Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 37 - 55)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong Số

2.1.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua

dùng chỉ xuất.

2.1.1. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua việc dùng tên riêng dùng tên riêng

2.1.1.1. Số lượng và tần số xuất hiện

Xuân, cụ cố Hồng, bà Phó Đoan… là những biểu thức sở chỉ được dùng theo phương thức dùng tên riêng. Theo tư liệu đã thống kê, trong số 81 nhân vật, có 56 nhân vật có tên riêng và 25 nhân vật không được quy chiếu bằng tên riêng. 56 nhân vật này được quy chiếu bằng 308 biểu thức, với tần số xuất hiện là 4824 lần. Có thể hình dung về số lượng biểu thức tên riêng cũng như tần số xuất hiện của 308 biểu thức này thông qua bảng tổng kết dưới đây:

Bảng 2.5. Số lượng và tần số xuất hiện của biểu thức tên riêng trong Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố

STT Tác phẩm Biểu thức tên riêng Tần số xuất hiện

1 Số đỏ 150 1415

2 Vỡ đê 68 1462

3 Giông tố 90 1947

Nhìn vào bảng tổng kết trên, có thể nhận thấy Số đỏ có số lượng các nhân vật được gọi bằng các biểu thức tên riêng nhiều nhất. Lí do là vì tác phẩm này có số lượng nhân vật nhiều hơn hai tác phẩm kia. Hơn nữa, đặc điểm tính cách của các nhân vật trong Số đỏ cũng tương đối phong phú nên các tên riêng để gọi những nhân vật trong tác phẩm cũng đa dạng. Điều này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể trong chương 3 của luận văn.

Dưới đây là bảng tổng kết về các nhân vật được quy chiếu bằng biểu thức tên riêng trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trọng Phụng.

Bảng 2.6. Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Số đỏ

STT Nhân vật Số lượng biểu thức tên riêng Tần số xuất hiện 1 Xuân 27 562 2 Cụ cố tổ 19 58 3 Cụ cố Hồng 2 62 4 Bà cụ Hồng 2 6 5 Bà Phó Đoan 8 140

6 Ông Văn Minh 8 89

7 Bà Văn Minh 9 33 8 Ông Phán 5 42 9 Hoàng Hôn 4 7 10 Tú Tân 4 11 11 Tuyết 4 178 12 Phước 5 38 13 Nhà Mỹ thuật 5 25 14 Vợ ông TYPN 1 17

15 Ông Victor Ban 5 16

16 Viên Quản 3 18 17 Bác sĩ Trực Ngôn 9 35 18 Sư cụ Tăng Phú 3 3 19 Luang Brabahol 2 3 20 Hải 3 9 21 Thụ 2 8 22 JoSeph Thiết 4 12 23 Min Đơ 6 14 24 Min Toa 5 11 35 Cụ Lang Tỳ 3 11 26 Cụ Lang Phế 2 7 150 1415

Bảng 2.7. Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Vỡ đê

STT Nhân vật Số lượng biểu thức tên riêng Tần số xuất hiện 1 Phú 8 618 2 Minh 7 146 3 Tuất 5 127 4 Cụ Cử 3 70 5 Hiền 3 33 6 Dung 5 200 7 Ông chánh Mận 6 91 8 Em giai ông Chánh 3 5 9 Quang 3 76 10 Lục Sự 9 39 11 Cạp 3 9 12 Cô Yến 3 20 13 Người Cai 3 12 14 Ông Khoát 5 9 15 Phúc 2 7 68 1462

Bảng 2.8. Biểu thức tên riêng trong tác phẩm Giông tố

STT Nhân vật Số lượng biểu thức tên riêng Tần số xuất hiện 1 Nghị Hách 31 273 2 Tú Anh 12 185 3 Long 7 662 4 Mịch 7 453 5 Khóa Hiền 5 45 6 Ông Đồ 2 23 7 Bà Đồ 4 35 8 Vạn Tóc Mai 5 50 9 Bà Nghị 3 22 10 Cô Tuyết 3 146 11 Trương Tuần 6 20 12 Mợ Khóa 1 3 13 Minh Châu 1 22

14 Cung Văn 2 5

15 Quan Công Sứ 1 3

90 1947

2.1.1.2. Cấu tạo của biểu thức tên riêng

Theo tư liệu đã thống kê, biểu thức tên riêng mà Vũ Trọng Phụng sử dụng có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ.

a. Biểu thức tên riêng có cấu tạo là từ

Theo tư liệu đã thống kê, trong số 308 biểu thức tên riêng, có 33 biểu thức có cấu tạo là từ, chiếm tỉ lệ 10,7% (33/308). Đây là các biểu thức hoặc là tên riêng, tên riêng + tên đệm hay họ + tên đệm + tên riêng.

