từ ngữ dùng để chỉ người đàn ông hoặc người đàn bà bị người bạn đời của mình phản bội, ngoại tình. Ông Phán mọc sừng chính là tên gọi của nhân vật đáng thương này. Nhưng đôi khi ông lại tỏ ra hãnh diện vì cái đôi sừng hươu vô hình trên đầu của mình mà được ông bố vợ hứa sẽ chia cho vài nghìn đồng. Chính thái độ ấy của ông khiến cho ông trở thành nhân vật vừa đáng thương hại vừa đáng trách.

(137)“Ngừng một lát Tuyết lại nói: - À, thế ông via và bà cụ ở nhà thế nào?

Ngơ ngác mất vài phút để đủ thì giờ hiểu, Xuân mới nói một cách buồn rầu: - Anh chẳng may bồ côi sớm”

[NNL1, tr.99]

Trong ngữ cảnh này thì ông via có nghĩa là ông bố. Ta vẫn thường thấy giới trẻ gọi bố mẹ mình bằng những từ ngữ như ông via, bà via để thay thế cho ông bố, bà mẹ ở nhà.

Tuy nó là những từ đồng nghĩa ta mượn từ tiếng nước ngoài nhưng những từ ngữ này gợi cho ta cảm giác cợt nhả, bông lơn thiếu sự tôn trọng người được gọi. Không chỉ nhân vật Tuyết mà cả cụ cố Hồng cũng gọi những người bậc bề trên như vậy:

(138)“- Moa đâu tìm toa có việc cần. Cụ via nhà ta dễ sắp…về. Bây giờ đã đến lúc tìm một vị y khoa bác sĩ để trước khi cụ via chết, cụ via cũng được hưởng một chút khoa học Thái Tây…”

[NNL1, tr.61]

Để biểu lộ cho thái độ coi thường tác giả Vũ Trọng Phụng còn bất chấp tuổi tác gọi tên nhân vật bằng những từ ngữ như: thằng Xuân, thằng Victor Ban:

(139) “ Từ đấy, thằng Xuân lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm.”

[NNL1, tr.10] (140)“Mà những nhời nói xấu vu oan ấy chả của thằng Victor Ban ấy thì còn của ai nữa! Nhưng mà Tuyết đã rõ tôi là hạng người nào rồi”.

[NNL1, tr.144]

Sự cợt nhả, thương hại và coi thường nhân vật Long cũng như thằng cha Nghị Hách qua cái thở dài ở cuối tác phẩm:

(141)“Lúc ấy là lúc các bạn thân ở bên ngoài được giờ nói xấu Long.

- Rõ thực vô phúc cho nghị Hách. - Ấy là một vị anh hùng trong nghiệp phá sản!”

[NNL2, tr.451]

Long là đứa con ruột của Nghị Hách, nhưng phải đến cuối tác phẩm độc giả mới vỡ lẽ ra điều đó. Lúc này Long đau khổ bởi mất đi tình yêu với Mịch, bởi những ngang trái mà chàng đang phải chịu. Chỉ trong chốc lát cuộc đời Long bỗng quay cuồng trong những ám ảnh: là kẻ thông dâm với vợ lẽ của bố, là kẻ đã ăn ngủ với đứa em gái ruột của mình, vì vô tình hay hữu ý là kẻ gián tiếp giúp người vợ sắp cưới của mình trở thành vợ lẽ của bố. Quay cuồng trong những ám ảnh Long chôn vùi cuộc đời trai trẻ trong những cuộc ăn chơi thác loạn và trở thành một vị anh hùng trong nghiệp phá sản. Lúc này Long trở thành kẻ đáng thương hại, đáng chê trách và khinh bỉ trong mắt mọi người.

d. Bộc lộ thái độ lịch sự, tôn kính người khác của các nhân vật

- Thưa ngài, vậy ra ngài là đồng sự của ông Típ Phờ Nờ? - Vâng!”

[NNL1, tr.90]

Từ ngài thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng trong đối thoại và thái độ kính trọng đối với người cùng thực hiện hành vi giao tiếp. Tuy nhiên, nếu sử dụng từ ngài trong một bối cảnh giao tiếp không tương ứng thì nó lại trở nên châm biếm, đả kích và hài hước:

(143) Ông phán hổ thẹn cãi:

- Thưa ngài, dù tôi là người mọc sừng thì tôi cũng vẫn là thượng lựu trí thức chứ?

