7. Bố cục của luận văn
3.4.2. Vị thế gia đình
a. Vị thế gia đình bộc lộ qua vai vế, thứ bậc trong gia đình
- Nhân vật là cụ, ông bà
(269)“- Lạy cụ! Thật không ngờ hôm nay cụ Hồng lại quá bộ đến chơi với em” [NNL1, tr.59]
(270)“Bà Phó Đoan sửng sốt hỏi: - Thưa cụ, cụ tổ nhà đau ra làm sao?
Cụ Hồng lại ho khạc một hồi lâu, rồi mới thủng thỉnh đáp: - Nặng lắm! Bà tính: đã hơn tám mươi tuổi mà còn cứ sống mãi.”
[NNL1, tr.61] (271)“Cụ bà rất hối hận. Những người khác chê Xuân vì thù riêng mà quên mất lương tâm nhà nghề, thế là một ông đốc tờ không xứng đáng, vân vân...”
[NNL1, tr.148]
Qua những biểu thứ: cụ, cụ tổ, cụ Hồng, cụ bà ta thấy các nhân vật trong cuộc đối thoại chính là những người giữ vị thế cao trong gia đình. Họ lànhững người già cả, họ là đời thứ nhất, thứ hai trong một gia đình tứ đại đồng đường.
- Nhân vật là bố mẹ
(272)“Một thiếu nữ ăn vận xuềnh xoàng, đội nón Huế, đi giày kinh, cũng theo
quan vào điếm. Lời nói thứ nhất của quan là mắng con gái: - Ô cái con bé này hay nhỉ? Ai cho đi mà đi thế?
Dung nũng nịu như quanh đấy không có ai nữa, cười trừ mà rằng: - Thì cậu để yên con quan sát mọi sự thì đã sao!”
[NNL3, tr.50]
(283) “Chàng ngồi ngay ngắn lên, nhìn vào bếp gọi: - Đẻ ơi đẻ! Sướng quá, đẻ ạ!
Bà Cử lúc ấy đương ngồi đun xanh cám lợn, thấy con gọi thì ngơ ngác quay ra đáp bằng một giọng hơi gắt:
- Cái gì thế?
Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì
Phú lại động lòng thương.
[NNL3, tr.6]
Qua những biểu thứ sở chỉ: quan, con gái, con bé này, cậu.. cho ta thấy được mối quan hệ ở đây là hai cha con. Qua các biểu thức: đẻ, bà Cử, mẹ, mẹ chàng… lại giúpta thấy được mối quan hệ của các nhân vật ở đây là hai mẹ con.
- Nhân vật là cô, dì chú, bác, cậu…
(274)“- Lạy dì…. À, dì vào đây cho cháu khẽ hỏi cái này!
Bà dì và cô cháu đem nhau ra một góc tận đằng xa… ông nhà báo càm mũ ra thẳng với sự giận dữ và sự nhận chân ra chân lý: Nghề viết báo là một bạc nghệ. Xuân Tóc Đỏ đi đi lại lại có vẻ đợi chờ:
- Dì dặn cái thằng ấy đến đây làm gì thế?
- À, thế thì dì đã bảo là để cháu nhận nó giúp việc thì dì xây cho cái sân quần ở nhà để dì cháu ta tập mà lại?”
[NNL1, tr.42-43]
(275)“A! Hiền nó ngoan đáo để! Hiền nó nín ngay bây giờ đây!Nín đi rồi cậu
ẵm đi bắt chim cho mà chơi! Nín ngay đi nào, Hiền ngoan nào! Đây kia con chim nó bay kia! Bắt nó nhé?”……
- À a a! Đây kia rồi! U mày đem quà về kia rồi!”
[NNL3, tr.187] “Thưa cậu, đây là giấy của bác Khoát, lúc ra đi có viết lại mây chữ và bảo con
đưa cho cậu”
[NNL3, tr.113]
Qua các biểu thức xưng hô như: dì, cậu, bác Khoát ta thấy được vị thế của các nhân vật này với các nhân vật trong doạn đối thoại. Họ chính là những người có vị thế giao tiếp cao hơn các nhân vật có vị thế như: cháu và con.
- Nhân vật là anh, chị, em
(276)“Chiếc thuyền gần đến… Phú chỉ tay ra, thằng cu Hiền thành thử cũng nín khóc, ngây ngô nhìn… Cái thuyền cứ thẳng phía nhà Phú mà tiến vào. Người mặc quần áo tây giơ tay lên vẫy vẫy… Thì Phú ôm chặt lấy đứa cháu nhảy nhót trên bè nứa làm cho cả mái nhà tròng trành mà kêu rít lên.