Ví dụ:

(1) Cô Tuyết kính thờ nó vì Xuân được cụ bà kính thờ. [NNL1, tr.78]

(2) Những câu nói như thế có một hiệu lực làm cho Văn Minh ở cấp tiến mà muốn quay hẳn về bảo thủ. [NNL1, tr.122]

(3) Người phó tổng mặt tái xám, run lẩy bẩy, để cho Kim Dung đứng sau lung bố bịt mồm cả cười một cách rất đỗi ngây thơ. [NNL3, tr.51]

(4) Bốn hôm trước, Tạ Đình Hách, trước khi ra đi vào lúc đêm khuya, có nói với mấy người rằng sẽ không có mặt ở ấp độ một tuần lễ…[NNL2, tr.138]

Có thể nhận thấy các biểu thức Xuân, Văn Minh, Kim Dung, Tạ Đình Hách hoàn toàn là tên đặt cho cá thể sự vật mà không đi kèm với yếu tố nào khác. Trong đó, Xuân

là tên riêng, Văn Minh, Kim Dung là tên đệm + tên riêng, Tạ Đình Hách là họ + tên đệm + tên riêng. (Xin nói thêm, hiện nay có ý kiến cho rằng họ, tên đệm, tên riêng không phải là một từ nhưng cũng có ý kiến gọi chung cả ba yếu tố là danh từ riêng, tức là từ. Trong lúc các ý kiến còn chưa ngã ngũ, chúng tôi tạm theo quan điểm thứ hai).

b. Biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ

Tư liệu của chúng tôi cho thấy, có 275 biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ, chiếm tỉ lệ 89,3% (275/308). Đó là các trường hợp như:

(5) Khi đi ngang qua chợ Đồng Xuân, Long đã thoáng nom thấy ông đồ Uẩn

ngồi vắt vẻo trên chiếc xe nhà mà Tú Anh đã tậu cho Mịch. [NNL2, tr.357] (6) Bà nghị ạ, đây là ông khóa Hiền[NNL3, tr.415]

(7) Thưa cậu, đây là giấy của bác Khoát, lúc ra đi có viết lại mấy chữ và bảo con đưa cho cậu. [NNL3, tr.113]

(8) Cả cô Tuất, người báo tin ấy cũng vẫn giữ được nét mặt thản nhiên, và xem ý ăn cơm vẫn ngon. [NNL3, tr.143]

(9) Người ta kêu không hiếp… ai cả, chỉ ngủ với con Mịch[NNL2, tr.213] (10) Cái con Hoàng Hôn cũng lên Bồng Lai hôm ấy làm gì? [NNL1, tr.116] Như vậy, có thể nhận thấy, đối với biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ, tên riêng đã đi kèm với một yếu tố khác.

- Các thành tố xuất hiện trong biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ

Xuất hiện trong biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ có ba loại thành tố, đó là: thành tố trung tâm (Trt), thành tố phụ trước (Pht) và thành tố phụ sau (Phs).

Thứ nhất: Thành tố Trt của biểu thức tên riêng

Về cấu tạo, thành tố Trt của biểu thức tên riêng có thể xuất hiện ở dạng đơn (một thành tố Trt) hoặc dạng ghép (hai thành tố trung tâm).