- Vâng, ấy ngài cứ dịu dàng thế cho! Vì nếu mọc sừng thì không phải lần này là lần đầu, vậy ngài nổi nóng cũng vô ích, chỉ tổ thiên hạ cười cả đôi chúng ta mà thôi. Thưa ngài, quả thực hôm nay tôi vẫn kính trọng vợ ngài!”

[NNL1, tr.105]

(144)“Nghĩ ngay đến sở Cầm, tin đăng trên các báo, người tình nhân vội chữa:

- Bẫm ngài, chính tôi mới là người mọc sừng! Ông phán sửng sốt:

- Ồ! Ố! Có thể như thế được chăng?

- Bẩm chính thế! Vợ ngài bảo với tôi là chưa có chồng và vẫn nhận tôi là chồng! Bây giờ tôi mới được cái tin sét đánh đau đớn là người đàn bà ấy đã có chồng! thật quả nhiên ngài lại đây định bắt quả tang chúng tôi, ngài đừng có chối! Nghĩa là vợ ngài có hai chồng. Bây giờ tôi mới biết tôi cũng là một người chồng mọc sừng, thì ngài

bảo sao? Ai phải đền ai? Ai thiệt hại?”

[NNL1, tr.106]

Tuy cũng sử dụng đại từ xưng hô: tôi - ngài - vợ ngài thể hiện tính lịch sự và sự tôn trọng trong giao tiếp nhưng đoạn hội thoại chỉ khiến chúng ta thấy sự hài hước, châm biếm, đả kích sâu cay của ngòi bút Vũ Trọng Phụng chứ không thấy được sự tôn trọng thật sự như sắc thái của từ ngài, vợ ngài mang lại trong đó. Vậy chúng ta phải căn cứ cả vào ngữ cảnh mà từ đó sử dụng để thấy được sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn. Chính nhờ có những yếu tố đối lập giữa ngôn ngữ trang trọng, lịch sự với bối cảnh giao tiếp hài hước, sâu cay, châm biếm mà ta mới thấy hết được yếu tố nghệ thuật trào lộng đỉnh cao trong tác phẩm của Vũ trọng Phụng.

(145)“Xuân Tóc Ðỏ giậm chân xuống đất, chán đời:

- Những việc như thế không ở cảnh Bồng Lai thì còn ở đâu nữa! - Chết! Chết! Quan bác mau dẫn đệ đến đấy ngay mới được! Ði!”

[NNL1, tr.103-104]

Gặp Xuân Tóc Đỏ trong một bối cảnh hãn hữu, éo le tại khách sạn Bồng Lai ông Phán mọc sừng đã gọi Xuân là quan bác. Đây là một đại từ xưng hô thể hiện sự kính trọng, đồng thời đánh giá cao nhân vật giao tiếp.

(146) “Khổ nhỉ! Thế để quan cho năm đồng con may áo mặc tết nhé! Đây này, năm cái giấy bạc một đồng đấy, con đem về mà mua nhiêu, mua xã cho chồng.

- Con xin quan lớn, cảm ơn quan lớn.

- A, nhưng mà con đã có chồng rồi hay là chưa?

Chị nhà quê cúi mặt không đáp, buộc tiền vào thắt lưng xong đứng lên. - Thôi lạy quan, quan cho con xuống kẻo họ đợi”.

[NNL2, tr.121]

Trong tác phẩm Giông tố, ta thấy nhân vật Nghị Hách luôn xưng Quan với Mịch và gọi Mịch bằng con, bản thân Mịch lại gọi Nghị Hách là quan lớn và xưng con. Xét về giá trị của từ sử dụng thì ta thấy đây đúng là một bậc quan phụ mẫu đáng kính, yêu dân như con. Nhưng thực tế, đây chỉ là lời ngọt nhạt mà bậc phụ mẫu ấy đang muốn dỗ dành, cưng nựng để ăn thịt đứa con của mình mà thôi.

(147) “Thầy Min Đơ cười ồ ồ và thực thà nói: - Rõ khéo! Thế mà nó kêu với tôi là vụ hiếp dâm nữa!

Bà chủ mắng người ở:

- Mày nhầm thế thì có phen bà chém cổ mẹ mày đi! Đồ con lợn…..

- Đây là thầy Min Đơ, cảnh sát hạng tư, chiến công bội tinh… còn đây, ông Min Toa, cúp Boy Landry….”