- Anh Minh! Anh Minh! Đẻ ơi đẻ! Anh Minh đã về!… Đẻ ơi ngồi dậy đi, mau lên”.
(277)“- Nhà đã định em lấy chồng xong, thì đến lượt anh Tú đấy.
Nói đến đấy, Tuyết ngừng lại, mỉm cười sung sướng hồi lâu rồi mới tiếp: - Hôm nọ, anh ấy xuống Hải Phòng với mẹ, nói chuyện nhiều lắm. Anh Tú có trách em hư lắm, nhưng mà trách qua loa thôi.”
[NNL2, tr.385] (278)“ Thôi huynh nói thế đệ cũng yên lòng. Còn điêu này nữa làm cho đệ rất băn khoăn, là không biết huynh có còn nhớ chuyện xưa mà giận đệ không….”
[NNL2, tr.405]
Những biểu thức sở chỉ như: anh Minh, anh Tú, huynh đều cho chúng ta biết vị thế của các nhân vật này trong gia đình là ở vai cao hơn các nhân vật như Phú, em
và đệ.
(279)“- Chị Tuất ơi chị Tuất! Cô Tuất ngơ ngác một lúc rồi hỏi:
- Ơ, Cậu Phú đấy à! Về từ lúc nào thế?”
[NNL3, tr.125]
Biểu thức cho ta thấy đây là lời xưng hô giữa một người chị và một người em trai. Cô Tuất xưng chị và gọi Phú là cậu.
(280)“ - À này chị Yến, thế làm sao chị biết cậu em phải đổi về? - Em xem nhật báo, thấy tin, rồi em hỏi thăm bà Cửu Tân”.
[NNL3, tr.131]
Chị Yến, em là những biểu thức sở chỉ bộ lộ mối quan hệ chị em trong gia đình. Lúc này hai người xưng hô lịch sự đều xưng em và gọi người kia là chị.
- Nhân vật là con, cháu:
(281)“Tự nhiên Bà Phó Đoan hỏi:
- Này cái anh chàng Xuân xem chừng cũng được việc đấy chứ?
Cô cháu đáp:
- Hắn thông minh lắm! Mới vào làm có vài ngày mà khách khứa xem ý ai cũng mến”
[NNL1, tr.57] (282)“ Mày xong chưa thế con?
- Dạ, con xong rồi.
- Thôi thế sang mà ăn cơm. - Để con nghỉ lát nữa đã đẻ ạ!”
Những biểu thức trên cho ta thấy mối quan hệ giữa dì với cháu và giữa mẹ với
con. Các nhân vật ở các vị thế con, cháu là những người có vị thế xã hội thấp hơn người mẹ người dì.
b. Vị thế gia đình bộc lộ qua cách thức xưng hô
(283)“- Thế mày lên có việc gì?
- Xin ông hãy đọc xem người ta nói gì đây?
- Những thằng làm báo là những thằng nói láo! Mày mà cũng đi tin…. - Không! Thưa ông! Người ta nói thật”
[NNL2, tr.202]
Đây là cuộc đối thoại giữa hai cha con Nghị Hách và Tú Anh. Nghị Hách là kẻ gây ra tội nhưng lại luôn tìm cách chạy tội, coi như chưa có việc gì xảy ra bằng những lý lẽ khó có thể chấp nhận. Đầu tiên, lão phủ nhận tất cả tội ác của mình và đổ lỗi cho báo chí. Hắn chính là kẻ đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội lúc bấy giờ. Hắn là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, dâm ô nên qua lời đối thoại và cách xưng hô với con trai của hắn chúng ta thấy rõ bản tính tự đắc, coi thường mọi thứ với bản chất lưu manh của một gã vô học. Là cha, nhưng Nghị Hách lại Tú Anh là mày và xưng tao cho thấy mặc dù đứng ở vị thế cao hơn nhưng ta chỉ cảm nhận thấy sự xa cách trong mối quan hệ cha con.Còn Tú Anh lại gọi cha mình là ông, điều này không chỉ cho ta thấy sự xa cách trong lòng của Tú Anh với Nghị Hách, đồng thời cũng cho thấy sự coi thường. Đồng thời, cách xưng hô mày tao này cũng khó có thể là căn cứ để chúng ta xác định được mối quan hệ cha con giữa họ khi ta dựa vào ngôn ngữ giao tiếp.