Chẳng hạn:

(11) cô Tuất, cái Mịch, anh Xuân… (một thành tố Trt) (12) ông đốc tờ Xuân (hai thành tố Trt)

Về ý nghĩa, thành tố Trt của biểu thức tên riêng có thể có các ý nghĩa sau:

+ Ý nghĩa chỉ quan hệ thân tộc, ví dụ: (11) Cô Tuất, bác Khoát, anh Xuân, v.v… + Ý nghĩa chỉ chức nghiệp:

Các danh từ chung có ý nghĩa chỉ chức nghiệp được chia ra thành hai loại, đó là:

Ý nghĩa chỉ nghề nghiệp, chẳng hạn:

(12) Ông đồ Uẩn, ông khóa Hiền, đốc tờ Xuân, v.v…

Ý nghĩa chỉ chức vụ, chẳng hạn:

(13) Giáo sư Xuân, quan Nghị Hách, v.v… + Ý nghĩa chỉ đơn vị (đơn vị loại thể), ví dụ: (14) cái Tuất, thằng Hiền, con Tuyết, v.v…

Như vậy, trong biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ luôn xuất hiện thành tố Trt. Giá trị chủ yếu của thành tố Trt là chỉ ra thế giới khả hữu - hệ quy chiếu của biểu thức.

Thứ hai: Thành tố Pht của biểu thức tên riêng

ở vị trí -1 theo sơ đồ cấu trúc danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn - ĐT cái.

Chẳng hạn:

(15) cái con Hoàng Hôn Cái anh chàng Xuân

Sở dĩ, chúng ta thấy chỉ xuất hiện ĐT cái trong biểu thức tên riêng là vì xét về mặt ý nghĩa, biểu thức tên riêng là tên đặt cho cá thể sự vật. Do vậy, ĐT chỉ toàn thể ở vị trí - 3 hay ĐT chỉ số lượng ở vị trí - 2 không bao giờ có mặt trong loại biểu thức này.

Thứ ba: Thành tố Phs của biểu thức tên riêng

Thành tố Phs của biểu thức tên riêng rất đơn giản. Nó chỉ có một ĐT và ĐT này thường có cấu tạo là từ.

Xét về mặt ý nghĩa, ĐT trong thành tố Phs của biểu thức tên riêng luôn luôn có ý nghĩa chỉ cá thể sự vật (đối tượng), hay nói cách khác, nó chính là tên riêng của sự vật (đối tượng) đó. Ví dụ:

(16) Thằng Xuân, cô Tuất, v.v…

- Các dạng xuất hiện của biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ

100% biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ đều là cụm từ chính phụ. Các cụm từ chính phụ này có thể xuất hiện ở hai dạng:

+ Dạng đầy đủ:

Ở dạng đầy đủ, biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ có hình thức là Pht + Trt + Phs.

Chẳng hạn:

(17) Cái con Hoàng Hôn

Pht Trt Phs

Cái anh chàng Xuân

Pht Trt Phs

+Dạng không đầy đủ:

Ở dạng không đầy đủ, các biểu thức tên riêng cũng chỉ có 1 hình thức biểu hiện, đó là: Trt + Phs. Chẳng hạn:

(18) ông đồ Uẩn; cô Tuất; con Mịch

Trt Phs Trt Phs Trt Phs

Tóm lại, xét về phương diện hình thức, đa số các biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ. Có thể nhận thấy điều này qua bảng tổng kết sau:

Bảng 2.9. Đặc điểm cấu tạo của biểu thức tên riêng STT Đặc điểm cấu tạo Số lượng và tỉ lệ % STT Đặc điểm cấu tạo Số lượng và tỉ lệ %

SL %

1 Từ 33 10,7

2 Cụm từ 275 89,3

2.1.2. Đặc điểm cấu trúc của các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật qua việc dùng biểu thức miêu tả

2.1.2.1. Số lượng và tần số xuất hiện

Nhà thể thao, một người đàn bà, nhà quần vợt đại tài, v.v… là các biểu thức đồng sở chỉ được dùng theo phương thức dùng biểu thức miêu tả. Trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố của Vũ Trong Phụng, có 609 biểu thức miêu tả. 609 biểu thức này có tần số xuất hiện 1134 lần. Có thể hình dung điều này qua bảng tổng kết dưới đây:

Bảng 2.10. Số lượng và tần số xuất hiện của biểu thức miêu tả trong Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố

STT Tác phẩm Biểu thức miêu tả Tần số xuất hiện

1 Số đỏ 284 413

2 Vỡ đê 110 214

3 Giông tố 215 507

Bảng 2.11. Biểu thức miêu tả trong tác phẩm Số đỏ STT Nhân vật Số lượng biểu thức STT Nhân vật Số lượng biểu thức

miêu tả Tần số xuất hiện 1 Xuân 67 87 2 Cụ cố tổ 17 31 3 Cụ cố Hồng 8 8 4 Bà cụ Hồng 6 6 5 Bà Phó Đoan 19 39

6 Ông Văn Minh 6 10

7 Bà Văn Minh 10 11

8 Ông Phán 5 11

9 Hoàng Hôn 11 12

STT Nhân vật Số lượng biểu thức miêu tả

Tần số xuất hiện

11 Chồng sắp cưới của Tuyết 8 11

12 Phước 10 15

13 Nhà Mỹ thuật 6 7

14 Vợ ông TYPN 5 8

15 Ông Thầy số 9 12

16 Ông Victor Ban 6 6

17 Bác sĩ Trực Ngôn 1 1 18 Nhà tài tử 8 16 19 Sư cụ Tăng Phú 2 2 20 Vua Xiêm 9 24 21 Luang Brabahol 10 12 22 Hải 2 2 23 Thụ 1 2 24 GĐ Chính trị Đông Dương 2 2 25 Ông Tây 3 3

26 Hội viên Khai trí Tiến Đức 3 5

27 Min Đơ 11 16

28 Min Toa 11 11

29 Tên Bếp 2 2

30 Bạn với chồng sắp cưới của Tuyết 3 3 284 413

Bảng 2.12. Biểu thức miêu tả trong tác phẩm Vỡ đê

STT Nhân vật Số lượng biểu thức miêu tả Tần số xuất hiện 1 Phú 21 27 2 Minh 2 2 3 Tuất 1 1 4 Cụ Cử 9 67 5 Hiền 7 13 6 Quan huyện 6 6 7 Bà huyện 1 1 8 Dung 17 34 9 Ông chánh Mận 6 7 10 Em giai ông Chánh 2 2 11 Quang 1 1 12 Vợ Quang 1 1 13 Lục Sự 11 16

14 Cạp 6 6 15 Cụ cố 3 6 16 Người Cai 2 2 17 Ông Khoát 4 5 18 Phúc 1 1 19 Lực điền 2 4 20 Cướp 7 12 110 214

Bảng 2.13. Biểu thức miêu tả trong tác phẩm Giông tố

STT Nhân vật Số lượng biểu thức miêu tả Tần số xuất hiện 1 Nghị Hách 46 132 2 Tú Anh 20 46 3 Long 28 34 4 Mịch 42 88 5 Khóa Hiền 26 115 6 Ông Đồ 3 7 7 Bà Đồ 1 2 8 Vạn Tóc Mai 6 6 9 Bà Nghị 17 24 10 Cô Tuyết 5 5 11 Quan Huyện 3 4 12 Nhà Báo 1 9 13 Trương Tuần 2 2 14 Mợ Khóa 1 1 15 Lính Sen Đầm 5 10 16 Minh Châu 1 3 17 Thằng Đầy Tớ 5 6 18 Ông Tây 2 12 19 Quan Công Sứ 1 1 215 507

2.1.2.2. Cấu tạo của biểu thức miêu tả

100% các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong 3 tác phẩm Số đỏ, Vỡ đê và Giông tố đều có cấu tạo là cụm từ, cụ thể là cụm danh từ (vì các biểu thức này có chức năng định danh). Đó là các biểu thức như:

(19) Chàng toan nói với người có tiền thuê đò là cho chàng xuống chỗ ấy.

[NNL3, tr.120]

(20) Nói xong, người ấy mở rộng cái bìa giấy má bên hai đầu gối, lại lôi ở túi ra một cái bút máy, trong khi người có cái áo tây vàng bắt chân chữ ngũ lên mà rung đùi một cách đắc chí. [NNL1, tr.85]

(22) Rồi đứng nhìn người bạn cũ để cố nhớ ra xem, xưa kia đã quen thuộc ở đâu? [NNL2, tr.335]

(23) Cả toa chỉ có một người đàn bà mặc áo xanh da trời đương ngồi xem một tờ báo… [NNL2, tr.383]

(24) Trong cảnh lầm than, cảm động vì long nham hiểm của cai Hách, người đàn bà nhẹ dạ đã ăn ở với cai Hách bằng cái tình non vợ chồng mà già nhân ngãi.