[NNL1, tr.177]

Tuy chỉ là những thầy cảnh sát nhỏ nhưng thầy Min Đơ, thầy Min Toa vẫn cần mẫn với công việc ghi biên phạt khi người dân vi phạm. Các thầy chính là những người nhà nước đang làm nhiệm vụ một cách tích cực, đắc lực và cần mẫn.

(148) Hai thầy cảnh binh lại cùng giới thiệu Xuân với bà Phó: - Đây me sừ Xuân, giáo sư ten nít, cái hi vọng của Bắc Kỳ!

- Thấy không giới thiệu bà Phó nữa thì hỏng, Xuân lại nói:

- Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao!”

[NNL1, tr.177]

Tuy Xuân chỉ là thằng ma cà bông nhưng chỉ vì những hiểu lầm nho nhỏ nối tiếp nhau mà trở thành ông me sừ Xuân danh tiếng. Đó cũng là một cách gọi thể hiện sự tôn kính, trân trọng mà những người xung quanh dành cho ông. Bà Phán cũng là một cách gọi thể hiện sự tôn kính dành cho bà Phó Đoan - một người vợ Tây thời bấy giờ. Ngoài ra, ta còn thấy ông thầy số cứ lặp đi lặp lại cách gọi bà lớn khi trò chuyện cùng bà Phó Đoan. Đây cũng là một cách xưng hô thể hiện thái độ lịch sự, tôn kính người khác của nhân vật.

(149) “- Bẩm bà lớn tốt lắm, mười hai cung phi chỉ đáng phàn nàn một cung. Bẩm ấy là cung phối hợp, nghĩa là cung chồng. Gò má hơi cao.

Bẩm bà lớn, liệu bà lớn có còn muốn đi bước nữa?

- Thôi! Tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông!....

- Hay! Hay! Cụ đoán số thế thì tuyệt nhất trần đời !

- Bẩm nếu bà lớn nói rõ ngày sinh tháng đẻ thì tôi sẽ lấy lá số Tử Vi, thì có thể biết những sự xẩy ra hàng năm, hàng tháng, hàng ngày...”

[NNL1, tr.28-30]

Bù lại thái độ biết trước biết sau, lịch sự trong giao tiếp của mình với những người xung quanh thì ông lão thầy số cũng được Xuân rất trân trọng qua những từ xưng hô thể hiện thái độ lịch sự, tôn kính rất mực:

(150) “Xuân Tóc Đỏ chưa kịp hỏi ông Gia Cát tái thế ấy, thì trông ra ngoài, qua những cái lỗ hổng của cửa quầy, nó chợt thấy hai người mà bên ngoài đủ tỏ là mật thám hẳn hoi”.

[NNL1, tr.183]

Gia Cát chính là Gia Cát Lượng một nhân vật có thật trong huyền thoại của Trung Quốc. Gia Cát Lượng còn có tên là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài ba. Ông thầy số được Xuân Tóc Đỏ ví như ông Gia Cát tái thế ấy thể hiện sự kính trọng, trân quý tài năng cũng như học thức của một ông thầy số có được sự am hiểu tài tình như Gia Cát Lượng tái xuất trần gian vậy.

(151) “- Thầy đội, hôm nay ông Cẩm đã có lệnh hẳn hoi rồi! Vận mệnh cái xã hội này là ở tay chúng ta. Điều này là một sự bí mật ghê gớm phải giữ kín!

- Thưa cụ quản, xin cụ cứ dạy bảo.”

[NNL1, tr.184] (152)“ - Ấy thế mới chết đấy! Điều ấy tôi còn chưa hỏi kỹ ông Cẩm… À nhưng mà cần gì phải hỏi quan trên?....

- Thưa cụ quản, âu là ta làm thế này: Đối với kẻ nào đi đón hai nhà Vua mà đứng ngây mặt ra như tượng thì thôi, ta tha bắt cho, còn kẻ nào ra ý vui mừng mà hô khẩu hiệu, hoặc vạn tuế nước Pháp hoặc vạn tuế nhà Vua, thì ta cứ việc bắt giam cả một lượt!”

[NNL1, tr.185]

Những biểu thức sở chỉ như thầy đội, ông Cẩm, cụ Quản, quan trên… đều bộc lộ thái độ lịch sự, tôn kính người khác trong giao tiếp của các nhân vật cùng giao tiếp. Trong xã hội đương thời, họ là những người nhà nước, làm việc nhà nước giao phó một cách cần mẫn và tích cực, đáng được mọi người kính trọng.

e. Bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)