(284) “Cụ bèn hỏi:
- Thế toa đến đây đến đây từ bao giờ thế hả toa - Con giai cụ đáp trống không:
- Lúc nãy.
- Moa đi tìm toa có việc cần. Cụ via nhà ta dẽ sắp… về. Bây giờ tưởng đã đến lúc tìm một vị y khoa bác sĩ để trước khi cụ via chết, cụ via cũng được hưởng một chút Thái Tây….”
[NNL1, tr.61]
Đây cũng là cuộc giao tiếp giữa hai cha con ông Văn Minh và cụ cố Hồng. Tuy là cha con An Nam nhưng họ lại lai căng xưng hô toa, moa và gọi ông nội là cụ via. Những từ ngữ ấy cũng có giá trị sử dụng tương ứng như: cha, con, ông nội… nhưng nó mang giá trị sắc thái thiếu sự tôn trọng và cợt nhả, bông đùa.
đình theo vai vế, thứ bậc thì họ là cha con, nhưng xét về vị thế gia đình theo ngôn ngữ xưng hô thì lại phức tạp muôn hình vạn trạng. Điều này cho thấy sự phong phú trong cách thức sử dụng ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng. Để chúng ta xác định được mối quan hệ giữa họ qua ngôn ngữ giao tiếp thật không phải là một điều dễ dàng.
(285)“Một thiếu nữ ăn vận xuềnh xoàng, đội nón Huế, đi giày kinh, cũng theo
quan vào điếm. Lời nói thứ nhất của quan là mắng con gái:
- Ô cái con bé này hay nhỉ? Ai cho đi mà đi thế? Dung nũng nịu như quanh đấy không có ai nữa, cười trừ mà rằng:
- Thì cậu để yên con quan sát mọi sự thì đã sao!”
[NNL3, tr.50]
Mặc dù mối quan hệ ở đây là cha con nhưng cha thì gọi con gái mình là con bé này, còn người con gái lại gọi cha mình là cậu. Vị thế gia đình vẫn được phân định rạch ròi vai thấp vai cao nhưng ngôn ngữ thể hiện lại không cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ cha con của họ.
(286) “Chàng ngồi ngay ngắn lên, nhìn vào bếp gọi: - Đẻ ơi đẻ! Sướng quá, đẻ ạ!
Bà Cử lúc ấy đương ngồi đun xanh cám lợn, thấy con gọi thì ngơ ngác quay ra đáp bằng một giọng hơi gắt:
- Cái gì thế?
Giọng chua chát của mẹ làm cho Phú hơi cụt hứng và hơi giận mẹ. Nhưng chợt nghĩ đến cảnh bần hàn bảy năm nay nó làm cho mẹ chàng hóa cấm cảu, khó chịu thì Phú lại động lòng thương.Chàng chạy xuống bếp nói:
- Đẻ ạ, con chắc anh con sắp được tha!
Bà cử ngơ ngác, trước thì còn hoài nghi, mà sau thì không tin nữa. Bà lại quay mặt nhìn vào sanh cám, hời hợt đáp:
- Mày chỉ được cái chuyện nhảm. Phú vẫn cười, cố làm cho mẹ tin:
- Báo đăng rồi đấy mà! Hiện quan trên đương xét hồ sơ những người cách mệnh, để bên ấy xét rồi tha cho. Bây giờ ở bên Tây có sự thay đổi, đảng Xã hội và đảng Cộng sản...
Phú nói đến đấy thì bà mẹ cắt đứt: - Thôi ta không chuyện rườm!”
[NNL3, tr.6]
nhưng chúng ta cũng thấy họ cũng xưng hô với nhau bằng những từ xưng hô khó xác định mối quan hệ này. Phú thì gọi mẹ bằng Đẻ và xưng con nhưng Bà Cử thì gọi mày
xưng ta rất suồng sã. Ta thấy thứ bậc trong gia đình xét về vị thế nhân vật thì bà cụ Cử có vị thế cao hơn nhân vật Phú nhưng chỉ căn cứ vào ngôn ngữ đối thoại thì rất khó để có thể phân chia được cụ thể, rõ ràng, rành mạch. Không chỉ là các mối quan hệ như cha con, mẹ con như chúng tôi đã dẫn mà cả các mối quan hệ khác trong gia đình cũng khó khăn để xác định vị thế nhân vật qua ngôn ngữ.