[NNL3, tr.402]

a. Các thành tố xuất hiện trong biểu thức miêu tả có cấu tạo là cụm từ

Các thành tố xuất hiện trong biểu thức miêu tả là cụm từ gồm ba loại: thành tố Trt, thành tố Pht và thành tố Phs.

Thứ nhất: Thành tố Trt của biểu thức miêu tả

Thành tố Trt của biểu thức miêu tả có thể xuất hiện ở hai dạng: dạng đơn (một thành tố Trt) và dạng ghép (hai thành tố Trt).

Chẳng hạn:

- Dạng đơn: (25) một giáo sư quần vợt, một thanh niên gương mẫu, quân hiếp dâm v.v…

- Dạng ghép: (26) người đàn bà, một vị giáo sư quần vợt, ông điền chủ, v.v…

Đặc biệt, thành tố trung tâm ở dạng ghép độc lập tạo thành một biểu thức miêu tả cũng xuất hiện tương đối phổ biến. Đó là những trường hợp người đàn bà, ông điền chủ, anh chàng, v.v…

Thứ hai: Thành tố Pht của biểu thức miêu tả

Thành tố Pht của biểu thức miêu tả có cấu tạo là cụm từ có 2 loại ĐT, đó là ĐT đứng ở vị trí -2 (ĐT chỉ số lượng) và ĐT đứng ở vị trí - 1 (ĐT cái).

Chẳng hạn:

(27) một giáo sư quần vợt, một giáo sư ten nít, một cậu bé đến tuổi dạy thì

(ĐT chỉ số lượng)

(28) cái con bé, cái thằng con riêng của ông cụ, v.v…(ĐT cái).

Như vậy, theo mô hình danh ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, thành tố Pht trong biểu thức miêu tả vắng bóng ĐT đứng ở vị trí -3 (ĐT chỉ số toàn bộ). Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu thức đồng sở chỉ mang ý nghĩa chỉ cá thể cho nên ĐT chỉ toàn bộ không bao giờ xuất hiện và ĐT chỉ số lượng cũng chỉ có số từ một.

Thứ ba: Thành tố Phs của biểu thức miêu tả

và đa dạng. Sự phong phú và đa dạng này thể hiện ở chỗ nó có thể được cấu tạo bởi một hay nhiều ĐT.

Chẳng hạn:

- Thành tố phụ sau là một ĐT:

Một nhà quần vợt, cái thằng khốn nạn, một người thiếu nữ đẹp đẽ v.v… là các biểu thức miêu tả có thành tố Phs là một ĐT. Các ĐT này có thể là có cấu tạo là từ hoặc

cụm từ.

ĐT có cấu tạo là từ: Ví dụ:

(29) một vị bạo chúa, thằng con mất dạy, thằng nhỏ, v.v…

Xét về phương diện cấu tạo từ, ĐT có thể là từ đơn hoặc từ phức. Ví dụ: (30) thằng nhỏ (từ đơn)

(31) một vị bạo chúa, thằng con mất dạy (từ phức)

Xét về phương diện từ loại, ĐT có thể là danh từ, tính từ hoặc động từ. Ví dụ: (32) con gái ông (danh từ)

(33) thằng nhỏ (tính từ)

ĐT có cấu tạo là cụm từ: Ví dụ:

(34) một cậu bé đến tuổi dạy thì, một người góa chồng, một người con gái con nhà tử tế v.v…

Xét về phương diện cấu tạo, ĐT có thể là cụm từ chính phụ hoặc cụm chủ vị nhưng đa phần là cụm từ chính phụ. Ví dụ:

(35) một thiếu nữ ăn vận xuềnh xoàng, một thằng nhặt bóng (cụm từ chính phụ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biểu thức đồng sở chỉ biểu thị nhân vật trong tác phẩm số đỏ, vỡ đê và giông tố của vũ trọng phụng​ (Trang 37 - 55)