3.5. Tiểu kết
Chương này tìm hiểu vai trò của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng. Theo sự phân tích của chúng tôi, các biểu thức này có những vai trò sau:
- Bộc lộ đặc điểm giới tính và ngoại hình của nhân vật:
Như đã liệt kê ở trên chúng ta thấy được số lượng biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật bộc lộ giới tính của nhân vật chiếm số lượng rất lớn trong tác phẩm. Và những biểu thức ấy bộ lộ giới tính của nhân vật cũng rất rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có những biểu thức không thể xác định được giới tính như: Xuân Tóc Đỏ…
Số lượng biểu thức biểu thị ngoại hình của nhân vật cũng chiếm số lượng lớn trong bộ ba tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Nói đến đặc điểm ngoại hình của một nhân vật là chúng ta nói thường đến các đặc điểm cơ bản về các bộ phận trên cơ thể hay khái quát chung về nét mặt, hình dáng, tuổi tác của của nhân vật ấy:
Nói đến các biểu thức bộc lộ về trang phục của nhân vật ta có: một người ăn mặc tây, người mặc quần áo tây…
Nói về đặc điểm các bộ phận trên cơ thể ta có các biểu thức đồng sở chỉ như: Xuân Tóc Đỏ, Vạn Tóc Mai…
Nói về các biểu thức biểu lộ đặc điểm về dáng vẻ, nét mặt, hình dáng của nhân vật ta có các biểu thức bộc lộ dáng vẻ: ốm yếu; xinh đẹp; khỏe mạnh to béo; nhỏ bé thanh mảnh; dữ tợn; lịch lãm, sang trọng, đài các hay dáng vẻ quê mùa.
Nói đến các biểu thức bộc lộ độ tuổi của nhân vật ta có các biểu thức: bộc lộ nhân vật là người già cả; bộc lộ nhân vật là người ở tuổi trung niên; bộc lộ nhân vật là người còn trẻ tuổi; bộc lộ nhân vật giao tiếp còn là trẻ con.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi thì các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong bộ ba tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không chỉ bộc lộtính cách hiền lành, dịu dàng, đức hạnh mà còn bộc lộ tính cách chăm chỉ, chịu khó, tích cực của nhân vật cũng như tính cách cao thượng, vị tha hay bộc lộ tính cách dâm đãng, tệ bạc, phản trắc hoặc thể hiện tính cách tàn ác, cay nghiệt, hủ lậu của nhân vật. Ngoài ra các biểu thức còn góp phần bộc lộ tính cách lai căng của nhân vật.
Cũng theo số liệu thống kê của chúng tôi thì các biểu thức đồng sở chỉ bộc lộ thái độ của nhân vật cũng được phản ánh rất đa dạng qua các khía cạnh: Bộc lộ thái độ vô duyên, vô lễ của nhân vật; bộc lộ thái độ kiêu ngạo của nhân vật; bộc lộ thái độ cợt nhả, thương hại, coi thường của nhân vật; bộc lộ thái độ lịch sự, tôn kính người khác của các nhân vật; bộc lộ thái độ yêu mến, trân trọng; bộclộ thái độ suồng sã, thân mật, dân dã; bộc lộ thái độ miệt thị, khinh bỉ…
- Bộc lộ nghề nghiệp của nhân vật;
Có thể nhận thấy đặc điểm nghề nghiệp là một đặc điểm thú vị và đa sắc màu khi chúng ta tìm hiểu về nghề nghiệp của thế giới nhân vật trong bộ ba tam kiệt tiểu thuyết năm 1936 của Vũ Trọng Phụng. Có đến 13 nghành nghề khác nhau được ngòi bút Vũ Trọng Phụng bộc lộ thông qua tên gọi của các nhân vật.
- Bộc lộ vị thế của các nhân vật giao tiếp: Chúng tôi liệt kê ra vị thế xã hội và vị thế gia đình bộc lộ qua vai vế thứ bậc và từ ngữ xưng hô.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi rút ra một số nhận xét mang tính kết luận như sau:
1. Chúng tôi đã thống kê được có 81 nhân vật được xuất hiện trong ba tiểu thuyết Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng. 81 nhân vật này được quy chiếu bằng 2080 biểu thức khác nhau và 2080 biểu thức này có tần số xuất hiện là 14821 lần.
Các biểu thức này được dùng theo 3 phương thức: dùng tên riêng, dùng biểu thức miêu tả hoặc dùng chỉ xuất.
Xét về mặt cấu trúc, các biểu thức đồng sở chỉ có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ. Đối với các biểu thức có cấu tạo là cụm từ, số lượng các ĐT phụ sau rất quan trọng. Nó giúp cho người nghe xác định được đối tượng được quy chiếu một cách hiệu quả.